Công tác thu nợ đóng vai trò quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, nó phản ánh chất lượng tín dụng hay khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, và nó cũng phụ thuộc vào khả năng, sự “mong muốn” trả nợ của khách hàng. OCB Tây Đô rất chú trọng vào công tác thu nợ. Trước khi chính thức quyết định cho vay vốn, Ngân hàng thường tiến hành quá trình thẩm định chặt chẽ nhu cầu và mục đích sử dụng vốn cũng như tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn hợp lý nhất. Khi đã cho vay, Ngân hàng thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng để kịp thời xử lý những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích hay tình hình doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ vay. Đối với nợ đến hạn và nợ quá hạn, cán bộ sẽ gửi giấy thông báo đến khách hàng để đôn đốc trả nợ, có như vậy mới đảm bảo thu nợ đủ và đúng hợp đồng tín dụng đem lại hiệu quả tín dụng cao cho Chi nhánh.
T ri ệu đ ồn g
Bảng 12: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ PHÂN THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2006- 2008.
( Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 90.625 35,96 213.042 58,73 345.873 68,42 122.417 135,08 132.831 62,35
Trung, dài hạn 163.380 64,84 149.711 41,27 159.606 31,58 -13.669 -0,84 9.895 6,61
Tổng cộng: 252.005 100 362.753 100 505.479 100 110.748 43,95 142.726 39,35
(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô
600.000 500.000 505.479 400.000 362.753 345.873 300.000 200.000 252.005 163.38 213.042 149.711 159.606 100.000 90.625 0.000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Ngắn hạn Trung, dài hạn Tổng
Hình 07: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2006 – 2008.
Do hạn chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước và đa dạng hóa hình thức tín dụng, chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc thu nợ của Ngân hàng tăng lên, đặc biệt là vốn cho vay ngắn hạn. Năm 2006 thu được 252.005 triệu đồng, sang năm 2007 đạt 362.753 triệu đồng so với năm
2006, tăng 110.748 triệu đồng, tỷ trọng 43,95. Đến năm 2008 tăng 142.726 triệu đồng, tương đương tăng 39,35% so với năm 2007, tức thu được 505.479 triệu đồng, trong đó:
a) Cho vay ngắn hạn: Năm 2006, Ngân hàng thu nợ 90.625 triệu đồng, chiếm 35,96% trong tổng doanh số thu nợ của năm. Đến năm 2007 thu được 213.042 triệu đồng, chiếm 135,08% so với năm 2006, tăng 122.417 triệu đồng. Sang năm 2008 đạt 345.873 triệu đồng, tỷ trọng 68,42%, tăng 132.831 triệu đồng, tương đương tăng 62,35 % so với năm 2007. Ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn có doanh số thu nợ ngày càng cao và tỷ trọng chiếm càng lớn, đó là do Ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu để quay đồng vốn nhanh và giảm rủi ro, thứ hai nữa là do những chính sách thông thoáng, đãi ngộ của Chính quyền thành phố đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm cho tình hình kinh tế trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động sản xuất kinh ngày càng hiệu quả nên việc tạo ra lợi nhuận dễ dàng hơn và việc trả nợ được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Đây là những chuyển biến tích cực mà Chi nhánh đã thực hiện được. Trong những năm tới, Chi nhánh cần khai thác sâu hơn đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ thường vay số vốn ít nên việc trả nợ cũng dễ dàng hơn.
b) Cho vay trung và dài hạn: Năm 2006, Ngân hàng thu nợ được 163.380 triệu đồng, chiếm 64,84%. Năm 2007, giảm xuống còn 149.711 triệu đồng, tỷ trọng 41,27%, so với 2006 thì giảm 13.669 triệu, tức giảm 0,84%. Đến năm 2008 tăng lên 9.895 triệu đồng tương đương tăng 6,61% so năm 2007, tức đạt được
159.606 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31,58% trong tổng doanh số thu nợ trung hạn trong năm. Ta thấy tình hình thu nợ trung hạn biến động nhiều do Ngân hàng giảm dần lượng tiền cho vay ở hình thức này vì không mấy hiệu quả. Thực tế những năm qua, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng, nhưng riêng phần cho vay trung hạn thì doanh số thu nợ giảm do nợ quá hạn của năm trước vẫn chưa thu hồi được. Song phải nhìn nhận một điều rằng, ta dùng chỉ tiêu so sánh giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ chỉ có thể đánh giá một cách tương đối về tính hiệu quả của công tác thu nợ, bởi vì doanh số thu nợ mỗi năm phụ thuộc rất nhiều vào kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng của khách hàng. Vì đây là loại tiền đưa lại lợi nhuận cao nếu khách hàng trả nợ đúng hạn, nên Ngân hàng cần chú trọng hơn hình thức này, tăng cường cho vay kết hợp với thẩm định, kiểm tra cũng như phân tích tình hình hiện tại, những chiều hướng tương lai của các khách hàng vay để bảo đảm việc thu nợ đúng kỳ hạn.
T r i ệ u đ ồ n