Sự cần thiết và căn cứ để lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu GIAO TRINH QUAN TRI CHIEN LUOC (Trang 80 - 81)

1 Thị phần tương đối được tính bằng tỷlệ giữa thị phần của SBU so với thị phần của đối thủ cạnhtranh mạnh nhất.

5.3.1.Sự cần thiết và căn cứ để lựa chọn chiến lược

Sau khi kết hợp các yếu tố môi trường, doanh nghiệp có thể hình thành nên nhiều phương án. Trong đó có nhiều chiến lược có thể thay thế cho nhau. Ví dụ như

giữa các chiến lược tăng trưởng tập trung hay giữa các chiến lược đa dạng hóa, hay kể các các phương án của chiến lược suy giảm. Trong khi đó nếu như nguồn lực của doanh nghiệp bị hạn chế như hạn chế về vốn, về máy móc tiết bị, cơ sở hạ tầng hay nguồn nhân lực… thì doanh nghiệp không thể cùng một lúc theo đuổi tất cả các chiến lược được. Vì vậy cần phải lựa chọn những chiến lược thích hợp nhất hay có

độ hấp dẫn nhất để thực hiện. Để lựa chọn chiến lược thích hợp, doanh nghiệp phải xem xét các vấn để sau đây:

- Đánh giá độ hấp dẫn và tính hiệu quả của các chiến lược. Trong nội dung này doanh nghiệp cũng phải đánh giá được những ưu điểm và hạn của mỗi chiến lược lựa chọn để so sánh.

- Xem xét khả năng phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp, cũng như các yếu tố của môi trường bên ngoài và hoàn cảnh nội bộ. Ví dụ:

để lựa chọn chiến lược đa dạng hóa, doanh nghiệp cần đanh giá: 1) Khả năng tận dụng các năng lực cốt lõi hiện có; 2) Tiềm lực để tăng cường sức mạnh thị trường; 3) Mức độ sử dụng chung cơ sở hạ tầng, như việc vận chuyển, sắp xếp kho hàng, các vị trí cửa hàng thuận lợi…

- Đánh giá khả năng rủi ro của chiến lược lựa chọn. Thông thường người ta sẽ chọn những chiến lược có khả năng rủi ro thấp để hạn chế rủi ro. Ví dụ để thiết lập một hoạt động kinh doanh mới có thể chọn 3 phương thức: 1) Mua lại, 2) Liên kết; 3) Xây dựng mới từđầu.

Lợi thế của việc mua lại là hoạt động kinh doanh mới với bí quyết cần thiết sẽđược đưa vào hoạt động nhanh chóng. Rủi ro của nó ở chỗđánh giá quá lạc quan về công ty được mua lại, giá mua lại quá cao, và những vấn đề nảy sinh trong quá trình hoà nhập. Còn liên kết (liên minh và liên doanh) có lợi thế là ở chỗ các đối tác thường có các kỹ năng và nguồn lực bổ sung cho nhau và điều này giảm thời gian học hỏi đối với hoạt động kinh doanh mới và làm giảm bớt các chi phí có liên quan. Mặt trái của vấn đề là sẽ rủi ro đáng kể khi giữa các đối tác có mâu thuẫn. Trong khi đó xây dựng mới từ đầu có lợi thế không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố hay văn hóa không tốt để lại nhưng phải xây dựng mới, chưa được thử nghiệm… Vấn

đề là cần đánh giá và dự báo đúng những lợi thế và bất lợi để lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu GIAO TRINH QUAN TRI CHIEN LUOC (Trang 80 - 81)