Các nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức trong triết học thực tiễn của

Một phần của tài liệu Triết học thực tiễn của chủ nghĩa hiện sinh và những giá trị, hạn chế của nó (Trang 77 - 103)

tiễn của chủ nghĩa hiện sinh

Khi nghiên cứu về vấn đề đạo đức, đạo đức học truyền thống thường xuất phát từ các cặp phạm trù đạo đức cơ bản như cái thiện, cái ác, lấy chúng làm căn cứ, xuất phát điểm để nghiên cứu các phạm trù đạo đức khác như lương tâm, hạnh phúc, công bằng, nhân phẩm, danh dự, v.v.. Triết học hiện sinh không phủ nhận các phạm trù đạo đức cơ bản đó. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vấn đề đạo đức, các nhà hiện sinh đã đi sâu hơn trong việc tìm ra nguồn gốc sinh ra cái thiện và cái ác đó chính là tự do. Vì vậy, tự do và trách nhiệm về tự do là hai vấn đề cơ bản trong tư tưởng đạo đức của các nhà hiện sinh. Các phạm trù đạo đức khác được các nhà đạo đức hiện sinh lý giải trên cơ sở xuất phát từ hai phạm trù đạo đức cơ bản này. Điều này dựa trên hai cơ sở chủ yếu sau.

Thứ nhất, nếu như triết học truyền thống quan tâm tới con người chủ yếu như một bản thể phổ quát, con người như một mẫu hình lý luận trừu tượng, luôn xác định các giá trị tuyệt đối cho bản chất con người, định hướng và thậm chí áp đặt giá trị cho đời sống cá nhân, ước lượng mục đích và giá trị của cá nhân, thì triết học hiện sinh lại đặt trọng tâm duy nhất vào các biểu hiện nhân tính, vào nhân cách của một cá thể người. Chủ nghĩa hiện sinh quan tâm tới con người sống động, cụ thể, hiện thực cùng tất cả những trăn trở, đau khổ, vui sướng, liên quan đến đời sống cá nhân con người. Chủ nghĩa hiện sinh dành nhiều ưu tư cho thân phận con người, lắng nghe tiếng nói trong tâm hồn mỗi người để giãi bày những gì thuộc về con người, làm cho con người có thể vượt lên những quy tắc mang tính cứng nhắc đã định sẵn để trở về với chính mình, với nội tâm sâu thẳm, phong phú trong mỗi con người.

Chủ nghĩa hiện sinh xem xét một cách sâu sắc ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa đời người và coi đây là vấn đề quan trọng nhất của triết học.

Chủ nghĩa hiện sinh từ chối khoa học và những quy luật nhân quả như là khuôn mẫu thoả đáng để lý giải tồn tại người, thay vào đó là việc đề cao cá nhân (cái tôi), phân biệt con người cá nhân với cộng đồng, quan tâm đến con người hiện thực với những vấn đề mà bất kỳ ai cũng phải đặt ra, như sự sống, cái chết, sợ hãi, tội lỗi, tình yêu, trách nhiệm, tự do cá nhân, cô đơn, cô độc, sáng tạo, lo âu, v.v.. Các nhà hiện sinh chú trọng đến đời sống tinh thần của con người, đem lại cho con người tự do.

Thứ hai, từ việc khám phá ra tinh thần là giá trị tối cao của con người, đạo đức hiện sinh đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy lý thái quá, đề cao, bênh vực cá nhân con người, chú trọng đến giải phóng tinh thần con người, đem lại cho họ tự do thực sự. Theo các nhà đạo đức hiện sinh, khác với bất kỳ loài động vật nào khác, con người là dạng tồn tại duy nhất có đời sống nội tâm, có nhân cách, do đó, giải phóng về mặt vật chất, về kinh tế chưa thể làm cho con người hoàn toàn thoát khỏi cảnh nô lệ, con người vẫn có thể mất tự do tinh thần, bị cầm tù về nội tâm. Xuất phát từ nhu cầu của con người và đòi hỏi khách quan của thực tiễn phải giải phóng con người khỏi tha hóa tinh thần, các nhà đạo đức hiện sinh chú trọng đến hành vi, thái độ ứng xử của con người. Con người phải làm gì, phải sống như thế nào? Sống hiện thực trần thế, sống bằng cảm xúc thực, bằng lương tâm làm người, bằng tự do lựa chọn và tự chịu trách nhiệm của mỗi người? Do đó, “tự do” và “trách nhiệm” là hai hiện sinh thể quan trọng nhất, là hai phạm trù đạo đức cơ bản, trung tâm trong đạo đức học hiện sinh, là xuất phát điểm để xem xét các phạm trù đạo đức khác.

