Bảng 14: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN PHÂN THEO THỜI HẠN, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008.
( Đơn vị tính : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền %
Ngắn hạn 6.695 26,52 9.602 34,61 12.165 35,17 2.907 43,42 2.563 26,69
Trung, dài hạn 18.546 73,48 18.142 65,39 22.427 64,83 -404 -2,18 4.285 23,62
Tổng cộng: 25.241 100 27.744 100 34.592 100 2.503 9,92 6.848 24,68
(Nguồn: Phòng Tín dụng OCB Tây Đô)
25.000 20.000 15.000 10.000 5.000 0.000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Ngắn hạn Trung, dài hạn
Hình 09: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2006 - 2008
Qua bảng và biểu đồ ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh tăng chậm ở năm 2007 nhưng đến năm 2008 lại tăng nhanh hơn. Cụ thể, năm 2006 là 25.241 triệu đồng, đến năm 2007 nợ quá hạn tăng lên 27.744 triệu, tăng 2.503 triệu chiếm 9,92 % so với năm 2006. Sang năm 2008 nợ quá hạn lại tiếp tục tăng lên là 6.848 triệu, tương đương 24,68 % so với năm 2007. Nguyên nhân dư nợ của ngân hàng tăng cao chứng tỏ số hợp đồng vay cũng tăng, do đó chi nhánh đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng thiếu thời gian để đôn đốc khách hàng đóng lãi đúng hạn dẫn đến
nợ chuyển nợ quá hạn quá nhiều. Từ những nguyên nhân đó, nợ quá hạn ngắn hạn cũng tăng theo, năm 2006 là 6.695 triệu, đến năm 2007 tăng lên 9.602 triệu, đến năm 2008 thì tăng chậm lại nhưng vẫn còn cao. Mặc khác khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, một số ít người không lo làm ăn mà chỉ ỷ lại và trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, cũng như của Nhà nước. Bên cạnh đó cũng phải kể đến trách nhiệm của Ngân hàng, không phải việc gì làm cũng là tuyệt đối, vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải làm đúng nguyên tắc thì mới có thể ngăn ngừa được rủi ro tín dụng, khi cho vay Ngân hàng phải đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Bên cạnh đó, thiên tai dịch bệnh lại xảy ra liên tục nên người dân làm ăn không được như dịch lở mồm lông móng, dịch cúm gia cầm…