Doanh số thu nợ:

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 61)

Công tác thu nợ đóng vai trò quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, nó phản ánh chất lượng tín dụng hay khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, và nó cũng phụ thuộc vào khả năng, sự “mong muốn” trả nợ của khách hàng. OCB Tây Đô rất chú trọng vào công tác thu nợ. Trước khi chính thức quyết định cho vay vốn, Ngân hàng thường tiến hành quá trình thẩm định chặt chẽ nhu cầu và mục đích sử dụng vốn cũng như tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn hợp lý nhất. Khi đã cho vay, Ngân hàng thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng để kịp thời xử lý những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích hay tình hình doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ vay. Đối với nợ đến hạn và nợ quá hạn, cán bộ sẽ gửi giấy thông báo đến khách hàng để đôn đốc trả nợ, có như vậy mới đảm bảo thu nợ đủ và đúng hợp đồng tín dụng đem lại hiệu quả tín dụng cao cho Chi nhánh.

T ri ệu đ ồn g

Bảng 12: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ PHÂN THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2006- 2008.

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 90.625 35,96 213.042 58,73 345.873 68,42 122.417 135,08 132.831 62,35

Trung, dài hạn 163.380 64,84 149.711 41,27 159.606 31,58 -13.669 -0,84 9.895 6,61

Tổng cộng: 252.005 100 362.753 100 505.479 100 110.748 43,95 142.726 39,35

(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô

600.000 500.000 505.479 400.000 362.753 345.873 300.000 200.000 252.005 163.38 213.042 149.711 159.606 100.000 90.625 0.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Ngắn hạn Trung, dài hạn Tổng

Hình 07: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2006 – 2008.

Do hạn chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước và đa dạng hóa hình thức tín dụng, chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc thu nợ của Ngân hàng tăng lên, đặc biệt là vốn cho vay ngắn hạn. Năm 2006 thu được 252.005 triệu đồng, sang năm 2007 đạt 362.753 triệu đồng so với năm

2006, tăng 110.748 triệu đồng, tỷ trọng 43,95. Đến năm 2008 tăng 142.726 triệu đồng, tương đương tăng 39,35% so với năm 2007, tức thu được 505.479 triệu đồng, trong đó:

a) Cho vay ngắn hạn: Năm 2006, Ngân hàng thu nợ 90.625 triệu đồng, chiếm 35,96% trong tổng doanh số thu nợ của năm. Đến năm 2007 thu được 213.042 triệu đồng, chiếm 135,08% so với năm 2006, tăng 122.417 triệu đồng. Sang năm 2008 đạt 345.873 triệu đồng, tỷ trọng 68,42%, tăng 132.831 triệu đồng, tương đương tăng 62,35 % so với năm 2007. Ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn có doanh số thu nợ ngày càng cao và tỷ trọng chiếm càng lớn, đó là do Ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu để quay đồng vốn nhanh và giảm rủi ro, thứ hai nữa là do những chính sách thông thoáng, đãi ngộ của Chính quyền thành phố đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm cho tình hình kinh tế trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động sản xuất kinh ngày càng hiệu quả nên việc tạo ra lợi nhuận dễ dàng hơn và việc trả nợ được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Đây là những chuyển biến tích cực mà Chi nhánh đã thực hiện được. Trong những năm tới, Chi nhánh cần khai thác sâu hơn đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ thường vay số vốn ít nên việc trả nợ cũng dễ dàng hơn.

b) Cho vay trung và dài hạn: Năm 2006, Ngân hàng thu nợ được 163.380 triệu đồng, chiếm 64,84%. Năm 2007, giảm xuống còn 149.711 triệu đồng, tỷ trọng 41,27%, so với 2006 thì giảm 13.669 triệu, tức giảm 0,84%. Đến năm 2008 tăng lên 9.895 triệu đồng tương đương tăng 6,61% so năm 2007, tức đạt được

