Các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 83)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

4.1.3.2 Các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước

4.1.3.2.1 Phân loại nước thải

Theo tính chất, đặc thù và mức độ ô nhiễm của từng nguồn, nước thải của nhà máy có thể phân thành 2 loại sau đây:

a) Nước thải quy ước sạch

Nhóm này bao gồm toàn bộ lượng nước mưa sạch rơi trên mặt bằng khuôn viên nhà máy, nước xả từ các máy điều hoà không khí. Loại nước thải này có thể xả thẳng vào nguồn tiếp nhận, không cần qua xử lý.

b) Nước thải sản xuất và sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt từ các khu vực hành chính, các khu chức năng khác được xử lý bằng bể tự hoại.

Nước thải sản xuất

Dự án chỉ sử dụng nước để làm mát máy móc thiết bị và lượng nước này được tuần hoàn tái sử dụng nên không cần phải xử lý.

4.1.3.2.2 Thoát nước mưa

Chủ đầu tư cam kết sẽ xây dựng tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải. Với nước mưa sẽ được thu gom bằng hệ thống mương bêtông hở, qua các hố gas để tách rác và lá cây sau đó thải ra hệ thống thoát nước mưa chung của KCN.

4.1.3.2.3 Xử lý nước thải sinh hoạt

− Với số lượng lao động 200 người thì lượng nước thải phát sinh hàng ngày khoảng 12,8 m3/ng.đ. Lượng nước thải sinh hoạt này sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn tại các khu phát sinh nước thải khác nhau, sau đó sẽ được đưa về hệ thống xử lý tập trung để xử lý chung với nước thải sản xuất. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ từ từ. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 60 – 65% cặn lơ lửng SS và 20 – 40% BOD.

− Sơ đồ một kiểu bể tự hoại điển hình được đưa ra trên hình 4.3

Hình 4-7 Sơ đồ công nghệ bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò lắng, lên men kỵ khí. Ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và phân hủy. Bể tự hoại có thời gian lưu bùn lâu, nhờ vậy hiệu suất xử lý chất ô nhiễm tăng, đồng thời lượng bùn cần xử lý giảm. Nồng độ nước thải sau khi qua xử lý bằng bể tự hoại được thể hiện ở bảng 3.24.

Lượng bùn tại các bể tự hoại và hầm bơm sau thời gian lưu thích hợp sẽ được chủ đầu tư thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu) của cơ quan dịch vụ môi trường tại địa phương đến hút và chuyển đến các nhà máy phân bón hoặc bãi đổ.

Tính toán thể tích bể tự hoại:

− Thể tích phần nước

WN = K.Q = 2,5 x 12,8 = 32 m3/ngày đêm K: hệ số lưu lượng, K = 2,5

Wb = 000 . 100 ) 100 ( 2 , 1 7 , 0 ) 100 ( P1 P2 t N a× × × − × × × − = 0,4×200×180×(100100−95.000)×0,7×1,2×(100−90) = 6 m3/ng.đ

a: tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người, a = 0,4 – 0,5 lít/người.ngày đêm N: số công nhân viên, N = 200 người

t: thời gian tích luỹ cặn lắng trong bể tự hoại, t = 180 – 365ngày đêm 0,7: hệ số tính đến 30% cặn đã được phân giải

1,2: hệ số tính đến 20 % cặn được giữ lại bể tự hoại để “nhiễm vi khuẩn” cho cặn tươi P1: độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%

P2: độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90% − Thể tích tổng cộng của bể tự hoại:

W = WN + Wb

= 32 + 6 = 38 m3.

Việc xây dựng bể tự hoại sẽ được dự án đưa vào trong quá trình xây dựng.

