Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 31)

3.1.1.1 Lịch sử hình thành:

Ngân hàng TMCP Phương Đông ( Ngân hàng Phương Đông). Tên tiếng Anh: Orient Commercial Joint Stock Bank

Tên viết tắt : Oricombank (OCB).

Giấy phép hoạt động số 006/NH – GP, ngày 13/4/1996 do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700, ngày 10/5/1996 do sở kế hoạch đầu tư cấp.

Hội sở chính: 45 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 8220 960 – 8220 962 – 8227 466

Website: w ww . oc b . co m . vn

Email. ocb @ ocb . co m . v n

Ngày khai trương hoạt động: 10/06/1996 Vốn điều lệ đến năm 2008 là: 1474 tỷ đồng.

Vào những năm 80 của thế kỷ 19, nhất là vào những năm 1989 cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á đã làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của Việt Nam cũng như tình hình tài chính trong nước, từ đó đã bọc lộ những yếu kém của Nhà Nước trong quản lý tài chính nói chung và quản lý Ngân hàng nói riêng đồng thời cũng cho thấy tiềm năng về hoạt động tài chính trong nước rất lớn, cũng như vai trò của Ngân hàng trong việc phát triển kinh tế - xã hội là rất quan trọng không thể thiếu.

Nhận thấy được tiềm năng to lớn đó, Ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Phương Đông đã trình với Ngân hàng Nhà Nước, Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP hồ Chí Minh để xin giấy phép thành lập Ngân hàng TMCP Phương Đông và giấy phép hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Ngày 14/04/1996 Ngân hàng TMCP Phương Đông ra đời và ngày 10/06/1996 chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép thành lập số 0061/NH – GP của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép kinh doanh số 059700 do sở Kế hoạch Đầu Tư TP Hồ Chí Minh cấp với thời hạn hoạt động 99 năm.

Mặc dù gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu mới thành lập nhưng ngân hàng Phương Đông vẫn đứng vững trên thị trường và hiện nay là một trong những ngân hàng ở Việt Nam có số lượng lớn khách hàng tham gia giao dịch. Ngân hàng Phương Đông có chất lượng phục vụ khách hàng không chỉ về phương diện cung cấp các hoạt động giao dịch thương mại phong phú, đa dạng mà ở cả phương diện chất lượng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, nhanh chóng và đa dạng.

3.1.1.2 Thành tựu:

Trong thời điiểm kinh tế Việt Nam chưa phát triển ổn định, ngân hàng TMCP Phương Đông đã gặp không ít khó khăn trở ngại trên con đường phát triển nhưng với những định hướng và mục tiêu ban đầu đã đặt ra, Ban lãnh đạo Ngân hang đã có những chỉ đạo sát sao với thực tế và cùng với sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng cuat toàn thể cán bộ trong Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Phương Đông đã đạt được những thành tựu.

Trải qua 12 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Phương Đông đã có những bước tiến vượt bậc cả về quy mô và chất lượng để có thể phát triển và hội nhập trong thời kì mới. Từ số vốn điều lệ 567 tỷ đồng trong năm 2006, năm 2007 sẽ là năm đánh dấu những bước phát triển mới của OCB khi vốn điều lệ dự tính sẽ được tăng lên 1200 tỷ đồng. Đó không chỉ đơn thuần là con số mà còn biểu hiện sự lớn mạnh không ngừng của OCB trong thị trường tài chính nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Song song đó, mạng lưới của OCB nâng lên 51 Chi nhánh, phòng giao dịch tính đến tháng 05/2007, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, làm cầu nối đưa hình ảnh OCB đến gần với mọi người. Bên cạnh những định hướng, mục tiêu phát triển kinh doanh. Ngân hàng Phương Đông luôn hiểu rằng thành công chỉ có ý nghĩa và bền vững khi thành công đó được chia sẻ cùng cộng đồng và xã hội.

Bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM cho tập thể Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2005 cho 04 chi nhánh và 06 cá nhân hoàn thành nhiệm vụ năm 2005.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ, công nhân viên Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác từ năm 2003 đến năm 2005.

