- Lợi nhuận ròng đê trả nợ Nguồn trả nợ khác
VAY TẠI HỘI SỞ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIÊT NAM
2.2.3.4. Về thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
Các chỉ tiêu hiệu quả cơ bản của dự án là NPV, IRR, T ( Thời gian thu hồi vốn), đây là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá xem dự án có hiệu quả về mặt tài chính hay không.Tuy nhiên nếu chỉ dung các chỉ tiêu trên thì không đủ, không thể đánh giá hêt được dự án do mỗi chỉ tiêu nó phản ánh một khía cạnh của dự án và không thể thay thế cho nhau được và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính rất đa dạng, phong phú. Vậy Techcombank cần hơn nữa những văn bản hướng dẫn một cách đầy đủ chi tiết hơn nữa sử dụng các chỉ tiêu này áp dụng linh hoạt cho từng dự
án. Các chỉ tiêu như chỉ số doanh lợi PI, chỉ tiêu cân đối lợi ích B/C… hỗ trợ cho việc đánh giá dự án cùng với các chỉ tiêu trên để kết luận về dự án có thể thuyết phục hơn.
Ngoài các chỉ tiêu có thể định lượng được thì cũng cần quan tâm đúng mực đến các chỉ tiêu định tính. Những chỉ tiêu này được đề cập đến mang tính chất thủ tục và không hiệu quả, do vậy cần phải đánh giá theo các chỉ tiêu định tính nhiều hơn nữa:
Về ban quản trị doanh nghiệp: Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Nhìn chung đánh giá về mặt này cần đến 2 vấn đề. Một là, năng lực pháp lý. Đây là chi tiêu đã được các cán bộ thẩm định luôn chú ý, tuy nhiên vấn đề chính về chủ thể kinh doanh lại được tiến hành sơ sài. Danh tiếng, trình độ và khẳ năng quản lý cũng như tầm nhìn của chủ thể kinh doanh là rất quan trọng bởi thực chất có thể nói ngân hàng là người cho ban quản lý doanh nghiệp vay vốn kinh doanh. Mặc dù trên thực chất doanh nghiệp vay vốn, các báo cáo tài chính thể hiện đầy đủ về doanh nghiệp tuy nhiên nếu nhìn vào thực tế thì ban quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. Ban quản trị không có uy tín, ban quản trị năng lực kém có thể tạo ra những nguy cơ về rủi ro tiềm ẩn với ngân hàng. Do vậy cán bộ thẩm định phải tìm hiểu rõ về ban quản trị doanh nghiệp, phải nắm rõ được uy tín tính cách hay năng lực của những thành phần chủ chốt trong doanh nghiệp.
Về vị trí môi trường của doanh nghiệp ,kế hoạch phát triển trong tương lai:
Nhìn chung về mặt này ngân hàng đã thực hiện khá tốt, đánh giá môi trường hoạt động, đánh giá ngành, đánh giá mức độ cạnh tranh chi tiết và khoa học tuy nhiên đánh giá về , mặt phát triển trong tương lai lại không chi tiết, các đánh giá không có căn cứ sát thực cần phải chú ý hoàn thiện hơn. Phải xem xét về các kế hoạch tương lai của công ty, các chiến lược tương lai của công ty về: Phát triển sản phẩm, về phương thức sản xuất, marketing, nhân sự, tài chính… Để xem xét về tính khả thi và sự thành công của kế hoạch trong tương lai.