4.1.3.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đất

Để giảm thiểu các tác động đến môi trường đất trong quá trình hoạt động cần phải thực hiện giải pháp sau: Đối với nguồn nước thải cần thực hiện nguyên tắc thu gom như đã đề xuất trong phần quy trình xử lý nước thải ở trên để tránh nước thải chảy tràn ra môi trường làm ô nhiễm môi trường đất. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa để tránh gây ngập úng, xói mòn đất trong khu vực.

4.1.3.4 Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn 4.1.3.4.1 Xử lý rác thải sinh hoạt. 4.1.3.4.1 Xử lý rác thải sinh hoạt.

Bao gồm giấy văn phòng phẩm, thực phẩm, rau quả dư thừa, bọc nilon, lon, chai,... nhà máy sẽ hợp đồng với Công ty Môi trường Công cộng của địa phương để thu gom, vận chuyển và xử lý.

Hình 4-8 Quy trình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

4.1.3.4.2 Đối với CTR không nguy hại

– Rác thải sinh hoạt của công nhân viên sẽ được thu gom vào cuối ca sản xuất, tập trung vào các thùng chứa rác có dung tích 1m3 có nắp đậy của công ty và hợp đồng thu gom với đơn vị công trình đô thị của địa phương để mang đi xử lý.

– Các loại thép vụn được bán cho cơ sở có nhu cầu .

– Bao bì đóng gói hỏng, thùng Carton được thu gom và bán phế liệu.

– Các loại rác thải sản xuất không nguy hại còn lại không thể tái chế hoặc bán phế liệu thì sẽ hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý

4.1.3.4.3 Đối với CTR nguy hại

Việc phân loại, thu gom, lưu trữ và quản lý chất thải nguy hại (CTNH) được thực hiện theo các quy định nhà nước về quản lý chất thải nguy hại: Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT, Quyết định số 23/2006/QĐ – BTNMT

Bảng 4. 2: Bảng danh sách CTNH phát sinh hàng tháng tại công ty

STT Tên loại chất thải nguy hại Trạng thái tồn tại Mã CTNH Khối lượng

1 Phôi kim loại dính dầu, hoá

chất Rắn 05 02 03 500 kg

RÁC Các thùng, giỏ rác

Tập trung ở xưởng

Điểm thu rác trung chuyển Quét dọn, vệ sinh

Xe đẩy/người thu gom

kim loại

3 Các vật liệu mài mòn có chaứ

thành phần nguy hại Rắn 07 03 08 15kg

4 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 16 01 06 1 kg

5 Dầu ăn thải từ bếp ăn tập thể Lỏng 16 01 08 150 gr

6 Dầu thuỷ lực động cơ thải Lỏng 17 01 06 73 lít

7 Dầu động cơ hộp số bôi trơn

thải Lỏng 17 02 03 98 lít

8 Bao bì nhựa, kim loại chứa

hoá chất dầu thải Rắn 18 01 01 1 kg

9 Giẻ lau, bao tay dính dầu Rắn 18 02 01 10 kg

10

Chất thải có chứa dầu (nước nhiễm dầu trong quá trình vệ sinh máy móc thiết bị)

Lỏng 19 07 01 9 m3

11 Vật liệu lót cách nhiệt chứa

amiăng Rắn 19 11 02 3 kg

Biện pháp:

– Thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH với các cơ quan có thẩm quyền.

– CTNH sẽ được thu gom, tách riêng, dáng nhãn phân biệt với những loại chất thải rắn sinh hoạt và chất thải không nguy hại của nhà máy và được đưa vào nhà chứa để lưu trữ theo đúng quy định.

– Hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, thu gom và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định của Nhà nước hiện hành.

4.1.3.5 Trồng cây xanh

Cây xanh có tác dụng rất có ích đối với khí hậu và môi trường. Cây xanh có tác dụng che nắng, hút bớt bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn, mặt khác nó còn tạo thẩm mỹ, cảnh quan, tạo ra cảm giác dễ chịu về màu sắc cho môi trường. Vì vậy, có thể nói cây xanh có tác dụng lọc sạch không khí.

