ngân hàng trên địa bàn.
Bảng 09: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA OCB TÂY ĐÔ TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN.
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
1. Vốn huy động của OCB Triệu đồng 149.522 218.780 319.191
2. VHĐ các NH trên địa bàn Triệu đồng 4.167.000 5.815.000 6.811.000
VHĐ của OCB / VHĐ các NH trên địa bàn
% 3,59 3,76 4,69
( Nguồn: Phòng kế toán OCB Tây Đô)
Năm 2006, tỷ lệ này là 3,59%, năm 2007 là 3,23%. Sang năm 2008 đánh dấu một bước ngoặt mới, vốn huy động của OCB Tây Đô đã chiếm 4,69% tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn cộng lại.
Cùng hoạt động trên địa bàn TP Cần Thơ, cùng được hưởng những lợi thế như nhau từ chính sách, ưu đãi từ chính quyền Thành phố, Ngân hàng Nhà nước, cũng như chịu những bất lợi do điều kiện khách quan đem lại. Mỗi ngân hàng đều có thế mạnh riêng và hướng đi của mình để đối mặt với thử thách, khẳng định mình, từ đó phát huy hiệu quả kinh doanh. Trên 30 ngân hàng cùng chia nhau một cái bánh là người dân sống tại TP Cần Thơ - thị trường mà nền kinh tế còn phát triển tương đối chậm, đời sống người dân còn thấp, sự hiểu biết về Ngân hàng chưa nhiều, rồi những biến động thị trường mang lại là yếu tố rất khó khăn để các ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi,…. Đứng trước hoàn cảnh đó đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải có sự tỉnh táo, tính thích ứng và tầm nhìn chiến lược mới có thể hoạt động hiệu quả được, và lúc đó mới có cơ hội làm phần bánh thị trường của mình lớn thêm. OCB Tây Đô cũng đã đưa ra những kế hoạch cụ thể, và mọi chỉ tiêu đều được giao cho từng nhân viên. Huy động vốn được khẳng định là hoạt động khó nhưng Ngân hàng đã sử dụng những biện pháp hiệu quả do Hội sở giao cũng như Ngân hàng tự đặt ra cho mình để tăng nguồn vốn. Kết quả là khách hàng ngày càng muốn gửi gắm niềm tin của mình nơi Ngân hàng. Điều đó đã được thể hiện ở tỷ trọng vốn huy động của Ngân hàng so với các ngân hàng trên địa bàn tăng lên, và phần bánh của OCB Tây Đô trên thị trường đang càng ngày càng to hơn. Phát huy những gì đang có và sau khi ra cơ sở mới, chắn
GVHD: Hồ Hồng Liên 42 SVTH: Nguyễn Thị Tươi
42
chắn hiệu quả hoạt động kinh doanh của OCB Tây Đô sẽ vươn lên một tầm mới, và tỷ trọng vốn huy động của Ngân hàng so với tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn không dừng lại ở đó mà còn tăng lên cao hơn nữa.
N
h ận x ét chu n g:
Tình hình huy động vốn tại OCB Tây Đô tương đối hiệu quả qua 3 năm (2006- 2008). Ngân hàng đã luôn cố gắng hạn chế điểm yếu, tận dụng điểm mạnh và nắm bắt được những cơ hội để phát huy hiệu quả kinh doanh của mình. Ngoài việc sử dụng những những hình thức huy động hấp dẫn để thu hút khách hàng thì Ngân hàng luôn quan tâm đến phong cách phục vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ nhằm tạo niềm tin và sự tiện lợi cho khách hàng khi gửi tiền và rút tiền. Ta thấy Ngân hàng huy động vốn chủ yếu qua loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, với các chương trình tiết kiệm có dự thưởng, khuyến mãi, nhưng lại còn hạn chế trong việc huy động từ các tổ chức tín dụng. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng là nguồn vốn trung dài hạn khá ổn định giúp cho Ngân hàng yên tâm đầu tư và cho vay dài hạn, thuận tiện trong việc thanh toán của khách hàng, nên Ngân hàng cần quảng bá những lợi ích của loại tiền gửi này cụ thể đến khách hàng nhằm thu hút số lượng khách hàng gửi tiền nhiều hơn.
Vốn huy động tăng thể hiện tinh thần tự chủ của Ngân hàng cao, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tăng. Điều đó góp phần làm tăng nguồn vốn, là cơ sở để Ngân hàng mở rộng các hình thức đầu tư kinh doanh mới. Trong hiện tại và tương lai, có rất nhiều kênh, nhiều hình thức hấp dẫn để người dân có thể đầu tư vốn để mang lại lợi nhuận cao hơn cộng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng, Chi nhánh cần tăng cường quảng bá thương hiệu, sử dụng biểu lãi suất hấp dẫn linh hoạt cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng nhiều hơn.