- Tham gia lập kế hoạch phát triển và tối ưu hóa hệ thống mạng.
- Quản lý duy trì các hệ thống như SWIFT, CITAD, E – COMMERCE, PC – BANKING, HOME BANKING.
- Triển khai và khắc phục các sự cố hệ thống đường truyền.
- Tổng hợp, báo cáo tiến trình công việc, báo cáo theo dõi hệ thống cho lãnh đạo theo định kỳ.
- Hỗ trợ người sử dụng khắc phục sự cố về an toàn và an ninh trên hệ thống. Tham gia lắp đặt, triển khai các thiết bị của người dùng cuối khi có yêu cầu.
3.3.2.7 Phòng giao dịch:
Là đơn vị kinh doanh trực thuộc chi nhánh, gồm: An Hòa, An Phú, Đông Thuận, Vĩnh Long, Phước Thới, Đồng Tháp…
Thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc chi nhánh và sự chấp thuận của Tổng Giám Đốc.
GVHD: Hồ Hồng Liên 27 SVTH: Nguyễn Thị Tươi
27
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA OCB TÂY ĐÔ QUA 3NĂM 2006 – 2008. NĂM 2006 – 2008.
Bảng 01: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA OCB TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008. (Đơn vị tính: Triệu đồng) 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập. 31.120 54.325 68.578 23.205 74,57 14.253 26,24
Thu lãi cho vay 29.593 52.018 64.175 22.425 75,78 12.157 23,37
Thu lãi dịch vụ 372 390 659 18 4,84 269 68,97
Thu lãi tiền gửi 264 914 1.856 650 246,21 942 103,06
Thu lãi kinh doanh ngoại tệ
9 13 31 4 44,44 18 138,46
Thu khác 622 513 1.826 -119 -19,13 1.323 263,02
2. Tổng chi phí 23.882 41.488 52.376 17.606 73,72 10.888 26,24
Trã lãi tiền gửi 15.564 30.831 39.171 15.267 98,09 8.340 27,05
Trả lãi tiền vay 1.924 1.249 2.200 -675 -35,08 951 76,14
Chi phí khác 6.394 9.408 11.005 3.014 47,14 1.597 16,97
3. Lợi nhuận trước thuế
7.238 12.837 16.202 5.599 77,36 3.365 26,21
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của OCB Tây Đô, phòng kế toán và ngân quỹ)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của OCB Tây Đô Cần Thơ ta thấy thu nhập, chi phí và lợi nhuận tăng nhẹ qua các năm.
3.4.1 Về thu nhập:
- Tình hình thu nhập qua 3 năm không ngừng tăng lên. Tổng thu nhập năm 2006 là 31.120 triệu đồng, trong đó thu về hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất. Thu lãi tiền gửi tăng là do chi nhánh thu lãi điều chuyển vốn cho các phòng giao dịch. Nhìn chung, nguồn thu nhập của chi nhánh vẫn còn phụ thuộc vào thu hoạt động tín dụng. Năm 2007 thu nhập đạt 54.325 triệu đồng tăng 23.205 triệu so với năm 2006, tức bằng 74,57% so với năm 2006. Trong đó, thu nhập của chi nhánh chủ yếu từ lãi cho vay, ngoài ra cũng có nguồn thu nhập khác từ lãi dịch
GVHD: Hồ Hồng Liên 28 SVTH: Nguyễn Thị Tươi
28
vụ, lãi tiền gửi, lãi từ kinh doanh ngoại tệ… Trong năm, chi nhánh đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp tích cực như thu hút nhiều khách hàng mới, tăng dư nợ tín dụng, tăng doanh số kinh doanh ngoại tệ và các nguồn thu khác… nhằm khởi tăng nguồn thu, tạo thu nhập tăng tích lũy ngày càng nhiều, trong đó thu kinh doanh ngoại tệ là 13 triệu đồng năm 2007, sang năm 2008 tăng lên là 31 triệu đồng. Tuy nhiên nguồn thu chủ yếu của chi nhánh vẫn là lãi cho vay. Sang năm 2008, tổng thu nhập của OCB Tây Đô là 68.578 triệu đồng, tăng 14.253 triệu đồng, tương đương 26,24 % so với năm 2007. Sở dĩ Ngân hàng OCB Tây Đô có nguồn thu nhập tăng mạnh năm 2007 nhưng đến năm 2008 tăng nhẹ là vì chi nhánh đã tuân theo chiến lược phát triển của Ban Giám đốc trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh như: liên kết với đối tác nước ngoài, làm đại lý, dịch vụ… Đồng thời, năm 2008 tăng chậm như thế là do sự thay đổi lãi suất theo quy định của NHNN, tình hình biến động của thị trường.