Ngân hàng Phương Đông vừa được Ngân Hàng HSBC - ngân hàng toàn cầu lớn thứ 3 trên thế giới hiện nay - trao tặng chứng nhận “Chất lượng Thanh Toán Quốc Tế xuất sắc năm 2006”.

Kể từ năm 2006 cho đến nay, Ngân hàng Phương Đông liên tục nhận được các giải thưởng như: Cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng, Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, Cúp vàng thương hiệu Việt uy tín – chất lượng năm 2007, bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, bằng khen của Ngân hàng Nhà Nước và bằng khen của Liên Đoàn Lao Động…

Ngày 05/06/2007 vừa qua, Ngân hàng Phương Đông đã khai trương Phòng giao dịch Thanh Khê tại địa chỉ: A37 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng (điện thoại: 0511 648777 Fax: 0511 649985). Đây là đơn vị thứ 4 OCB mở tại TP. Đà Nẵng và là đơn vị thứ 51 trong tổng số chi nhánh, PGD của ngân hàng tính đến thời điểm hiện nay.

Ngày 21/05/2007, vừa qua Ngân hàng Phương Đông đã chính thức khai trương Phòng giao dịch Kinh Tế tại địa chỉ: 135 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp. HCM. Đây là phòng giao dịch thứ hai OCB mở tại khuôn viên trường Đại học Kinh tế Tp. HCM nâng tổng số chi nhánh, phòng giao dịch của OCB lên 50 đơn vị. Cũng trong tháng 1/2007 vừa qua, OCB đã khai trương phòng giao dịch Đào Duy Từ tại cơ sở 2 của trường địa chỉ : 279 Nguyễn Tri Phương, Q.10, Tp.HCM. Ngân hàng Phương Đông (OCB) chúc mừng Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông (ORS) chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 17/05/2007.

Ngày 05/05/2007 vừa qua, Ngân hàng Phương Đông vinh dự được nhận giải thưởng “Cầu Vàng” do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam trao tặng. Đây là giải thưởng được tổ chức định kỳ hàng năm kể từ năm 2000 và dành cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tín dụng và bảo hiểm, nhằm tôn vinh và

nghi nhận những thành tựu và đóng góp của đơn vị trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Cũng trong năm 2007 nhận Cờ thi đua của Hiệp hội Ngân hàng Nhà nước vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2007, và Giấy chứng nhận thanh toán quốc tế xuất sắc.

Năm 2008, Ngân hàng được bình chọn là một trong 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam được hài lòng nhất do người tiêu dùng bình chọn qua chương trình khảo sát của Trung tâm nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp thực hiện.

3.1.2 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông- chinhánh Tây Đô.nhánh Tây Đô. nhánh Tây Đô.

Năm 1976, ngân hàng mang tên là Quỹ Tiết Kiệm xã Hội Chủ Nghĩa trực thuộc NHNN tỉnh Hậu Giang. Tại đây Quỹ Tiết Kiệm thực hiện vai trò huy động vốn trong dân cư để cho vay và tài trợ các dự án kiến thiết địa phương.

Ngày 21/06/1988 NHNN tỉnh Hậu Giang ký quyết định thành lập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân tỉnh Hậu Giang trên cơ sở Quỹ Tiết Kiệm Xã Hội Chủ Nghĩa. THời gian này ngân hàng hoạt động với tên gọi Quỹ Tín Dụng, cơ sở đạt tại số 25A – đường Châu Văn Liêm, phường Tân An, tỉnh Cần Thơ. Hoạt động chính của Quỹ Tín Dụng là huy động vốn và cho vay theo quy định của NHNN.