Vì vậy, luận án đi sâu phân tích hai phạm trù cơ bản nhất, được coi là nền tảng trong tư tưởng đạo đức học hiện sinh là tự do và trách nhiệm, các phạm trù đạo đức khác (cái thiện, cái ác, lương tâm, lo âu, cái chết, v.v..) được lý giải, phân tích trên cơ sở hai phạm trù đạo đức này.

3.1.1. Vấn đề tự do

Tự do là một trong những chủ đề cơ bản trong đạo đức học hiện sinh. Trong những lĩnh vực hoạt động người, tự do được hiểu là khả năng của con người hoạt động không phụ thuộc vào ý chí của tha nhân. Về cơ bản, quan niệm về tự do của các nhà triết học hiện sinh không vượt ra ngoài ý nghĩa đó, họ chỉ làm cho quan điểm về tự do trở nên phong phú hơn với những cách lý giải và những vấn đề đặt ra xung quanh chủ đề này.

Vấn đề tự do được các nhà hiện sinh giải quyết theo một cách khác so với các triết học trước đó. Theo họ, tự do là giá trị thiêng liêng nhất của con người. Đặc biệt, trong hoàn cảnh mà sự nô dịch về tinh thần trở nên phổ biến, khi con người ý thức được tình trạng bị nô dịch của mình thì vấn đề tự do càng trở nên cấp thiết hơn. Tự do trở thành điều kiện tiên quyết cho tồn tại người đích thực.

Bàn về bản chất của tự do, các nhà đạo đức hiện sinh có những quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung, họ đều thống nhất ở các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, tự do là điểm khu biệt giữa nhân tính với vật tính.

Khi nói về bản chất con người, triết học duy lý cho rằng, bản chất của con người có trước, sau đó con người mới tồn tại. Các triết gia hiện sinh đã phê phán quan điểm này và cho rằng, triết học duy lý không khu biệt được giữa người và vật. Theo Marcel, tự do và định mệnh “là hai điểm làm con người khác sự vật, và làm cho một người đã vươn tới hiện sinh khác một người sống trong tình trạng sự vật” [16, tr.281]. Vật là một tồn tại không có tự do, không thể tự sáng tạo ra mình, bản chất của chúng có sẵn. Do vậy, với vật, bản chất có trước. Khác với vật, ở con người, tồn tại có trước bản chất, nên con người có tự do. Chỉ có con người mới có khả năng lựa chọn và tạo ra bản chất riêng của mình. Bản chất của mỗi người do họ tự lựa chọn trong từng hoàn cảnh, từng điều kiện, từng giai đoạn sống. Do đó, không có bản chất chung chung cho mọi người. Bản chất của con người do lựa chọn của mỗi người làm thành. Mọi đặc tính của con người không phải sinh ra đã có sẵn mà

chúng do chính bản thân con người tự do tạo nên theo ý muốn của mình. Bản chất của con người bắt nguồn từ sáng tạo và tự do.

Tự do “là một đặc tính của con người, tự do là cơ sở của cá tính và là điều kiện của sự vươn tới. Có tự do mới có cá tính; không có tự do con người sẽ không có nhân cách mà chỉ là cái bóng của những lực lượng tự nhiên” [32, tr.28]. Tự do là khởi đầu tuyệt đối. Nhờ có tự do mà con người có thể “tự lựa chọn” nhân tính của mình, tức mới hiện sinh là Người. Vì vậy, tất cả các triết gia hiện sinh đều nhấn mạnh tự do, trình bày học thuyết của mình về tự do như cái thể hiện tính chất nhân văn của triết học hiện sinh - triết học đặt trọng tâm duy nhất vào biểu hiện của nhân tính, nhân cách con người.