3.4.2 Về chi phí:
Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của Chi nhánh cũng tăng lên. Năm 2006, tổng chi phí là 23.882 triệu đồng, chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi. Trong năm này Chi nhánh thực hiện công tác hiện đại hóa, đầu tư mua sắm tài sản công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Chi nhánh phải chi các khoản ngoài giờ, chi thưởng, chi lương do tăng cường người thực hiện chương trình mới và bổ sung nhân sự cho chi nhánh cấp 2. Năm 2007, tổng chi phí hoạt động kinh doanh là 41.488 triệu đồng, tăng 73,72 % so với 2006, chi trả lãi tiền gửi và chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 30.831 triệu đồng, chiếm trên 70% tổng chi phí. Nguyên nhân là do nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng trên 30%. Và các chi phí khác cũng tăng lên. Sang năm 2008, tổng chi phí của OCB Tây Đô là 52.376 triệu đồng, tăng 10.888 triệu đồng, tương đương 26,24 % so với năm 2007. Trong đó chi trả lãi tiền gửi là 39.171 triệu đồng (chiếm 74,79 % tổng chi phí). Nguyên nhân là do trong năm 2008, nguồn vốn huy động trên địa bàn và vốn điều chuyển tăng cao nên chi phí trả lãi nhiều hơn các năm trước. Chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí cho hoạt động kinh doanh, nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chung cho toàn chi nhánh.
T ri ệu đ ồn g
GVHD: Hồ Hồng Liên 29 SVTH: Nguyễn Thị Tươi
29
3.4.3 Về lợi nhuận.
Ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng liên tục qua 3 năm từ năm 2006- 2008, do Ngân hàng áp dụng phương thức dự thu dự chi nên lợi nhuận ngân hàng tăng nhưng chậm. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2006 của chi nhánh là 7.238 triệu đồng là một nỗ lực rất lớn và đáng ghi nhận. Năm 2007, lợi nhuận là 12.837 triệu đồng, tăng 77,36 % so với năm 2006. Sang năm 2008 lợi nhuận tăng lên 3.365 triệu đồng, tương đương 26,21 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do hệ thống OCB Phương Đông nói chung và OCB Tây Đô nói riêng từng bước hiện đại hóa, thực hiện việc giao dịch một cửa nhanh chóng thuận tiện đã thu hút khách hàng, cũng như số lượng giao dịch ngày càng tăng. Mặc khác, có được sự thành công này là do sự lãnh đạo đúng đắn và kịp thời của ban lãnh đạo ngân hàng và sự tận tâm, nhiệt tình trong công tác của tập thể cán bộ ngân hàng. Đồng thời cũng được sự hỗ trợ của ban ngành có liên quan mà hiệu quả của ngân hàng được thể hiện trên
các lĩnh vực về tài chính cũng như phúc lợi xã hội.
80.000 70.000 68.578 60.000 50.000 40.000 30.000 31.12 23.882 54.325 41.488 52.376 20.000 10.000 7.238 12.837 16.202 0.000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Tổng thu nhập 2. Tổng chi phí 3. Lợi nhuận trước thuế
Hình 02: BIỂU ĐỒ BIỂU THỊ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA OCB TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
GVHD: Hồ Hồng Liên 30 SVTH: Nguyễn Thị Tươi
30
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG
ĐÔNG - CHI NHÁNH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2006- 2008.
4.1 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN2006 – 2008.2006 – 2008. 2006 – 2008.
4.1.1 Phân tích chung tình hình huy động vốn.
Huy động vốn là hoạt động tương đối khó khăn đối với các Ngân hàng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Muốn huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải hội đủ khá nhiều điều kiện như cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi để dễ giao dịch, mức lãi suất huy động, công nghệ thông tin và chất lượng phục vụ ...Trên địa bàn thành phố hiện nay có rất nhiều Ngân hàng hoạt động với sự cạnh tranh gay gắt, mỗi ngân hàng đều dựa vào đặc trưng thế mạnh của mình và áp dụng những hình thức kinh doanh riêng nhằm thu hút khách hàng.
