1 Thị phần tương đối được tính bằng tỷlệ giữa thị phần của SBU so với thị phần của đối thủ cạnhtranh mạnh nhất.
5.3.2. Công cụ lựa chọn chiến lược
Ma trận QSPM là ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng được (Quantity Stratergy Planning Management). Đây là công cụ dùng đểđịnh lượng lại các thông tin đãđược phân tích ở các giai đoạn đầu từđó cho phép nhà quản trị lựa chọn được chiến lược hấp dẫn nhất. Ma trận QSPM được xây dựng qua 6 bước căn bản(xem Bảng 1.4).
Bảng 5.2 : Mô hình Ma trận QSPM Yếu tố quan trọng Phân
loại
Các chiến lược có thay thế
Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược... AS TAS AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong
1. 2. 2. 3. …
Các yếu tố bên ngoài
1. 2. 2. 3. …
TỔNG
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ mối đe dọa lớn từ bên ngoài và các điểm yếu/
điểm mạnh quan trọng ở bên trong doanh nghiệp.
Bước 2: Phân loại mức độ mạnh, yếu của mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài, sự phân loại này giống như trong ma trận EFE, ma trận IFE.
Bước 3: Xác định các chiến lược có thể thay thế mà doanh nghiệp nên xem xét để thực hiện.
Bước 4: Xác định sốđiểm hấp dẫn (AS) theo từng chiến lược. Sốđiểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác, thang điểm đánh giá từ 1 đến 4. Theo quy ước: 1 là không hấp dẫn, 2 là ít hấp dẫn, 3 là khá hấp dẫn, 4 là rất hấp dẫn.
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS). Nó là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn.
Bước 6: Cộng các sốđiểm hấp dẫn. Đó là phép cộng của tổng sốđiểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM. Mức độ chênh lệch giữa cộng tổng số điểm hấp dẫn trong một nhóm chiến lược thì số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.
Ưu điểm của ma trận QSPM là cho phép lượng hóa độ hấp dẫn của các chiến lược có thể thay thế lẫn nhau để chọn các chiến lược hập dẫn nhất. Nó cũng cho
phép nghiên cứu đồng thời cùng một lúc nhiều chiến lược có thể thay thế lẫn nhau với số lượng không hạn chế , cũng như có khả năng lựa chọn ở các cấp chiến lược (công ty, kinh doanh hay chức năng) Một nét tích cựa khác của ma trận này là nó
đòi hỏi phải kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài nên khá toàn diện.
Tuy nhiên điểm hạn chế của ma trận QSPM là việc phân loại và cho điểm hấp dẫn đòi hỏi có sự phán đoán bằng trực giác và dựa trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của nhà quản trị chiến lược. Vì vậy để khắc phục những hạn chế này người ta có thể kết hợp với phương pháp chuyên gia để có cái nhìn và đánh giá toàn diện,
đầy đủ hơn.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 5
1) Trình bày tóm tắt quy trình xây dựng chiến lược? Một chiến lược được xây dựng theo đúng quy trình, trong quá trình thực hiện có thể cần thiết phải điều chỉnh chiến lược đó hay không? Tại sao?
2) Thế nào là chiến lược tăng trưởng tập trung? Các phương án chiến lược của chiến lược tăng trưởng tập trung, lấy ví dụ thực tiễn để minh họa. Những điểm lợi và bất lợi khi theo đuổi chiến lược tăng trưởng tập trung?
3) Hãy phân biệt chiến lược đa dạng hóa theo chiều dọc, đa dạng hóa đồng tâm và chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang. Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.
4) Mục đích của việc phân tích cơ cấu kinh doanh? Chọn 1 công ty mà anh (chị) biết để lấy một ví dụ về phân tích cơ cấu kinh doanh bằng công cụ ma trận BCG?
5) Tại sao phải lựa chọn chiến lược? Nêu các căn cứđể lựa chọn chiến lược trong doanh nghiệp?
Chương 6: CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH 6.1. Nền tảng cơ bản và phạm vi của chiến lược cấp kinh doanh