Theo quy định chung, Chủ dự án đầu tư đã có kế hoạch bố trí diện tích trồng cây xanhlà 20% trên tổng diện tích khu vực phân xưởng.

4.1.3.6 Các biện pháp an toàn lao động

Việc áp dụng các biện pháp an toàn lao động trong quá trình làm việc là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cán bộ công nhân viên. Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình lao động như sau:

− Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân như: mắt kính, bao tay, khẩu trang, nón bảo hộ, nút tai chống ồn..., nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động của nhiệt độ đến sức khỏe của công nhân.

− Đào tạo định kỳ về an toàn lao động.

− Giải quyết sơ cứu tại chỗ khi có tai nạn xảy ra.

− Áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống sự cố (cháy, nổ..) tại các khu vực dự án.

4.2 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.2.1 Các biện pháp đảm bảo vi khí hậu môi trường làm việc 4.2.1 Các biện pháp đảm bảo vi khí hậu môi trường làm việc

Nhiệt thừa phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy là không nhỏ, cùng với điều kiện khí hậu Nam bộ nóng bức, hầu hết các nhà máy sản xuất công nghiệp có nhiệt độ trong nhà xưởng cao hơn ngoài trời. Do đó, việc thực hiện các biện pháp chống nóng trong nhà máy là hết sức cần thiết. Cụ thể một vài biện pháp để khắc phục tình trạng môi trường vi khí hậu trong nhà máy như sau:

– Khi thiết kế nhà xưởng sẽ đặc biệt quan tâm đến các giải pháp thông gió tự nhiên, triệt để lợi dụng hướng gió chủ đạo để bố trí hướng nhà hợp lý.

– Bố trí quạt thổi mát cục bộ ở khu vực tập trung nhiều máy móc và nhiều công nhân tập trung. Bố trí các chụp hút trên trần, mái để được thông thoáng trong khu vực sản xuất.

– Tăng ẩm, làm mát, làm sạch bụi trong không khí... hay còn gọi là cải thiện môi trường vi khí hậu bằng cách cho nước tiếp xúc với không khí được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: buồng tưới, buồng phun, tạo các bề mặt ướt bằng lớp xốp, xơ, tấm chắn, các thiết bị dùng xung (va đập), tạo bằng đánh tơi khí động như tạo bọt, venturi, dùng bép với khí nén...

– Tăng cường mảng cây xanh trong khuôn viên nhà máy, xí nghiệp.

Dự án sẽ đảm bảo các điều kiện vi khí hậu trong môi trường lao động đạt tiêu chuẩn môi trường trong lao động của Bộ Y tế về các yếu tố vi khí hậu như trong Bảng 4.3.

Bảng 4. 3 : Tiêu chuẩn vi khí hậu trong môi trường làm việc của nhà máy

Loại lao động Nhiệt độ (0C) Vận tốc gió (m/s) Độ ẩm (%)

Nhẹ 24 – 28 0,3 – 1,0 50 – 70

Vừa 22 – 29 0,5 – 1,0 50 – 75

Nặng 22 – 28 0,7 – 2,0 50 – 75

4.2.2 Phòng chống cháy nổ

Cháy và nổ có thể xảy ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Để phòng ngừa khả năng cháy nổ, ngay từ lúc đầu thành lập Chủ đầu tư dự án sẽ áp dụng các biện pháp đồng bộ về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế.

a) Các biện pháp

– Đảm bảo khâu thiết kế phù hợp với yêu cầu PCCC. Nội dung chủ yếu của việc đảm bảo này được vận dụng cụ thể đối với nhà máy như sau:

 Đường nội bộ trong nhà máy phải đến được tất cả các phân xưởng, đảm bảo tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hỏa có thể khống chế được bất kỳ lửa phát sinh ở vị trí nào trong nhà máy.