159.606 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31,58% trong tổng doanh số thu nợ trung hạn trong năm. Ta thấy tình hình thu nợ trung hạn biến động nhiều do Ngân hàng giảm dần lượng tiền cho vay ở hình thức này vì không mấy hiệu quả. Thực tế những năm qua, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng, nhưng riêng phần cho vay trung hạn thì doanh số thu nợ giảm do nợ quá hạn của năm trước vẫn chưa thu hồi được. Song phải nhìn nhận một điều rằng, ta dùng chỉ tiêu so sánh giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ chỉ có thể đánh giá một cách tương đối về tính hiệu quả của công tác thu nợ, bởi vì doanh số thu nợ mỗi năm phụ thuộc rất nhiều vào kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng của khách hàng. Vì đây là loại tiền đưa lại lợi nhuận cao nếu khách hàng trả nợ đúng hạn, nên Ngân hàng cần chú trọng hơn hình thức này, tăng cường cho vay kết hợp với thẩm định, kiểm tra cũng như phân tích tình hình hiện tại, những chiều hướng tương lai của các khách hàng vay để bảo đảm việc thu nợ đúng kỳ hạn.

T r i u đ n

4.2.2.3 Dư nợ cho vay theo thời hạn:

Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua 3 năm dư nợ cho vay tăng vì Ngân hàng tiến hành mở rộng nhiều hình thức cho vay tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh.

Bảng 13: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008.

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 110.991 39,45 201.973 48,03 256.538 51,26 90.982 81,97 54.565 27,02

Trung, dài hạn 170.372 60,55 218.580 51,97 243.948 48,74 48.208 28,3 25.368 11,61

Tổng cộng: 281.363 100 420.553 100 500.486 100 139.190 49,47 79.933 19,01

(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô)

6 0 0 .0 0 0 5 0 0 .0 0 0 5 0 0 .4 8 6 4 2 0 .5 5 3 4 0 0 .0 0 0 3 0 0 .0 0 0 2 8 1 .3 6 3 2 1 8 .5 8 2 5 6 .5 3 8 2 4 3 .9 4 8 2 0 0 .0 0 0 1 7 0 .3 7 2 2 0 1 .9 7 3 1 0 0 .0 0 0 1 1 0 .9 9 1 0 .0 0 0 N ă m 2 0 0 6 N ă m 2 0 0 7 N ă m 2 0 0 8 N g ắn h ạn Tr u n g , d ài h ạn Tổ n g c ộ n g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 08: BIỂU ĐỒ BIỂU THỊ DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI HẠN.

Tổng dư nợ cho vay càng ngày càng tăng, trong đó Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, với tỷ trọng ngày càng cao. Năm 2006 là 110.991 triệu đồng, năm 2007 là 201.973 triệu đồng, tăng 81,97% so năm 2006, sang năm 2008 thì dư nợ

GVHD: Hồ Hồng Liên 50 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

50

năm 2007. Kết quả đạt được là do tình hình kinh tế phát triển nên nhu cầu vốn cho sản xuất tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh tăng lên, do TP Cần Thơ đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Cho nên các nhà đầu tư đã đầu tư những dự án làm ăn vào Cần Thơ, các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ thì tăng cường hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô để tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình, và các ngân hàng chính là nơi cung cấp vốn cho họ.

Từ những nguyên do đó, vốn vay trung hạn cũng tăng lên. Ngân hàng tập trung cho vay các dự án xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp. Năm 2006 là 170.372 triệu đồng, năm 2007 đạt 218.580 triệu đồng, tăng

28,3% so năm 2006, đến năm 2008 là 243.948 triệu, tăng 11,61% so với năm 2007. Ta thấy rõ ràng, năm 2008 Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến hình thức cho vay này vì nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh và xu hướng chung của các doanh nghiệp đi vay là nỗ lực hơn trong kinh doanh tạo lợi nhuận và uy tín cho mình. Bên cạnh đó cũng cần tranh thủ tiếp cận những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có uy tín để khai thác những lợi ích từ hình thức cho vay này đem lại.

Về tỷ trọng ta thấy có sự biến đổi rõ rệt, các khoản dư nợ dài hạn và trung hạn có xu hướng giảm, trong khi dư nợ ngắn hạn có khuynh hướng tăng và dư nợ ngắn hạn lúc nào cũng chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ, trên hoặc gần bằng 45% ở mỗi năm. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn chiếm 39,45% năm 2006, đến năm 2007 tăng lên 51,26%. Còn dư nợ trung và dài hạn giảm đều với tỷ trọng 60,55% ở năm 2007 giảm xuống còn 51,97%. Sang năm 2008 lại tiếp tục giảm xuống còn 48,74%. Nhưng nhìn chung về dư nợ thì lượng thay đổi dư nợ trung, dài hạn còn kém xa so với dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là ngân hàng muốn cho vay với thời gian ngắn để luân chuyển vốn nhanh và giảm thiểu rủi ro.

