Tỷ trọng của từng phương thức huy động trên tổng vốn huy

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 52 - 54)

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng OCB Tây Đô rất đa dạng, huy động từ nhiều nguồn khác nhau: từ các tổ chức kinh tế, từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư… Cơ cấu vốn huy động thay đổi rất linh hoạt, nó phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Qua phân tích ở trên ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi từ các TCTD luôn chiếm tỷ trọng cao, còn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán không ổn định và chiếm tỷ lệ khá nhỏ.

Bảng 06: TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG.

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. TG thanh toán 5.951 3,98 17.174 7,85 14.914 4,67 + TG không KH 2.451 1,64 2.174 0,99 3.914 1,23 + TG có kỳ hạn 3.500 2,34 15.000 6,86 11.000 3,44 2. TG tiết kiệm 140.372 93,88 176.553 80,70 233.509 73,16 + TG không kỳ hạn 1.570 1,05 2.031 0,93 2.941 0,92 + TG có kỳ hạn 138.802 92,83 174.522 79,77 230.568 72,24 3. TG của TCTD 3.199 2,14 25.053 11,45 70.768 22,17 Tổng nguồn vốn HĐ 149.522 100 218.780 100 319.191 100

GVHD: Hồ Hồng Liên 38 SVTH: Nguyễn Thị Tươi 38 T ri ệu đ ồn g

( Nguồn: Phòng kế toán OCB Tây Đô)

250.000 233.509 200.000 176.553 150.000 140.372 100.000 70.768 50.000 0.000 5.951 3.199 25.053 17.174 14.914

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. TG thanh toán 2. TG tiết kiệm 3. TG của TCTD

Hình 04: ĐỒ THỊ BIỂU THỊ CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM 2006 – 2008.

+ Tiền gửi tiết kiệm: Qua 3 năm, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm nhiều nhất trong tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng tăng cao. Năm 2006, loại tiền gửi này huy động được 140.372 triệu đồng, chiếm 93,88% tổng vốn huy động. Sang năm 2007 tăng lên 176.553 triệu đồng nhưng chiếm 80,70% do tỷ trọng tiền gửi từ TCTD tăng cao hơn. Năm 2008 là 233.509 triệu đồng. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Nguyên nhân chủ yếu là đời sống của một số người dân ngày càng tăng, họ đã có “của ăn của để” cũng như ngày càng tin tưởng ở Ngân hàng với hàng loạt các chương trình tiết kiệm có dự thưởng hấp dẫn. Lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm vào Ngân hàng là an toàn nhất. Tuy nhiên, dân chúng nhìn chung vẫn chưa quen lắm với hình thức tích luỹ tiền qua Ngân hàng. Ngân hàng cần đầu tư hơn nữa đến công tác tiếp thị, quảng bá Ngân hàng mình cũng như mở nhiều phòng giao dịch hơn để gần gũi với dân hơn.

+ Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán cũng là một thế mạnh của Ngân hàng. Tuy tỷ trọng không chiếm tỷ lệ cao như tiền gửi tiết kiệm nhưng nó lại hứa hẹn một tương lai rất sáng sủa vì số lượng doanh nghiệp giao dịch và gửi tiền

dùng để thanh toán ngày càng cao. Bên cạnh đó số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế cũng tăng mạnh. Số liệu qua 3 năm cho ta thấy tiền gửi thanh toán vẫn tăng đều đều và chiếm tỷ trọng cao dần so với tổng vốn huy động. Cũng như với tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi thanh toán có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao hơn tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Năm 2006 tiền gửi thanh toán là 5.951 triệu đồng, chiếm 3,98 % tổng vốn huy động. Năm 2007 là

17.174 triệu đồng, chiếm 7,85 %. Năm 2008 là 14.914 triệu đồng nhưng tỷ trọng chiếm 4,67 % tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân của sự giảm sụt này như đã phân tích, các chương trình tiết kiệm có dự thưởng ở phương thức tiền gửi tiết kiệm đã thu hút một số lượng lớn khách hàng nên tiền gửi thanh toán có tăng nhưng tỷ lệ thì giảm xuống.

+ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: Tiền gửi của các tổ chức tín dụng cũng chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2006 là 3.199 triệu đồng chiếm 2,14 % trong tổng vốn huy động. Năm 2007 là 25.053 triệu đồng, chiếm 11,83 %. Sang năm 2008 tỷ trọng lại tiếp tục tăng lên chiếm 22,17% trong tổng nguồn vốn huy động.

Để đánh giá hiệu quả huy động vốn, các chỉ tiêu sau được sử dụng:

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w