 Bể chứa nước cứu hỏa phải luôn đầy nước, đường ống dẫn nước đến các họng lấy nước cứu hỏa phải luôn ở trong tình trạng sẵn sàng làm việc.

 Sắp xếp, bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn và khoảng cách an toàn cho công nhân làm việc khi có cháy nổ xảy ra.

 Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa điện phải được bố trí thật an toàn.

– Các loại nguyên liệu, nhiên liệu dễ cháy trong các nhà máy được giữ và bảo quản ở nơi thoáng, với khoảng cách ly hợp lý để ngăn chặn chảy và cháy tràn lan khi có sự cố. – Khi xây dựng và lắp đặt thiết bị cần thiết, thực hiện hệ thống thông gió để giảm nồng độ chất có thể gây cháy, giảm nhiệt độ không khí cũng như cách ly các bảng điện, tủ điện điều khiển. Đồng thời, trong các giai đoạn công nghệ của các nhà máy trực thuộc sẽ lưu ý việc tiếp đất cho các thiết bị nhằm tránh triệt để hiện tượng phát tia lửa điện sinh cháy.

– Các máy móc, thiết bị trong nhà máy sẽ phải có lý lịch kèm theo và phải được đo đạc, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.

– Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt và trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy như bình khí CO2, cát... và có các kế hoạch kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, các đường ống kỹ thuật cũng sẽ được sơn màu theo đúng tiêu chuẩn quy định.

– Công nhân hoặc cán bộ vận hành phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình.

– Tiến hành sửa chữa định kỳ, đảm bảo các thiết bị không để rò rỉ dầu mỡ.

b) Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét

Việc lắp đặt hệ thống chống sét hiệu quả là cần thiết. Vị trí lắp đặt trên mái nhà xưởng, ống khói các tháp cao vị trí kho chứa nhiên liệu.... Máy móc sẽ nối đất theo đúng qui định No 76 VT/QD ban hành ngày 02/3/1983 (Bộ Vật tư).

4.2.3 Phòng chống rò rỉ nguyên nhiên liệu

Để phòng chống và cấp cứu sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu dạng lỏng hay khí, chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống kỹ thuật trong kho chứa, phương tiện vận tải và lập phương án ứng cứu sự cố như sau:

− Đối với hệ thống kho bể chứa: hệ thống kho chứa nguyên liệu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật, an toàn (bao gồm các hệ thống làm mát, van thoát hơi, hệ thống chống sét, hệ thống cứu hỏa, …).

− Phương án xử lý sự cố rò rỉ: chủ đầu tư cùng với các cơ quan chức năng lập phương án cấp cứu xử lý sự cố rò rỉ, tổ chức, thực hiện diễn tập công tác cấp cứu khi xảy ra sự cố thường xuyên.

− Chủ đầu tư cùng với các cơ quan chức năng lập phương án cấp cứu xử lý sự cố rò rỉ, tổ chức, thực hiện diễn tập công tác cấp cứu khi xảy ra sự cố thường xuyên. Sự cố rò rỉ chủ yếu xảy ra do các tuyến cống thoát nước mưa và nước thải đến trạm xử lý tập trung và thoát ra nguồn tiếp nhận. Chủ dự án sẽ có kế hoạch kiểm tra định kỳ các tuyến cống, kịp thời sửa chữa, thay thế khi xảy ra sự cố.

4.2.4 Sự cố đối với đường ống cấp nước

Các biện pháp phòng ngừa vỡ ống nước:

− Đường ống dẫn nước phải có đường cách ly an toàn.

− Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất.

− Giải pháp ứng cứu khi có sự cố vỡ đường ống dẫn nước là xây dựng một hệ thống cống thoát nước xung quanh những vị trí có khả năng gây đổ vỡ đường ống.

− Đảm bảo không có bất kì các công trình xây dựng trên đường ống dẫn nước. − Tái sử dụng nước đã dùng trong hệ thống làm mát, ngưng tụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w