IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
3.1.2.2.3 Đánh giá tác động do chất thải rắn
− Chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng bao gồm các chất thải trong xây dựng như xà bần, gỗ, sắt thép, các loại bao bì và các chất thải là rác thải sinh hoạt của công nhân trên công trường. Lượng rác sinh hoạt của khoảng 30 công nhân (khi tập trung đông nhất) với lượng rác thải trung bình một ngày một người thải ra khỏang 0,5 kg/ngày, như vậy ước tính lượng rác thải khoảng 15 kg/ngày. Thành phần của loại chất thải này chủ yếu là chất hữu cơ và một số thành phần khác như giấy vụn, vải, vỏ đồ hộp, thực phẩm thừa... nếu không được thu gom và xử lý đúng chỗ sẽ gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi của rác phân huỷ, sinh ra các loại ruồi, bọ và các vi khuẩn truyền nhiễm từ đó gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt, môi trường đất và gây mất cảnh quan môi trường. − Với rác thải xây dựng chủ yếu là các loại gỗ coffa, cây chống, sắt thép dư thừa, các loại vỏ bao bì ... Theo kinh nghiệm từ các công trình xây dựng, ước tính lượng rác thải từ các quá trình xây dựng không có phá dỡ công trình cũ là 500kg/ha. Tuy nhiên các loại chất thải rắn này không nguy hại và thường được tái sử dụng hoặc dùng làm củi đun do vậy mức độ ảnh hưởng là không lớn. Riêng các loại vỏ bao bì ví dụ các vỏ thùng sơn, cọ quét sơn, dung môi thải,... cần được thu gom và xử lý như chất thải nguy hại theo các quy định hiện hành.
− Chủ dự án sẽ đảm bảo công tác thu gom và xử lý rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo khống chế chặt chẽ sự phát sinh dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe người lao động.