Tiền gửi tiết kiệm:

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 49 - 51)

Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động, và cũng là loại tiền mà Ngân hàng dành nhiều “ưu ái” nhất. Đây là lượng tiền nhàn rỗi của dân chúng, các đơn vị kinh tế nhằm mục đích chính là hưởng phần lãi suất mà Ngân hàng trả cho khách hàng khi gửi tiền. Thời hạn càng cố định, thời gian càng dài thì lãi suất thu được càng cao, nên hầu hết khách hàng

đều thích gửi tiền có kỳ hạn để phòng ngừa những rủi ro khách quan xảy ra. Nguyên nhân của sự chênh lệch đó là do các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tạo ra nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng hoạt động, còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì ngược lại, nó sẽ làm nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng không ổn định vì khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào họ cần. Vì vậy, để thu hút khách hàng gửi tiền có kỳ hạn, tạo tiền đề cho sự hoạt động của Ngân hàng thì đòi hỏi các Ngân hàng phải để lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn. Bảng 04: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM QUA 3 NĂM 2006 – 2008.

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.TG K KH 1.570 1,12 2.031 1,15 2.941 1,26 461 29,36 910 44,81

2.TG có KH 138.802 98,88 174.522 98,85 230.568 98,74 35.720 25,73 56.046 32,11

Tổng cộng: 140.372 100 176.553 100 233.509 100 36.181 25,78 56.956 32,26

( Nguồn: Phòng kế toán OCB Tây Đô)

a ) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Mục đích của khách hàng gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn là nhằm sinh lợi cho số tiền tạm thời nhàn rỗi. Xét về cơ cấu, loại tiền gửi này luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn. Qua 3 năm, phương thức huy động này tăng nhẹ. Cụ thể năm 2006, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 1.570 triệu đồng, chiếm 1,12 % tổng tiền gửi tiết kiệm. Sang năm 2007 tăng lên 461 triệu đồng tương đương 29,36 % so với năm 2006. Đến năm 2008 thì lượng tiền gửi này tiếp tục tăng là 2.941 triệu đồng, tăng 44,81% so năm trước đó. Nguyên nhân là do loại tiền này mang lại cho khách hàng lãi không cao, nên nếu họ có vốn nhàn rỗi tạm thời thì họ gửi hình thức tiền gửi thanh toán không kỳ hạn như sử dụng thẻ để thuận tiện hơn trong việc rút tiền.

b) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn xác định thời gian hoàn trả cho khách hàng nên nó tạo ra nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng, và Ngân hàng có thể chủ động đầu tư cho vay trung và dài hạn. Nắm được lợi thế của loại tiền gửi này, OCB Tây Đô luôn dùng những hình thức huy động tốt nhất nhằm làm tăng nguồn vốn cho mình. Năm 2006, tiền gửi là 138.802 triệu đồng, sang năm 2007 là 174.522 triệu đồng, tăng 35.720 triệu đồng tương đương 25,73%. Đến năm 2008 thì có sự tăng

trưởng vượt bậc từ những nguyên nhân trên là 230.568 triệu đồng, tăng 56.046 triệu đồng so với năm 2007.

Để có những kết quả đó, các chương trình tiết kiệm có dự thưởng được Ngân hàng áp dụng liên tục, chủ yếu huy động các loại tiền gửi ngắn hạn và đây cũng là loại tiền gửi mà khách hàng ưa chuộng nhất nhằm giảm rủi ro, nhất là khi khách hàng gửi tiền bằng ngoại tệ. Thêm vào đó, chi nhánh luôn theo sát diễn biến tình hình huy động vốn trên địa bàn, nhằm điều chỉnh mức lãi suất phù hợp, hấp dẫn, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Hơn nữa, sự nhận thức về vai trò quan trọng của Ngân hàng ngày càng được người dân quan tâm và tiếp cận. Do vậy Ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều lượng nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng.

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w