22.427 18.546 18.142 12.165 9.602 6.695 T ri ệu đ ồn g

GVHD: Hồ Hồng Liên 51 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

51

4.2.2.4 Nợ quá hạn theo thời hạn.

Bảng 14: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN PHÂN THEO THỜI HẠN, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008.

( Đơn vị tính : Triệu đồng)

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền %

Ngắn hạn 6.695 26,52 9.602 34,61 12.165 35,17 2.907 43,42 2.563 26,69

Trung, dài hạn 18.546 73,48 18.142 65,39 22.427 64,83 -404 -2,18 4.285 23,62

Tổng cộng: 25.241 100 27.744 100 34.592 100 2.503 9,92 6.848 24,68

(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô)

25.000 20.000 15.000 10.000 5.000 0.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Hình 09: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2006 - 2008

Qua bảng và biểu đồ ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh tăng chậm ở năm 2007 nhưng đến năm 2008 lại tăng nhanh hơn. Cụ thể, năm 2006 là 25.241 triệu đồng, đến năm 2007 nợ quá hạn tăng lên 27.744 triệu, tăng 2.503 triệu chiếm 9,92 % so với năm 2006. Sang năm 2008 nợ quá hạn lại tiếp tục tăng lên là 6.848 triệu, tương đương 24,68 % so với năm 2007. Nguyên nhân dư nợ của ngân hàng tăng cao chứng tỏ số hợp đồng vay cũng tăng, do đó chi nhánh đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng thiếu thời gian để đôn đốc khách hàng đóng lãi đúng hạn dẫn đến

nợ chuyển nợ quá hạn quá nhiều. Từ những nguyên nhân đó, nợ quá hạn ngắn hạn cũng tăng theo, năm 2006 là 6.695 triệu, đến năm 2007 tăng lên 9.602 triệu, đến năm 2008 thì tăng chậm lại nhưng vẫn còn cao. Mặc khác khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, một số ít người không lo làm ăn mà chỉ ỷ lại và trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, cũng như của Nhà nước. Bên cạnh đó cũng phải kể đến trách nhiệm của Ngân hàng, không phải việc gì làm cũng là tuyệt đối, vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải làm đúng nguyên tắc thì mới có thể ngăn ngừa được rủi ro tín dụng, khi cho vay Ngân hàng phải đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Bên cạnh đó, thiên tai dịch bệnh lại xảy ra liên tục nên người dân làm ăn không được như dịch lở mồm lông móng, dịch cúm gia cầm…

4.3 PHÂN TÍCH TÍN DỤNG THEO NGÀNH KINH TẾ.4.3.1 Doanh số cho vay . 4.3.1 Doanh số cho vay .

Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu cung cấp cho các tổ chức kinh tế gồm cho vay về nông – lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng và thương mại dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 15: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM.

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

Nông – Lâm nghiệp 70.684 117.587 50.462 46.903 66,36 -67.125 -57,09

Thủy sản 87.579 128.187 180.261 40.608 46,37 52.074 40,62

Xây dựng 68.125 76.999 120.046 8.874 13,03 43.047 55,91

Thương mại dịch vụ 100.390 179.170 234.643 78.780 78,47 55.473 30,96

GVHD: Hồ Hồng Liên 53 SVTH: Nguyễn Thị Tươi 53 T ri ệu đ ồn g Chỉ tiêu Tỷ trọng từng khoản mục 2006 (%) 2007 (%) 2008 (%)

Nông – Lâm nghiệp 21,63 23,43 8,62

Thủy sản 26,80 25,54 30,79

Xây dựng 20,85 15,34 20,51

Thương mại dịch vụ 30,72 35,70 40,08

Tổng cộng: 100 100 100

(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô)

250.000 234.643 200.000 179.17 180.261 150.000 100.000 87.579 100.39 128.187 117.587 120.046 50.000 70.684 68.125 76.999 50.462 0.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nông – Lâm nghi ệp Thủy sản Xây dựng Thương mại dị ch vụ

Hình 10: BIỂU ĐỒ BIỂU THỊ TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ.

Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng có sự biến động giữa các ngành trong tổng doanh số cho vay. Tương tự như tổng doanh số cho vay theo thời hạn, tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế cũng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 326.778 triệu đồng, năm 2007 là 501.943 triệu đồng, tăng 175.165 triệu đồng gần 53,60 % so với năm 2006. Sang năm 2008 lại tiếp tục tăng lên là 83.469 triệu đồng, tương đương 16,63% so với năm 2007. Nguyên nhân cũng giống như trên là do vốn huy động được ở năm 2007 tăng mạnh và đến năm 2008 thì tốc độ này tăng chậm lại làm doanh số cho vay cũng ảnh hưởng theo.

Nhìn chung doanh số cho vay ở từng ngành có xu hướng tăng trừ ngành nông nghiệp có xu hướng giảm từ năm 2006 đến năm 2008. Cụ thể năm 2006 có 70.684 triệu đồng đến năm 2007 có 117.587 triệu, tăng 46.903 triệu chiếm 66,36% nhưng đến năm 2008 chỉ có 50.462 triệu, giảm 67.125 triệu chiếm 57,09 %. Nguyên nhân là do chi nhánh cắt giảm cho vay nông nghiệp trong khi các khoản vay trước đó đã đến hạn thu hồi cho nên làm giảm doanh số cho vay của ngành. Bên cạnh đó, ngành thủy sản tăng mạnh ở năm 2007 và tăng chậm ở năm 2008. Và ngành thương mại dịch vụ, xây dựng thì tăng đều qua các năm.

Nhìn lại doanh số cho vay được phân bố khá đồng đều ở từng ngành kinh tế đã chứng tỏ ngân hàng áp dụng chính sách phân tán rủi ro đều ở các ngành kinh tế làm giảm đi nguy cơ đầu tư không hiệu quả của ngân hàng. Hơn thế nữa tỷ trọng của ngành thương mại và dịch vụ luôn chiếm trên 30 % so với tổng doanh số cho vay vì hiện nay TP Cần Thơ là thành phố “ trẻ” trực thuộc trung ương nên ngành thương mại và dịch vụ đang trên đà phát triển nên nhu cầu vốn theo đó mà tăng và chiếm tỷ lệ cao.

4.3.2 Doanh số thu nợ.

Bảng 16: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008.

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

Nông – Lâm nghiệp 58.015 88.148 80.850 30.133 51,94 -7.298 -8,28

Thủy sản 75.213 98.456 147.585 23.243 30,90 49.129 49,90

Xây dựng 45.127 60.322 94.357 15.195 33,67 34.035 56,42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thương mại dịch vụ 73.650 115.827 182.687 42.177 57,27 66.860 57,72

GVHD: Hồ Hồng Liên 55 SVTH: Nguyễn Thị Tươi 55 T ri ệu đ ồn g Chỉ tiêu Tỷ trọng từng khoản mục 2006 (%) 2007 (%) 2008 (%)

Nông – Lâm nghiệp 23,02 24,30 15,99

Thủy sản 29,85 27,14 29,20

Xây dựng 17,91 16,63 18,67

Thương mại dịch vụ 29,23 31,93 36,14

Tổng cộng: 100 100 100

(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô)

200.000 180.000 182.687 160.000 147.585 140.000 120.000 100.000 80.000 75.213 73.65 98.456 88.148 115.827 80.85 94.357 60.000 40.000 58.015 45.127 60.322 20.000 0.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nông – Lâm nghi ệp Thủy sản Xây dựng Thương mại dị ch vụ

Hình 11: BIỂU ĐỒ BIỂU THỊ TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ.

Qua bảng và biểu đồ ta thấy, tổng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế cũng biến đổi tăng từ năm 2006 đến năm 2008: từ 252.005 triệu đồng năm 2006 tăng lên 362.753 triệu năm 2007 và 505.479 triệu năm 2008 và tình hình thu nợ theo ngành kinh tế cũng rất khả quan. Vế cơ cấu ngành kinh tế ta thấy doanh số thu nợ chi nhánh luôn tăng, cụ thể các ngành kinh tế như thủy sản, xây dựng, thương mại và dịch vụ có số tiền và tốc độ tăng tương đối đều qua các năm. Còn ngành nông nghiệp thì có doanh số thu nợ tăng năm 2007 nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2008, cụ thể năm 2006 là 58.015 triệu, sang năm 2007 tăng lên 30.133 triệu tương đương 51,94% so với năm 2006. Đến năm 2008 lại giảm xuống nhưng chỉ

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 61)