CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 74)

4.4.1 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động.

Bảng 18: TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008.

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

1.Tổng dư nợ Triệu đồng 281.363 420.553 500.486

2. Tổng vốn HĐ Triệu đồng 149.522 218.780 319.191

Tổng dư nợ / Tổng NV HĐ Lần 1,88 1,92 1,57

(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay qúa nhỏ đều không tốt vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động

vốn của Ngân hàng thấp và ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Qua 3 năm ta thấy, tình hình nguồn vốn tương đối thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2006, bình quân 1,88 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2007 tăng lên, cứ 1,98 đồng đồng dư nợ thì có sự đóng góp của 1 đồng vốn huy động, sang năm 2008 thì tỷ lệ này giảm xuống, 1,57 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động.

Qua 3 năm ta thấy nguồn vốn huy động đã đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn, có thể nói là dư cho sản xuất và tiêu dùng của các cá nhân và các doanh nghiệp, buộc chi nhánh phải có chính sách hợp lý để không xảy ra rủi ro về thanh khoản. Song, do địa bàn TP Cần Thơ là TP trẻ đang trên đà phát triển có rất ít lượng vốn gửi vào ngân hàng và nhu cầu vốn vay ở đây rất cao, do đó ngân hàng đã kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động cho toàn ngành. Mặc dù, chỉ tiêu này thấp nhưng hầu như tiền gửi ở ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm nên ngân hàng có thể cân đối dễ dàng do đó không có trường hợp rủi ro thanh khoản xảy ra.

4.4.2 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Bảng 19: NỢ QUÁ HẠN TÊN TỔNG DƯ NỢ QUA 3 NĂM 2006 - 2008.

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

1. Nợ quá hạn Triệu đồng 25.241 27.744 34.592

2. Tổng dư nợ Triệu đồng 281.363 420.553 500.486

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ % 8,97 6,60 6,91

(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ta thấy tình hình nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn còn cao, năm 2006 là 8,97%, năm 2007 là 6,60% và năm 2008 là 6,91% và chiếm chưa đến 10% so với tổng dư nợ. Từ đó cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Công tác tín dụng cho vay là hoạt động mạnh nhất của OCB Tây Đô. Nguyên nhân ngân hàng đã thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc và chăm sóc khách hàng tận tình của nhân viên ngân hàng là tốt. Bên cạnh đó đã chứng tỏ việc thẩm định khách hàng trước khi vay của ngân hàng cũng rất hiệu quả, kết quả dường như không có hay rất ít khách hàng sai hẹn trả, nên nguy cơ về rủi ro tín dụng ít xảy ra. Trong những năm tới, đi đôi với việc thu hồi nợ tồn đọng thì Ngân

GVHD: Hồ Hồng Liên 60 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

60

hàng phải tiến hành thẫm định kỹ hơn các doanh nghiệp và các nhân vay vốn như tư vấn, tham gia đầu tư trực tiếp vào các dự án, vừa tăng lợi nhuận cho chi nhánh vừa đảm bảo chất lượng tín dụng đạt hiệu quả.

4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng.

Bảng 20: VÒNG VAY VỐN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008.

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

1. Doanh số thu nợ Triệu đồng 252.005 362.753 505.479

2. Dư nợ bình quân Triệu đồng 243.666 350.958 460.520

D.Số thu nợ / Dư nợ bình quân Lần 1,03 1,03 1,10

(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô)

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả của đồng vốn tín dụng qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng có hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhìn chung, vòng vay vốn tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua có xu hướng sụt giảm, năm 2006, 2007 là 1,03 lần, sang năm 2008 là 1,1 lần. Tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng tương đối tốt, số thu nợ phù hợp trên dư nợ cho vay bình quân đã chứng tỏ ngân hàng hoạt động khá hiệu quả công tác thu hồi nợ, đồng vốn được đẩy vào chu kỳ sinh lợi nagỳ càng nhiều. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải có biện pháp nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng lên, ổn định nhằm làm cho khả năng sinh lợi từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng thêm lợi nhuận.

4.4.4 Hệ số thu hồi nợ:

Bảng 21: HỆ SỐ THU HỒI NỢ QUA 3 NĂM 2006 – 2008.

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

1. Doanh số thu nợ Triệu đồng 252.005 362.753 505.479

2. Doanh số cho vay Triệu đồng 326.778 501.943 585.412

D.Số thu nợ / D.số cho vay % 77,12 72,27 86,35

(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô)

Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay là khả năng trả nợ của khách hàng, công tác thu hồi nợ càng hiệu quả thì chỉ tiêu này càng cao.