Cần Thơ đã trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương hơn 5 năm nay, đời sống còn thấp so với khu vực nói riêng và cả nước nói chung. Tâm lý người dân lại thường chỉ tin tưởng những ngân hàng lớn (là những ngân hàng thương mại Nhà nước) và hình như không muốn thay đổi thói quen đó. Đối mặt với những khó khăn đó, để có thể tồn tại và thúc đẩy việc kinh doanh ngày càng phát triển, đòi hỏi OCB Tây Đô cũng như các ngân hàng khác phải nâng cao chất lượng huy động vốn để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Hơn nữa, do điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân và doanh nghiệp ngày càng cao, càng trở nên cấp thiết thì việc phát huy tốt công tác huy động vốn là điều cực kỳ quan trọng. OCB Tây Đô đã không ngừng nỗ lực để giữ khách hàng cũ, lôi kéo nhiều khách hàng mới và được đánh giá là Ngân hàng huy động vốn hiệu quả trong những năm gần đây. Để hiểu rõ hơn về công tác huy động vốn của Ngân hàng, ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm trở lại đây (2006 – 2008).
T ri ệu đ ồn g
GVHD: Hồ Hồng Liên 31 SVTH: Nguyễn Thị Tươi
31
Bảng 02: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008.
( Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn HĐ từ KH 146.323 193.727 248.423 47.404 32,4 54.696 28,23 + TG thanh toán 5.951 17.174 14.914 11.223 188,59 - 2.260 -13,16 + TG tiết kiệm 140.372 176.553 233.509 36.181 25,78 56.956 32,26 2. Vốn HĐ từ TCTD 3.199 25.053 70.768 21.854 683,15 45.715 182,47 Tổng cộng: 149.522 218.780 319.191 69.258 46,32 100.411 45,9
( Nguồn: Phòng kế toán OCB Tây Đô)
350.000 319.191 300.000 250.000 200.000 150.000 146.323 149.522 193.727 218.78 248.423 100.000 50.000 0.000 3.199 25.053 70.768
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Vốn HĐ từ KH 2. Vốn HĐ từ TCTD Tổng NV huy động
Hình 03: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA OCB TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008.
Vốn huy động là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động tại chỗ với nhiều hình thức. Nguồn vốn huy động càng lớn càng tạo thế chủ động trong việc cho vay và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Từ năm cuối năm 2006, OCB Tây Đô đã áp dụng nhiều chính sách, nhiều chương trình khuyến mãi nên việc huy động dễ dàng và hiệu quả hơn. Chính công nghệ đã tạo cho Ngân hàng một bước đột phá
trong công tác huy động vốn. Vốn huy động của yếu là từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn.
4.1.1.1 Vốn huy động từ khách hàng:
Năm 2006, do tình hình nợ xấu còn tồn đọng, và khách hàng chưa thực sự đủ tin tưởng để gửi gắm niềm tin vào Ngân hàng nên chủ yếu là khách hàng cũ với tiền gửi thanh toán là 5.951 triệu đồng, tiền gửi tiết kiệm là 140.372 triệu đồng. Năm 2007, tình hình huy động vốn của Ngân hàng có những bước khởi sắc mới. Vốn huy động từ khách hàng là 193.727 triệu đồng, tăng 32,4 % so với năm 2006, trong đó tiền gửi thanh toán tăng 188,59 %, tiền gửi tiết kiệm tăng 25,78%. Nguyên nhân là năm 2007 là TP Cần thơ đã là TP trực thuộc Trung ương nên Đảng và Nhà nước có rất nhiều dự án đầu tư vào đây nhằm đổi mới bộ mặt toàn thành phố. Đứng trước thời cơ đó, các tổ chức kinh tế tiến hành dự trữ và gửi tiền vào Ngân hàng nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư khi thời điểm thích hợp.
Năm 2008 thì công tác huy động vốn của Ngân hàng tăng lên đáng kể. Vốn huy động từ khách hàng tăng 54.696 triệu đồng, tương đương 28,23 % so năm 2007. Nhưng tiền gửi thanh toán giảm so với năm 2007 là 2.260 triệu, đáng nói là tiền gửi tiết kiệm tăng 56.956 triệu đồng, tức tăng 32,26 %. Lý do chính là Chi nhánh đã sử dụng rất nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn như tiết kiệm có dự thưởng, khuyến mãi, lãi suất huy động thì vào loại cao nhất so với các ngân hàng trên địa bàn…. OCB Tây Đô đã dần khẳng định được vị thế của mình, tạo niềm tin nơi khách hàng.
