Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 58 - 62)

- Lợi nhuận ròng đê trả nợ Nguồn trả nợ khác

c. Kết kuận và kiến nghị

1.2.3.1 Những kết quả đạt được

Hiện nay ngân hàng cổ phần thương mại Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank được đánh giá cao về công tác thẩm định đối với các dự án không những về quy trình thẩm định mà còn về thủ tục tiến hành nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu được thời gian cho các doanh nghiệp chờ xin vay vốn.

Kể từ khi thành lập ngày 27/9/1993 Techcombank đã thực hiện thẩm định và cho vay nhiều dự án đầu tư, có nhiều dự án có giá trị lớn đem lại lợi ích không chỉ cho chủ đầu tư, ngân hàng mà còn mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế. Năm 2008 là năm khó khăn của nến kinh tế nói chung nhưng TCB hoạt động vẫn hiệu quả và đạt lợi nhuận 1.600 tỷ đồng năm 2008, tăng 125,48% so với năm 2007 và tăng 55% so với kế hoạch năm. Đây là mức lợi nhuận cao thứ hai trong toàn hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế nhiều ngân hàng phải chỉnh sửa chỉ

tiêu kế hoạch. Tỷ lệ thu nhập thuần trên tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập thuần trên vốn cổ phần (ROE) đều tăng đáng kể từ 1,99% và 22,98% năm 2007 lên 2,28% và 25,87% năm 2008. Đặc biệt tỷ lệ cho vay/ vốn huy động từ thị trường I luôn được kiểm soát ở trạng thái an toàn là 76% vào thời điểm tháng 6/2008 và 66% vào thời điểm cuối năm 2008. Kết quả đạt được như trên không thể không nhắc đến công tác thẩm định dự án đã chọn lựa được các dự án tốt và ngân hàng đã cho vay được nhiều dự án đầu tư.

Techcombank là ngân hàng cổ phần đầu tiên được tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế Moody’s đánh giá cao về mức an toàn và tính thanh khoản.Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, Techcombank tiếp tục được Moody’s khẳng định là ngân hàng an toàn với định mức tín nhiệm tương đương với định mức tín nhiệm trần quốc gia.Ngoài ra Techcombank còn nhận được nhiều giải thưởng trong nước cũng như nước ngoài về các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

Số liệu cho thấy những kết quả và chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng:

Bảng: Một số chỉ tiêu của TCB

Đơn vị: (%)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009F 2010F

Hệ số an toàn vốn CAR 17,3 14,3 12,8 11,0 9,5

Vốn CSH/ Tổng tài sản 10,2 9,0 9,5 8,8 8,6

TS rủi ro/ tổng tài sản 79,8 79,3 75,2 76,8 78,7

Tỷ lệ dự phòng rủi ro/ tổng nợ xấu 41,9 49,9 48,0 63,5 66,4

Tỷ lệ nợ xấu nhóm 3-5 3,1 1,4 2,6 1,7 1,7

Nguồn: báo cáo cập nhật của HSC

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay nhất là khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, hầu hết các ngân hàng đều không đạt được các chỉ tiêu đề ra từ đầu năm thì Techcombank vẫn vượt kế hoạch đề ra. Trong những năm gần đây, về lĩnh vực thẩm định dự án nói riêng và về hoạt động của ngân hàng nói chung đã đạt được những kết quả tốt. Để đạt được những thành tựu trên là nhờ có:

Về quy trình thẩm định:

Quy trình thẩm định của Techcombank khá chi tiết, đảm bảo việc thẩm định được đầy đủ và chính xác. Quy trình này là quy trình thống nhất và có logic, và có đầy đủ các nội dung của công tác thẩm định dự án, đặc biệt trong thẩm định tài chính dự án đầu tư, các chỉ tiêu hiệu quả được đưa ra đầy đủ và chi tiết đảm bảo kết

quả thẩm định đạt được độ chính xác cao. Các phòng của ngân hàng được phối hợp chặt chẽ nhằm phát hiện được những sai sót khách quan. Ngoài ra, việc đánh giá dự án theo quy trình này là làm việc theo tập thể nên giảm thiểu được rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

Về phương pháp thẩm định:

Ngân hàng cũng đã sử dụng các phương pháp thẩm định cơ bản và quan trọng: thẩm định theo trình tự, phân tích độ nhạy, so sánh các chỉ tiêu, dự báo, và phương pháp triệt tiêu rủi ro tuy không được coi như là một phương pháp cụ thể xong công tác đánh giá rủi ro tại ngân hàng luôn luôn được chú trọng đúng mực. Trong hướng dẫn thẩm định của TCB có nêu rõ chi tiết từng phương pháp giúp cán bộ thẩm định có thể dễ dàng hiểu và áp dụng các phương pháp vào từng dự án, nội dung cụ thể.