Từ bảng số liệu ta thấy, hệ số thu hồi nợ qua 3 năm biến động không ổn định, nhưng hệ số thu hồi nợ cũng được xem là khá cao. Năm 2006 là 77,12%,

GVHD: Hồ Hồng Liên 61 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

61

năm 2007 là 72,27 %, sang năm 2008 là 86,35%, tăng 14,08 % so với năm 2007. Điều này giúp ta nhận định rằng công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được nâng lên từng bước, tức Ngân hàng khẳng định được nguồn vốn của mình được đảm bảo, họat động của Ngân hàng có cơ sở vững chắc để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Nh ậ n x ét chu n g:

Qua phân tích tình hình sử dụng vốn ta thấy Ngân hàng sử dụng vốn chủ yếu vào việc cho vay đối với các thành phần kinh tế theo các kỳ hạn. Đi đôi với công tác huy động vốn thì hoạt động tín dụng đang là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng. Tình hình sử dụng vốn ngày càng có những chuyển biến tích cực: doanh số cho vay và dư nợ cùng doanh số thu nợ tăng, điều này thể hiện chất lượng tín dụng được nâng cao, đặc biệt năm 2007 là bước chuyển thực sự trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn với tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay ,vì với cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro và quay đồng vốn nhanh, trong khi cho vay trung dài hạn chưa được Ngân hàng quan tâm nhiều. Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng cho vay trung dài hạn kết hợp với công tác thẩm định chặt chẽ hơn nhằm mang lại lợi nhuận cao.

Trong những năm gần đây, Việt Nam gia nhập WTO, nhu cầu vốn để tiêu dùng, mở rộng sản xuất cũng như tăng năng lực sản xuất để đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài của các doanh nghiệp, Ngân hàng cần chủ động vốn chủ yếu từ huy động tại chỗ và một phần nhận vốn điều chuyển từ các phòng giao dịch để đáp ứng đầy đủ kịp thời cho khách hàng. Đây không những sẽ tạo lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế khu vực và cả nước phát triển.

4.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẮP TỚICỦA OCB TÂY ĐÔ.CỦA OCB TÂY ĐÔ. CỦA OCB TÂY ĐÔ.

4.5.1 Thuận lợi:

Ngân hàng OCB Tây Đô có được những thành tựu như hôm nay là nhờ sự tận dụng những nguồn lực sẵn có và phát huy tối đa mọi lợi thế của mình.

GVHD: Hồ Hồng Liên 62 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

62

- Việc Cần Thơ trở thành TP trực thuộc trung ương cũng đã đem lại cho ngân hàng nhiều cơ hội trong tham gia đầu tư, tài trợ, cho vay, huy động vốn… làm gia tăng hoạt động của ngân hàng cũng như góp phần vào sự phát triển của thành phố.

- Trong thời gian qua, Chính phủ đã điều chỉnh, bổ sung và ban hành nhiều chính sách vĩ mô phù hợp với điều kiện thực tiễn, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng nên tốc độ kinh tế của cả nước nói chung, của Cần Thơ nói riêng tiếp tục phát triển ổn định. Nhiều chỉ tiêu tăng qua các năm và vượt mục tiêu đề ra, trong đó nhiều khách hàng của chi nhánh đạt được hiệu quả kinh doanh cao, tạo môi trường an toàn, ít rủi ro hơn cho hoạt động ngân hàng.

- Bên cạnh đó, Chi nhánh còn đuợc sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời sát sao của Ủy Ban Nhân Dân quận ủy Ninh Kiều, TP Cần Thơ, NHNN chi nhánh Cần Thơ và nhất là Ngân hàng TMCP Phương Đông đã tạo điều kiện thuận lợi về cung ứng nguồn vốn đầy đủ và kịp thời góp phần giúp chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ của mình.

4.5.2 Khó khăn:

- Hiện nay trên địa bàn TP Cần Thơ có nhiều ngân hàng cùng hoạt động nên cạnh tranh rất quyết liệt, đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất, thủ tục vay, chất lượng dịch vụ và tiện ích ngân hàng.

- Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên trước sự biến động của thị trường, các doanh nghiệp đều rất cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn có những tồn tại đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

- Cơ cấu tín dụng ở một số phòng giao dịch chủ yếu cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp nên mức rủi ro cao, chưa có điều kiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng sang lĩnh vực khác.

- Mặc dù kết quả huy động vốn đều tăng trưởng qua các năm nhưng địa điểm của chi nhánh không nằm trên vị trí thuận lợi nên việc sử dụng vốn cũng hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

4.5.3 Định hướng phát triển sắp tới:

- Xác định thị trường mục tiêu là ngân hàng bán lẻ cung cấp các tiện ích ngân hàng phục vụ cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thể nhân, các hộ nông nghiệp và cư dân thành thị.