4.1.1.2 Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng:
Về vốn huy động từ các tổ chức tín dụng thì năm 2006 là 3.199 triệu đồng, năm 2007 là 25.053 triệu đồng, sang năm 2008 là 70.768 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng có những chính sách phù hợp với điều kiện và đặc điểm của người dân tại TP Cần Thơ. Mặc khác, tiền gửi này tăng là do ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử đáp ứng nhanh kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt cho nên thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán nên số tiền gửi này tăng đáng kể.
Các phương thức huy động vốn biến động cụ thể như thế nào, ta sẽ đi sâu vào phân tích từng loại tiền gửi cụ thể.
4.1.2 Các phương thức huy động vốn.4.1.2.1 Tiền gửi thanh toán:4.1.2.1 Tiền gửi thanh toán: 4.1.2.1 Tiền gửi thanh toán:
Tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế. Do yêu cầu trong sản xuất kinh doanh cũng như thấy rõ được những tiện ích từ các sản phẩm, dịch vụ nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp giao dịch thường xuyên với Ngân hàng.
Bảng 03: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI THANH TOÁN QUA 3 NĂM.
( Đợn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số
tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.TG K KH 2.451 70,03 2.174 12,66 3.914 26,45 -277 -11,3 1.740 80,04
2.TG có KH 3.500 29,97 15.000 87,34 11.000 73,55 11.500 328,57 -4000 -26,67
Tổng cộng: 5.951 100 17.174 100 14.914 100 11.223 188,59 -2.260 -13,16
( Nguồn: Phòng kế toán OCB Tây Đô)
Với phương châm “khách hàng là thượng đế”, Ngân hàng luôn đáp ứng tốt nhất trong khả năng của mình mọi nhu cầu của khách hàng. Kết quả là tiền gửi thanh toán năm 2007 là 17.174 triệu đồng, tăng 11.223 triệu đồng, tương ứng 188,59 % so với năm 2006. Năm 2008 là 14.914 triệu đồng, giảm 2.260 triệu đồng, tương đương 13,16 % so với năm 2007.
a) Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn:
Đây là khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, là khoản tiền mà người gửi có thể rút ra bất kỳ thời gian nào mà không cần thông báo trước. Mục đích của loại tiền gửi này đối với các doanh nghiệp là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế được chi phí tổ chức thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền. Nắm rõ được những lợi ích đó nên số lượng doanh nghiệp gửi tiền càng tăng lên. Năm 2006, loại tiền gửi này huy động được 2.451 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70.03 % trong tổng số tiền gửi thanh toán, năm 2007 là 2.174 triệu, giảm 277 triệu đồng, tức 11,3 % so với năm 2006. Sang năm 2008 là 3.914 triệu đồng, tăng 1.740 triệu tức là 80,04 % so với năm
Sự gia tăng đáng kể của tiền gửi thanh toán không kỳ hạn là do Ngân hàng tiến hành hiện đại hoá trên mọi phương diện. Và việc giao dịch một cửa đã phát huy tính ưu việt như tạo cho khách hàng sự thoải mái, nhanh chóng, chính xác khi giao dịch với Ngân hàng. Mặc khác, Ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách như: tặng quà khuyến mãi…
b) Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn:
Do nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế chỉ là tạm thời, là sự dự trữ để chờ cơ hội đầu tư nên các doanh nghiệp thường gửi tiền theo loại tiền gửi không kỳ hạn. Nhưng tỷ lệ tiền gửi thanh toán có kỳ hạn chiếm một phần tương đối trong các loại tiền gửi. Và loại này chủ yếu là tiền gửi của doanh nghiệp. Lượng tiền gửi có kỳ hạn năm 2006 là 3.500 triệu đồng. Sang năm 2007 thì có sự tăng trưởng mạnh mẽ, Ngân hàng đã huy động được 15.000 triệu đồng, tăng 328,57 % so với năm 2006. Năm 2008, tiền gửi này đã giảm xuống còn 11.000