Các nhà hiện sinh cho rằng, khuyết điểm căn bản của triết học trước đây là đã chỉ tập trung luận giải về vũ trụ và con người chung chung, không chú ý đúng mức tới vấn đề hiện sinh, trong khi hiện sinh chính là đặc trưng cho một dạng đặc biệt của tồn tại - tồn tại người. Tồn tại người có khác biệt tuyệt đối với mọi dạng tồn tại khác là nó không có bản chất định sẵn, tức nó là hư vô. Song, chính điều này lại đem lại tự do cho con người - tự do lựa chọn bản chất (nhân tính) của mình và chịu trách nhiệm về lựa chọn ấy. Nói cách khác, sứ mệnh đạo đức của con người là thực hiện tư cách làm Người của mình - tự do và chịu trách nhiệm về việc làm đó.

Như vậy, “hiện sinh là tư chất, một đặc ân của con người - “hữu thể - người”, bởi vì chỉ có con người mới tự do lựa chọn cách thức, thái độ sống, tức có ý thức để trở thành hiện sinh” [14, tr.80]. Chỉ có con người mới có tự do lựa chọn cách thức, thái độ sống, tức là có ý thức để hiện sinh. Các nhà hiện sinh cho rằng, “hiện sinh, chính là tự do”[32, tr.69], hiện sinh của con người không phải là tồn tại lịch sử cụ thể của họ trong những quan hệ xã hội mà là tồn tại tinh thần của họ. Chỉ có xuất phát từ đó thì mới có thể lý giải khác biệt của đạo đức học hiện sinh.

Phát triển quan điểm “tồn tại có trước bản chất”, Sartre cho rằng, nếu như bản chất của tất cả các sự vật, hiện tượng, đều được định trước bởi nguồn gốc của chúng, thì bản chất của chúng có trước tồn tại của chúng. Trái lại, ở

con người và chỉ ở con người, tồn tại có trước bản chất. Điều đó có nghĩa, con người bắt đầu cuộc sống mà không có một bản chất có sẵn nào, không bị quy định bởi nguồn gốc và bản tính nào. Không và sẽ không có một bản tính con người được định sẵn, không có Thượng đế hay Chúa Trời nào có thể có một kế hoạch, một dự án, mà theo đó, con người phải làm như thế nào, phải sống ra sao, mang bản chất gì. Bản chất của con người không thể “định nghĩa” trước được, vì nó đã không được nghĩ ra từ trước một cách đầy đủ. Con người chỉ tồn tại một cách đơn thuần và chỉ sau sự tồn tại ấy, nó mới trở thành một thực thể có tính bản chất. Chính con người phải tự quyết định thực thể hiện hữu - “hữu thể” - của mình, tạo ra bản tính của mình bằng sự lựa chọn. Con người hoàn toàn tự do trong lựa chọn và kiến tạo nên bản chất của chính mình, nó không là gì khác ngoài cái mà nó tạo nên. “Tôi đã sống một cách nào đó, và tôi cũng có thể sống một cách khác. Tôi đã làm điều này và không làm điều kia. Tôi đã không làm một điều nào đó, trong khi tôi lại làm một điều khác” [3, tr.154]. Được hoàn toàn tự quyết, “con người sẽ quyết hướng đời mình theo đường nào? Lấy tiêu chuẩn nào làm căn cứ phân biệt thiện ác? Tại sao tôi lại chọn dự phóng này (thí dụ làm chính trị) và từ bỏ dự phóng kia (thí dụ tham gia công việc giáo dục)?”[16, tr.234]. Sự hiện sinh chỉ có ở con người và cũng chỉ có con người mới có thể tìm thấy bản chất của mình thông qua sự hiện sinh của chính mình. Do vậy, ngay từ đầu, con người “không thể xác định” được mình, bởi ngay từ đầu con người không là gì cả, chỉ xuất hiện, tồn tại trong vũ trụ và đối diện với chính mình, sau đó sẽ là cái do mình tạo nên, mới có thể định nghĩa được mình, xác định được bản chất của mình. Bản chất của con người chỉ có được khi con người dấn thân vào những hoàn cảnh sống để sáng tạo ra mình, sáng tạo ra bản chất của mình. Tuy nhiên, “không phải ai cũng có khả năng tìm ra một cách sống thích hợp với địa vị cao quý của con người, nhưng ai cũng có thể và phải sống tự do và tự chủ, nếu không thì không đáng gọi là người” [16, tr.284].

