Dư nợ cho vay theo thời hạn

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 64 - 67)

Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua 3 năm dư nợ cho vay tăng vì Ngân hàng tiến hành mở rộng nhiều hình thức cho vay tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh.

Bảng 13: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008.

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 110.991 39,45 201.973 48,03 256.538 51,26 90.982 81,97 54.565 27,02

Trung, dài hạn 170.372 60,55 218.580 51,97 243.948 48,74 48.208 28,3 25.368 11,61

Tổng cộng: 281.363 100 420.553 100 500.486 100 139.190 49,47 79.933 19,01

(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô)

6 0 0 .0 0 0 5 0 0 .0 0 0 5 0 0 .4 8 6 4 2 0 .5 5 3 4 0 0 .0 0 0 3 0 0 .0 0 0 2 8 1 .3 6 3 2 1 8 .5 8 2 5 6 .5 3 8 2 4 3 .9 4 8 2 0 0 .0 0 0 1 7 0 .3 7 2 2 0 1 .9 7 3 1 0 0 .0 0 0 1 1 0 .9 9 1 0 .0 0 0 N ă m 2 0 0 6 N ă m 2 0 0 7 N ă m 2 0 0 8 N g ắn h ạn Tr u n g , d ài h ạn Tổ n g c ộ n g

Hình 08: BIỂU ĐỒ BIỂU THỊ DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI HẠN.

Tổng dư nợ cho vay càng ngày càng tăng, trong đó Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, với tỷ trọng ngày càng cao. Năm 2006 là 110.991 triệu đồng, năm 2007 là 201.973 triệu đồng, tăng 81,97% so năm 2006, sang năm 2008 thì dư nợ

GVHD: Hồ Hồng Liên 50 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

50

năm 2007. Kết quả đạt được là do tình hình kinh tế phát triển nên nhu cầu vốn cho sản xuất tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh tăng lên, do TP Cần Thơ đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Cho nên các nhà đầu tư đã đầu tư những dự án làm ăn vào Cần Thơ, các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ thì tăng cường hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô để tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình, và các ngân hàng chính là nơi cung cấp vốn cho họ.

Từ những nguyên do đó, vốn vay trung hạn cũng tăng lên. Ngân hàng tập trung cho vay các dự án xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp. Năm 2006 là 170.372 triệu đồng, năm 2007 đạt 218.580 triệu đồng, tăng

28,3% so năm 2006, đến năm 2008 là 243.948 triệu, tăng 11,61% so với năm 2007. Ta thấy rõ ràng, năm 2008 Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến hình thức cho vay này vì nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh và xu hướng chung của các doanh nghiệp đi vay là nỗ lực hơn trong kinh doanh tạo lợi nhuận và uy tín cho mình. Bên cạnh đó cũng cần tranh thủ tiếp cận những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có uy tín để khai thác những lợi ích từ hình thức cho vay này đem lại.

Về tỷ trọng ta thấy có sự biến đổi rõ rệt, các khoản dư nợ dài hạn và trung hạn có xu hướng giảm, trong khi dư nợ ngắn hạn có khuynh hướng tăng và dư nợ ngắn hạn lúc nào cũng chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ, trên hoặc gần bằng 45% ở mỗi năm. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn chiếm 39,45% năm 2006, đến năm 2007 tăng lên 51,26%. Còn dư nợ trung và dài hạn giảm đều với tỷ trọng 60,55% ở năm 2007 giảm xuống còn 51,97%. Sang năm 2008 lại tiếp tục giảm xuống còn 48,74%. Nhưng nhìn chung về dư nợ thì lượng thay đổi dư nợ trung, dài hạn còn kém xa so với dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là ngân hàng muốn cho vay với thời gian ngắn để luân chuyển vốn nhanh và giảm thiểu rủi ro.

22.427 18.546 18.142 12.165 9.602 6.695 T ri ệu đ ồn g

GVHD: Hồ Hồng Liên 51 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

51

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 64 - 67)