Về nội dung thẩm định:

Nội dung thẩm định của dự án tương đối đầy đủ, chi tiết, chính xác và toàn diện.Ngân hàng cũng luôn tìm hiểu những hạn chế trong công tác thẩm định và sửa đổi bổ sung cho ngày càng hoàn thiện hơn. Ngoài ra, trong nội dung thẩm định còn có xét đến phương án thay thế, nguồn trả nợ thực tế ngoài lợi nhuận của dự án và khấu hao. Về cơ bản, với nội dung này đã giúp ngân hàng nắm bắt được hầu hết các yếu tố liên quan tới dự án, giúp nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

Về đội ngũ cán bộ:

Việc đào tạo nâng cao khả năng nghiệp vụ của cán bộ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu tại Techcombank. Ngân hàng có nhiều chương trình đưa cán bộ đi học tập nâng cao nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, tổ chức đối với những khóa tuyển dụng môi trường làm việc tốt, có nhiều ưu đãi với các chương trình chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng nhân tài, vun đắp tương lai…Techcombank áp dụng chính sách lương đãi ngộ thỏa đảng với cán bộ công nhân viên. Tổng quỹ lương năm 2008 đạt 405,5 tỷ đồng tăng 122,51% so với năm 2007, trong đó thưởng cho cán bộ xuất sắc là 20,44 tỷ đồng đạt 5% tổng quỹ lương.

Cán bộ nhân viên tăng từ 2.929 người lên 4.224 người vào cuối năm. Song song với việc tuyển thêm nhân sự mới để đảm bảo kế hoạch phát triển mạng lưới và tăng trưởng, Techcombank luôn chú trọng đào tạo kinh nghiệm, chất lượng quản lý khách hàng.

Techcombank là ngân hàng đầu tiên áp dụng chính sách phúc lợi cho toàn bộ cán bộ nhân viên của ngân hàng mua gói bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm y tế của công ty bảo hiểm Bảo Minh cho bản than và người thân với chi phí thấp mà mức

thanh toán cao và được khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên an tâm làm việc khi có người than bị ốm…

Do đó trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ được nâng cao góp phần đáng kể nâng cao chất lượng thẩm định

Về cơ sở vật chất:

Hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công việc thẩm định ngày càng được hiện đại hóa và nâng cấp. Hiện nay hệ thống công nghệ thông tin của Techcombank có thể được coi là hiện đại nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Việc lưu giữ thông tin tốt đã hỗ trợ đắc lực trong quá trình thẩm định giúp cho việc phân tích đánh giá các thông số về dự án ngày càng chính xác.Nhờ vậy chi phí thẩm định ngày càng được giảm thiểu mà vẫn đạt chất lượng tốt.

Ngân hàng đã có phòng thẩm định, phòng định giá riêng, phòng thẩm định ngắn hạn và phòng thẩm định trung và dài hạn, chuyên môn hóa nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư.

Về công tác quản lý tín dụng:

Công tác quản lý tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thẩm định dự án đầu tư đặc biệt là tái thẩm định, do đó trong những năm vừa qua công tác quản lý được tập trung chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định.Những tiến bộ cụ thể đạt được

-Phối hợp với các Phòng nghiệp vụ có liên quan phân loại tài sản có thể làm căn cứ trích dự phòng rủi ro.

-Phối hợp với các phòng khác hoàn thành công tác xử lý các khoản nợ tín dụng, nợ xấu đủ điều kiện xử lý theo quyết định của Thủ tường Chính phủ.

-Chủ động phối hợp phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ và các phòng quản trị rủi ro rà soát công tác sắp xếp hồ sơ khách hàng theo quy định.

-Chủ động phối hợp với các Phòng ban khác tiến hành rà soát tính pháp lý hồ sơ đảm bảo và đề xuất các phương án xử lý.

-Quản lý danh mục nợ quá hạn

Mạng lưới hoạt động không ngừng mở rộng, hơn 30 chi nhánh và phòng giao dịch được mở rộng trong năm 2009.Hiện Techcombank có 170 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.

Đánh giá một cách tổng quát thì công tác thẩm định tại TCB được cho là khá chuyên nghiệp phản ánh được tiềm năng của TCB và ngày càng đáp ứng được

đòi hỏi yêu cầu cao của một ngân hàng chất lượng cao, khẳng định thương hiệu và uy tín của mình.

1.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định tài chính dựán đầu tư tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w