Năm 1991, theo pháp lệnh của NHNN và ngân hàng ban hành thì hợp tác xã tín dụng và hệ thống ngân hàng phân thành NHNN và ngân hàng TMCP. Tháng 07/1992, Thống Đốc NHNN Việt Nam ký quyết định thay đổi hình thức hoạt động từ Quỹ Tín Dụng thành ngân hàng TMCP Nông Thôn Tây Đô, trụ sở đặt tại số 25A – đường Châu Văn Liêm, Tỉnh Cần Thơ với số vốn điều lệ là 3,109 tỉ VND. Nội dung hoạt động của ngân hàng TMCP Nông Thôn Tây Đô vẫn là huy động vốn nhà rỗi và cho vay vốn.

Ngày 22/05/2003 theo quyết định số 508/QĐ – NHNN của Thống Đốc NHNN về việc chuẩn y sát nhập ngân hàng TMCP Nông Thôn vào ngân hàng TMCP Phương Đông lấy tên là ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tây Đô. Ngày 02/06/2003 ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tây Đô chính thức đi vào hoạt động với nhiều dịch vụ đa dạng, tiện ích trong công tác huy động vốn và cho vay đối với các ngành kinh tế cũng như dân cư trên địa bàn TP Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long.

GVHD: Hồ Hồng Liên 20 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

20

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG.3.2.1 Chức năng:3.2.1 Chức năng: 3.2.1 Chức năng:

OCB Tây Đô là một ngân hàng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, thực hiện cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng thương mại đạt chuẩn quốc tế.

3.2.2 Nhiệm vụ:

Ngân hàng công bố niêm yết và thực hiện đúng các mức lãi suất về tiền gửi, lãi suất vay, các tỷ lệ hoa hồng, tiền phạt, các dịch vụ ngân hàng theo đúng quy chế của OCB Phương Đông và quy định của NHNN.

Ngân hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình, chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng, giữ bí mật về số liệu hoạt động của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu văn bản của cơ quan pháp luật theo quy định. Các hoạt động chính của ngân hàng như:

3.2.2.1 Nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồngViệt Nam và ngoại tệ.Việt Nam và ngoại tệ. Việt Nam và ngoại tệ.

Thực hiện các hình thức huy động tiết kiệm kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết kiệm linh hoạt với các mức lãi suất hấp dẫn và nhiều chương trình khuyến mãi. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm quy định trheo quy định của NHNN Việt Nam.

3.2.2.2 Kinh doanh ngoại tệ và phát hành thẻ:

- Phát hành thẻ ATM.

- Cung cấp dịch vụ thanh toán cho các đơn vị cung ứng hàng hóa, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận thẻ tại Việt Nam như các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch, lữ hành, các trường học…

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, mua bán các loại ngoại tệ với cá nhân và doanh nghiệp.

3.2.2.3 Cung cấp dịch vụ kiểm ngân, thu và chi hộ.

- Thực hiện kiểm ngân tại chổ theo yêu cầu của khách hàng.

- Thực hiện các dịch vụ thu, chi hộ tại chổ cho các phòng giao dịch về hợp đồng tín dụng, sổ tiết kiệm…

GVHD: Hồ Hồng Liên 21 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

21

3.2.2.4 Cho vay trả góp, trả số tiền cố định hàng tháng hàng quý hoặc 6tháng.tháng. tháng.

- Đối tượng: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, pháp nhân và cá nhân nước ngoài.

- Mục đích: Nhằm phục vụ sinh hoạt gia đình, phục vụ sản xuất kinh doanh, mua nhà, sửa chữa nhà và cho vay mua xe ô tô trả góp.

- Điều kiện vay vốn:

+ Người có đủ điều kiện vay vốn tại điều 2 quy chế cho vay ban hàng kèm quyết định số 28/QĐ – NHPĐ ngày 29/04/2004. Trong trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài địa bàn hoạt động của các đơn vị, các đơn vị lập tờ trình Tổng Giám đốc quyết định từng trường hợp cụ thể.

+ Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất hoặc hạn chế năng lực pháp lực hành vi dân sự.

+ Căn cứ xác nhận thân nhân rõ ràng: có chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc các giấy tờ về thân nhân khác.

