IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
1.5.2.8 Tiến độ thực hiện dự án
– Từ 06/2010 – 07/2010: Các thủ tục thuê đất đất và giấy phép đầu tư.
– Từ 07 – 09/2010: Lập Báo cáo đầu tư. Báo cáo đánh giá tác động môi trường; thiết kế cơ sở và kỹ thuật;
– Từ 09/2010 – 05/2011: Xây dựng cơ sở hạ tầng, tháo dỡ, di dời và lắp đặt máy móc thiết bị, xây dựng các công trình xử lý môi trường;
– Từ 06/2011: đưa vào hoạt động.
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG 2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa hình
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Củ Chi là huyện ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ 106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, cách trung tâm thành phố 60km theo đường Xuyên Á, có diện tích tự nhiên là 43.450,2 ha, bằng 20,74% diện tích toàn Thành Phố.
– Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. – Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương.
– Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh. – Phía Tây giáp tỉnh Long An.
2.1.1.2 Địa hình
Huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 – 10m.
2.1.2 Điều kiện khí tượng – thủy văn
2.1.2.1 Điều kiện về khí tượng
Dự án huyện Củ chi, Tp.HCM nên điều kiện khí hậu ở đây mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Nam Việt Nam, khí hậu tương đối ôn hòa và ổn định với 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10:
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ phản ứng hoá học xảy ra càng nhanh, thúc đẩy quá trình bay hơi dung môi hữu cơ càng mạnh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ người lao động. Vì vậy khi tính toán, dự báo ô nhiễm không khí và đề xuất giải pháp khống chế cần thiết phải phân tích đến yếu tố nhiệt độ.
Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 – 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 – 28°C.
TB cao 32 33 34 34 33 32 31 32 31 31 30 31 TB
thấp 21 22 23 24 25 24 25 24 23 23 22 22
[Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM, 2009] b) Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình pha loãng và chuyển hóa của các chất ô nhiễm, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe con người. Vì vậy, như các yếu tố trên, ta cần quan tâm đến độ ẩm trong đánh giá, dự báo tác động môi trường.
Độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa 80%, và xuống thấp vào mùa khô 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%.
c) Số giờ nắng
Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2.337 – 2.515 giờ. Mùa khô có số giờ nắng chiếm 55 – 60% tổng số giờ trong năm.
d) Bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán – biến đổi các chất gây ô nhiễm. Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể tùy thuộc vào khả năng bức xạ và hấp thụ bức xạ của nó như bề mặt lớp phủ, màu sơn, tính chất bề mặt…
− Tổng lượng bức xạ trong năm 145 – 152 Kcal/cm2. − Lượng bức xạ bình quân ngày khoảng 417 Kcal/cm2.
− Lượng bức xạ mặt trời cao nhất vào tháng 3: 15,69 Kcal/cm2. − Lượng bức xạ thấp vào mùa mưa: 11,37 Kcal/cm2.
− Tổng lượng bức xạ các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa là 100 cal/cm2/ngày.
− Cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng trong năm 0,8 – 1,0 cal/cm2/phút, xảy ra từ 10 – 14 giờ.
e) Lượng mưa
Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày và bình thương mưa dưới dạng mưa dông nhiệt đới kèm theo sấm chớp vào chiều tối.
Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 (khoảng 330 mm)và tháng 9 (trung bình từ 320 – 500 mm) thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Mưa thấp nhất vào tháng 2 (4 – 5 mm)
Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. Về không gian, lượng mưa có xu thế tăng dần từ tây nam lên đông bắc: ở Cần Giờ, Nhà Bè, nam Bình Chánh, mưa từ 1.200 – 1.500 mm, trong khi ở nội thành và quận 9, huyện Hóc Môn, Củ Chi từ 1.800 – 1.900mm.
Bảng 2.12: Lượng mưa trung bình các tháng (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng
mưa 14 4 12 42 220 331 313 267 334 268 115 56
[Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM, 2009]
Chế độ mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí, mưa sẽ cuốn theo và rửa sạch các loại bụi và chất ô nhiễm trong khí quyển, làm giảm nồng độ các chất này. Đồng thời nước sẽ pha loãng và mang theo các chất trên mặt đất (đặc biệt là rửa phèn), làm giảm mức độ ô nhiễm cho môi trường đất. Vì vậy khi xem xét, đánh giá, dự báo chất lượng môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì việc phân tích và tính toán lượng mưa tự nhiên là cần thiết.
f) Chế độ gió
Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Ngược lại, khi vận tốc gió nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung tại khu vực gần nguồn thải.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam – Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s.
g) Hàm lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi cũng phân bố theo mùa rõ rệt, ít biến động theo không gian. Lượng bốc hơi trung bình trong tỉnh từ 65 – 70% lượng mưa hàng năm. Lượng bốc hơi vào mùa khô khá lớn, ngược lại vào mùa mưa lượng bốc hơi khá nhỏ, trung bình 4 – 5 mm/ngày. Bốc hơi nước làm thay đổi độ ẩm không khí.
nhất là 2,0m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác đa phần chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương... riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thuỷ triều.