Theo Sartre, “tồn tại có trước bản chất” có nghĩa là, con người trước hết và chỉ đơn giản là tồn tại, tồn tại của con người là sơ đẳng và đi trước việc

con người trở thành cái gì đó, nói cách khác, tồn tại có trước bản chất của họ. Ngoài các cá nhân đang tồn tại, trong thế giới này không có gì khác, không có Thượng đế, không có các giá trị khách quan, không có bản chất được định sẵn, không có sự tất định, mỗi người là một tự do. Không một ai “có thể cho

con người những đặc tính của nó, ngay cả Thượng Đế, xã hội, cha mẹ và tổ tiên” [70, tr.86]. Giá trị của cuộc sống không phải là cái gì khác ngoài ý nghĩa mà mỗi người muốn tạo dựng cho nó. Cái mà con người trở thành tuỳ thuộc vào ý thức của họ đối với thế giới. Song, vì con người có tự do đối với thế giới, nên thế giới không thể ảnh hưởng một cách máy móc và hoàn toàn đến ý thức và lựa chọn của con người. Camus cho rằng: “chỉ có một định mệnh duy nhất cần phải chọn lựa, đó là chính tôi và cùng với tôi hàng tỉ những con người được chọn, cũng giống như ông ta, tự cho là đồng hội đồng thuyền với tôi. Ông ta có hiểu, có hiểu như vậy không? Người nào cũng đều được chọn. Chỉ có những người được chọn” [3, tr.155]. Con người không có cách nào để thay đổi thế giới ngoài việc phải “siêu vượt” thế giới. Do đó, con người phải liên tục lựa chọn. Bằng lựa chọn tự do của mình, con người làm ra chính mình. Con người sáng tạo ra chính mình, ra bản chất của mình không phải từ cái hư vô, mà từ một chuỗi các chọn lựa và quyết định.

Trong triết học của Sartre, tự do là cái mà con người tất nhiên phải có. Tự do là tuyệt đối cho con người, ở ngoài tính quy luật và tính nhân quả. Tự do không thể phân biệt với tồn tại. Ông cho rằng, chỉ cần con người sống là có tự do. Tự do là điều con người không thể tránh khỏi. Tự do là cái được phán quyết cho con người. Do đó, con người không phải được tự do mà bị tự do. Mỗi người “chúng ta là một tự do để lựa chọn, nhưng chúng ta không chọn được tự do: chúng ta bị lên án phải tự do... Chúng ta bị lên án phải tự do, nghĩa là chúng ta làm gì và làm thế nào, chúng ta vẫn cứ tự do, vì chúng ta

tự do”[16, tr.325].

Khi con người nô lệ về tinh thần là khi con người đánh mất tự do, đánh mất cái tôi cá nhân, mất nhân cách, đánh mất mình. Giải thoát con người không thể là giải thoát cái ở ngoài con người mà phải giải thoát thế giới nội

tâm. Chỉ khi nào con người được giải phóng hoàn toàn trong thế giới nội tâm, lúc đó con người mới thấy hết được sức mạnh, khả năng vốn có của mình để làm cho mình trở thành một nhân vị độc đáo. Chỉ khi đó, con người mới dám vượt qua đời sống thường nhân để dấn thân vào mảnh đất hiện sinh. Chỉ có trên mảnh đất đó, con người mới thể hiện hết những khả năng tồn tại độc đáo của mình, mới hiểu hết ta là ai, ta là cái gì và ta nên làm gì. Hiện sinh là sự năng động, tích cực của một cá thể sống, luôn biến chuyển, luôn cố gắng để vượt lên, vượt qua chính nó, tự chinh phục nó để trở thành một độc đáo. Đạo làm Người đòi hỏi con người phải có ý thức về tự do như xuất phát điểm tuyệt đối của đời Người.

Thứ hai, tự do là lựa chọn giá trị hiện sinh của con người. Con người khi sinh ra là hư vô, nên con người hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn, lựa chọn hành vi, lựa chọn thái độ sống và ý nghĩa cuộc đời của mình. “Ta đã tạo tác ra cuộc đời theo ý chí ta” [76, tr.152], con người hoàn toàn có quyền thiết kế nên con người mình, cuộc đời của mình thông qua những lựa chọn, nhưng lựa chọn đầu tiên là lựa chọn nhân tính hay hiện sinh.

Nhà hiện sinh cho rằng, con người luôn đối mặt với những hoàn cảnh

Một phần của tài liệu Triết học thực tiễn của chủ nghĩa hiện sinh và những giá trị, hạn chế của nó (Trang 77 - 103)