GVHD: Hồ Hồng Liên 63 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

63

- Phát triển hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ như phát triển các tiện ích của ngân hàng, làm phong phú các loại hình cho vay để phục vụ các doanh nghiệp vùa và nhỏ, các tiểu thương, hộ gia đình và tiêu dùng cá nhân.

- Mở rộng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân sự cho việc phát triển mạng lưới hoạt động của ngân hàng.

GVHD: Hồ Hồng Liên 64 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

64

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG.

5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN.

Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của Ngân hàng thương mại, chính đặc thù này đã giúp cho các Ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay trên địa bàn đã hiện diện cơ bản đầy đủ các chi nhánh Ngân hàng thương mại như: Ngân hàng Ngoại Thương, Á Châu, Eximbank, Sacombank, An Bình, Ngân Hàng Công Thương, Nông Nghiệp,... Thực tế cho thấy nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững khi nguồn tiền để đầu tư chủ yếu phải là từ tiết kiệm của dân chúng, tiết kiệm của nền kinh tế và tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

- Chi nhánh phải nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ tài khoản doanh nghiệp nhằm thu hút nhiều hơn nữa các tổ chức kinh tế trên địa bàn gửi tiền vào Ngân hàng. Bởi đây là một lượng vốn khá lớn của doanh nghiệp khi họ chưa cần để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Trong năm 2008 thì trong tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động được thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm 70.768 triệu đồng. Trong thời gian tới chi nhánh cần nâng cao uy tín của mình hơn nữa, có nhiều chính sách khuyến mãi, quan tâm tới khách hàng doanh nghiệp. Cần duy trì và cải thiện khả năng thanh khoản của chi nhánh để tạo tâm lý an toàn cho khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng.

- Về lãi suất thì chi nhánh phải ổn định lãi suất huy động của mình, cần có nhiều hình thức áp dụng lãi suất ưu đãi với số tiền gửi lớn và kỳ hạn gửi dài, gửi tiết tiệm tích luỹ và cho phép rút từng phần theo nhu cầu khách hàng, tặng quà khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng và kèm theo các dịch vụ hỗ trợ thanh toán, chuyển tiền thuận lợi cho khách hàng...

- Cần hoàn thiện cho mình một chính sách khách hàng hợp lý và có hiệu quả. Tư vấn và hỗ trợ người dân làm các thủ tục liên quan đến gửi tiền, hướng dẫn người dân cách sử dụng tiền nhàn rỗi hợp lý, đồng thời giúp người dân hiểu rõ vai trò và những dịch vụ tiện ích của Ngân hàng. Có chính sách khuyến khích

GVHD: Hồ Hồng Liên 65 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

65

giúp người dân có tiền gửi Ngân hàng tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ vốn của Ngân hàng.

- Ngân hàng quan tâm hơn nữa đến công tác quảng cáo, tiếp thị hiệu quả các dịch vụ tiện ích của chi nhánh như: bảo mật, an toàn, thuận tiện và sinh lãi tới khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau: Báo chí, Internet, Truyền hình hay phát tờ bướm khi khách hàng đến giao dịch...

- Ngân hàng nên tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp để huy động các nguồn vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế năm 2008 và trong những năm tới. Trong đó, chú trọng điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn của nguồn vốn huy động cho phù hợp với cơ cấu tín dụng của mình.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN.

Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay, nhu cầu vốn cho đầu tư đã và đang tăng trưởng ở mức cao. Việt Nam chính thức gia nhập WTO, tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế đang tích cực mở rộng hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh, nên cung - cầu tín dụng đều tăng. Thị trường bất động sản đang ấm lên, dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng.

Trong thời gian tới OCB Tây Đô cần quan tâm triển khai thực hiện một số giải pháp để tiếp tục mở rộng tín dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế.

- Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo quy định của NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. Tiếp tục thực hiện các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống.

- Đẩy mạnh khả năng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, tránh tình trạng lạm dụng lãi suất để cạnh tranh thiếu lành mạnh, dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Rút ngắn thời gian phê duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng đồng thời đẩy mạnh công tác thu hồi nợ.

GVHD: Hồ Hồng Liên 66 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

66

- Cán bộ tín dụng theo dõi tình hình tài chính, tín dụng phương thức hoạt động kinh doanh cũng như nhu cầu vốn của káhch hàng để có những biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng có dấu hiệu không đủ khả năng trả nợ.

- Nâng cao năng lực thu thập thông tin, nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác. Kiểm soát chặt chẽ rủi ro đối với các

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w