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.3.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.450,2 ha và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau:
a) Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi haloxen muộn ven các sông, kênh, rạch. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Thành phần cấp hạt sét là chủ yếu (45 – 55 %), cấp hạt cát cao gấp 2 lần cấp hạt limon; tỉ lệ các hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của các thời kỳ bồi đắp phù sa; Trị số pH xấp xỉ 4; Cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+,Na+, riêng K+ rất thấp; CEC tương đối cao, đạt trị số rất lý tưởng cho việc trồng lúa; Độ no bazơ cao; Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là một loại đất rất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.
b) Nhóm đất xám:
Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ (Pleistocen muộn). Tầng đất thường rất dày, thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt cát trung bình và cát mịn chiếm tỉ lệ rất cao (40 – 55%), cấp hạt sét chiếm 21 – 27% và có sự gia tăng sét rất rõ tạo thành tầng tích sét. Đất có phản ứng chua, pH (H2O) xấp xỉ 5 và pH (KCl) xấp xỉ 4; các Cation trao đổi trong tầng đất rất thấp; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo Kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư thích hợp về phân bón.
Loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu … Nên ưu tiên sử dụng cho việc trồng các cây như cao su, điều vì khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt. Trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống xói mòn và rửa trôi, tăng cường phân bón bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ.
c) Nhóm đất đỏ vàng:
Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau. Đặc điểm của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp,khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hòa tan dễ bị rửa trôi
2.1.3.2 Tài nguyên nước
Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ, ao. Tuy nhiên, phân bố không đều tập trung ở phía Đông của huyện (Sông Sài Gòn) và trên các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300 km cả hệ thống, đa số chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ. Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông Củ Chi đã bổ sung một lượng nước ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 – 4m.
2.1.3.3 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 319,24 ha, trong đó rừng tự nhiên 139,27 ha chiếm 43,63% diện tích đất có rừng; rừng trồng 179,97 ha, chiếm 56,37% diện tích đất có rừng.
Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử nên trữ lượng hạn chế.
2.1.3.4 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với Thành Phố khá phong phú gồm có các loại chủ yếu sau:
– Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch Sơn; – Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn
– Sạn sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn.
Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ lượng không đáng kể.
2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên khu vực dự án
2.1.4.1 Đánh giá chất lượng nguồn nước của khu vực dự án
Kết quả phân tích mẫu nước mặt (kênh An Hạ) được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.13: Kết quả phân tích mẫu nước mặt
STT Thông số NM 1 NM 2 QCVN 8:2008/BTNMT Loại B1 01 pH 5,62 5,74 5,5 – 9,0 02 DO 3,76 3,56 >4 03 TSS 25 23 50 04 COD 31 29 30
06 N-NH3+ 0,85 0,71 0,5 07 P-PO43- 0,02 0,02 0,3 08 Fetc 0,61 0,81 1,5 09 Pb KPH(<0,018) KPH(<0,018) 0,05 10 Ni KPH (<0,001) KPH (<0,001) 0,1 11 Dầu khoáng KPH (<0,05) KPH (< 0,05) - 12 Coliform 8 x 103 9 x 103 7,5 x 103
[Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí, 07/2010]
Ghi chú
QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về Chất lượng nước mặt (B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.).
Nhận xét
Kết quả phân tích mẫu nêu trong Bảng 2.3 cho thấy, nguồn nước mặt trong khu vực dự án có các thông số đo đạc đều nằm trong quy chuẩn cho phép, ngoài trừ chỉ tiêu N – NH3+.
2.1.4.2 Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự ánBảng 2.14: Chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án Bảng 2.14: Chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án
Vị trí lấy mẫu SO2 NO2 CO VOC NH3 Bụi Độ ồn
(mg/m3)
Trong khuôn viên đất dự án (phía Đông Bắc) – KK1
0,18 0,05 10,90 20 0,06 0,22 54 - 58 Trong khuôn viên đất dự
án (phía Đông Bắc) – KK2
0,14 0,08 11,70 18 0,08 0,21 51 - 54 Trong khuôn viên đất dự
án (Khu xử lý nước thải và lưu giữ CTRNH – KK3)
0,16 0,052 13,12 22 0,07 0,23 55 - 59
Bên ngoài khu đất dự án 200m (khu dân cư kế bên – KK4)
0,09 0,061 14,22 19 0,04 0,19 49 - 53 Ven đường (giáp nhà
máy KODA hiện hữu –
KK5)
Ven đường (giáp Khu đất dự kiến xây dựng kho lạnh – KK6) 0,22 0,091 15,60 26 0,12 0,21 55 - 58 QCVN 05:2009/BTNMT 0,35 0,2 30 - - 0,3 - QCVN 06:2009/BTNMT 0,2 TCVN 5949-1998 - - - - - - 75
[Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí, 07/2010]
Ghi chú
- QCVN 05:2009 – Quy chuẩn quốc gia về Chất lượng môi trường không khí xung quanh.
- QCVN 06:2009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- TCVN 5949 – 1998 – Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
Nhận xét
Kết quả phân tích mẫu nêu trong Bảng 2.5 cho thấy, không khí trong khu vực dự án khá trong lành, các thông số đo đạc đều nằm trong quy chuẩn cho phép.
2.1.4.3 Hiện trạng chất lượng môi trường đất khu vực dự án
Bảng 2.15:Kết quả phân tích khảo sát hiện trạng môi trường đất khu vực dự án
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả MĐ1 Kết quả MĐ2 QCVN 03:2008/BTNMT 1 Độ sâu lấy mẫu m 1,0 – 1,5 1,0 – 1,5 2 pH - 6,59 6,32 - 3 As mg/kg đất khô 5 4,2 12 4 Pb mg/kg đất khô 1,58 1,60 300 Cd mg/kg đất khô 5,86 5,72 10 5 Cu mg/kg đất khô 12,5 11,8 100
khô
[Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí, 07/2010]
Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án cho thấy hàm lượng các kim loại nặng trong đất còn rất thấp.