+ Kiểm tra xác định mối quan hệ giữa khách hàng và OCB nhằm tuân thủ các quy định về những trường hợp không cho vay, hạn chế vay, các giới hạn vay… theo quy chế của OCB và quy chế của NHNN.

+ Người vay phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn OCB nơi cho vay. Có đầy đủ giấy tờ về giấy phép kinh doanh, mã số thuế.

+ Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có kế hoạch trả nợ, dựa trên cơ sở có nguồn thu nhập ổn định.

+ Có tài sản thế chấp hoặc được người dung tài sản thế chấp ( bất động sản, chứng từ có giá… để bảo lãnh).

- Thời hạn vay – lãi suất vay:

+ Lãi suất vay: Theo lãi suất cho vay của OCB quy định từng thời kỳ. + Thời hạn vay: Tùy vào mức thu nhập, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.

3.2.2.5 Cho vay thông thường, trã lãi hàng tháng, vốn trả cuối kỳ:

- Đối tượng: các cá nhân là doanh nghiệp Nhà Nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và

các tổ chức khác có đầy đủ quy định tại điều 94 của Bộ luật hình sự và các pháp

GVHD: Hồ Hồng Liên 22 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

22

nhân, các nhân là người Việt Nam.

- Mục đích: Tùy theo sự lựa chọn của khách hàng. - Điều kiện vay vốn:

+ Người vay là cá nhân và công dân Việt Nam có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Có tài sản thế chấp hoặc được bảo lãnh.

+ Nếu sửa chửa ( làm thay đổi hiện trạng và kết cấu cũ) phải có giấy phép sử chữa nhà do cơ quan thẩm quyền theo quy định cấp.

- Lãi suất và thời hạn vay:

+ Thời hạn vay: Tùy theo mức khả năng thu nhập, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.

+ Lãi suất vay: Theo thông báo của OCB trong từng thời điểm. - Hạn mức vay: Dựa vào một số yếu tố:

+ Nhu cầu xin vay vốn.

+ Giá trị tài sản thế chấp ( do Ngân hàng thẩm định). + Khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Mức cho vay không vượt quá 70% nhu cầu vốn.

+ Không quá 80% giá trị tài sản bất động sản khác dung làm thế chấp, bảo lãnh.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA CÁCPHÒNG BAN. PHÒNG BAN.

3.3.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự:

Ngân hàng OCB Tây Đô có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và hiệu quả gồm có: Ban Giám đốc và 6 phòng ban, tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của Ban giám đốc.

GVHD: Hồ Hồng Liên 23 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

23

Ban Giám Đốc

Phòng hành Phòng Phòng kế toán Phòng kiểm Phòng chánh quản tín dụng & Ngân quỹ soát nội bộ vi tínhtrị

Phòng Giao dịch

Hình 01: CẤU TỔ CHỨC CỦA OCB TÂY ĐÔ. 3.3.2 Nhiệm vụ chính của các phòng ban:

3.3.2.1 Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và 02 phó giám đốc.

a) Giám Đốc:

- Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của chi nhánh, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu về dịch vụ, thu từ huy động vốn, thu từ khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, tăng trưởng huy động vốn dân cư, tăng trưởng và đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng thông qua việc phân tích hiệu quả, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và chỉ đạo các hoạt động của đội ngũ nhân viên để đảm bảo lợi nhuận tương xứng với những rủi ro có thể xảy ra.

- Xem xét, quyết định và phê duyệt các khoản cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn, bảo lãnh trong phạm vi được ủy quyền. Phụ trách công tác xử lý nợ xấu và nợ có dấu hiệu xấu, công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh.

- Phụ trách giao dịch vốn liên ngân hàng, vốn giao dịch nội bộ, công tác thanh toán quốc tế.

- Chịu trách nhiệm chính về quản lý, giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

b) Phó giám đốc:

GVHD: Hồ Hồng Liên 24 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

24

- Là những người giúp và thay mặt Giám đốc điều hành một số lĩnh vực

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w