BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 75)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

4.1 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN

4.1.1 Gia đoạn tháo dỡ di dời

Mặc dù trong giai đoạn tháo dỡ di dời máy móc thiết bị từ Công ty hiện tại đến KCN Tân Phú Trung không tránh khỏi những nguồn phát sinh ảnh hưởng tới môi trường. Nhưng việc di dời này chỉ là di dời máy móc thiết bị, hơn nữa việc di dời được thực hiện trong thời gian ngắn nên các nguồn phát sinh tác đông tới môi trường là không đáng kể. Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu sau:

– Phun sương tạo ẩm tại nơi tháo dỡ vào ngày nắng nóng tránh bụi phát sinh ảnh hưởng tới người tháo dỡ;

– Vệ sinh sạch máy móc thiết bị trước khi di dời, tránh bụi bẩn phát sinh trong quá trình vận chuyển;

– Tiến hành che đậy kín các xe khi vận chuyển máy móc; – Vạch tuyến đường, thời gian vận chuyển hợp lý;

– Có thùng rác thu gom đối với CTR sinh hoạt; CTRNH và xử lý theo quy định;

– Nước sinh hoạt của công nhân viên phát sinh trong giai đoạn này sẽ được xử lý bằng hầm tự hoại hiện hữu của công ty.

4.1.2 Phương án giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng

4.1.2.1 Những vấn đề chung

Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp kỹ thuật và tổ chức nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu bao gồm:

− Lập ban an toàn lao động tại công trường bao gồm trưởng ban chuyên trách, mỗi đơn vị thi công cử một ủy viên bán chuyên trách và mỗi ca sản xuất có một người chịu trách nhiệm về an toàn lao động

− Xây dựng và ban hành các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm nội quy ra, vào làm việc tại công trường, nội quy về trang phục bảo hộ, bảo hiểm, nội quy sử dụng thiết bị máy móc, nội quy về an toàn điện, nội quy an toàn giao thông và an toàn phòng chống cháy nổ.

− Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy công nhân bằng nhiều hình thức khác như in nội quy vào bảng treo tại công trường, nhà ăn, lán trại; tổ chức học nội quy, tuyên truyền và nhắc nhở.

− Theo dõi tai nạn lao động nếu xảy ra, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và khắc phục kịp thời tránh tái diễn các tai nạn tương tự. Thực hiện các biện pháp che chắn công trình trong quá trình xây dựng nhằm hạn chế các tai nạn đáng tiếc.

4.1.2.2 Các giải pháp thiết kế

− Khoảng cách và chiều cao công trình: khoảng cách bố trí giữa các công trình phù hợp để bảo đảm cho sự thông thoáng giữa các công trình. Mặt khác khoảng cách hợp lý sẽ loại trừ hay hạn chế sự lan truyền cộng dồn tăng nồng độ chất ô nhiễm, triệt tiêu không tạo vùng quẩn chất ô nhiễm, chống lây lan hỏa hoạn, dễ ứng cứu khi có sự cố khẩn cấp.

− Bố trí riêng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn và nước thải nhằm giảm chi phí xử lý nước thải. Bố trí tổng thể hệ thống thoát nước mưa, nước thải của dự án phù hợp với quy hoạch chung của toàn bộ mặt bằng trong khu vực.

− Thẩm định thiết kế xây dựng cơ bản: để đảm bảo yêu cầu quy hoạch tổng thể và hiệu suất khống chế ô nhiễm môi trường khu vực và vệ sinh lao động, việc thẩm định thiết kế công nghệ đã được tiến hành trước khi khởi công xây dựng công trình.

4.1.2.3 Các biện pháp bảo vệ môi trường và sức khỏe công nhân

Quá trình thi công xây dựng hạ tầng cơ sở được thực hiện trong một thời gian tương đối ngắn, khu vực thi công nhỏ, chủ dự án đã quan tâm và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe của công nhân thi công xung quanh khu vực như sau:

Những biện pháp tổng hợp cần áp dụng bao gồm:

− Quan tâm ngay từ đầu đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân ngay khi lập đồ án thiết kế thi công. Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa thao tác và quá trình thi công đến mức tối đa.

− Các quy định cụ thể trong giai đoạn thi công để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường như các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công như: thời gian và trình tự thi công, tuân thủ những quy định về bảo hộ lao động, vấn đề bố trí máy móc và thiết bị, biện pháp phòng ngừa tai nạn điện...

4.1.2.4 Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động

Trong quá trình thi công xây dựng các công trình cũng như lắp đặt thiết bị, vận hành kiểm tra và chạy thử cần tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao động. Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như khẩu trang, nút bịt tai, ủng, quần áo bảo hộ lao động, nón nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động cho công nhân. Tổ chức huấn luyện cho công nhân các biện pháp an toàn lao động, trang bị các biển báo, tranh cổ động nhắc nhở và tuyên truyền về công tác an toàn lao động trong xưởng.

4.1.2.5 Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải tới môi trường.

a) Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải

mặt gần nhất thì chủ đầu tư sẽ yêu cầu các đơn vị thi công phải có các nhà vệ sinh lưu động để thu gom nước thải sinh hoạt của công nhân, số lượng 2 cái.

Một lượng lớn nước mưa chảy tràn cũng có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nếu nó cuốn theo các chất bẩn như xà bần, cát, đất,...do đó phải đào rãnh thoát nước mưa tạm thời trong giai đoạn xây dựng và không để bừa bãi nguyên vật liệu, nhiên liệu bừa bãi trên công trường nhằm tránh bị cuốn trôi bởi nước mưa.

b) Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi và khí thải

Trong quá trình thi công chủ dự án phải yêu cầu đơn vị thi công xây dựng cam kết: − Phun nước các tuyến đường có bề mặt đất cát nhiều bụi trong khu vực thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu.

− Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu không chở quá đầy và phải có bạt che nhằm tránh rơi vãi.

− Không sử dụng các phương tiện máy móc quá cũ hoặc hết thời hạn sử dụng nhằm hạn chế khí thải.

c) Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn.

− Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng phải được để trong các thùng chứa có nắp đậy nhằm tránh bị nước mưa cuốn xuống nguồn nước mặt gần đó và phải được thu gom thường xuyên không để tồn ứ gây mùi hôi thối khó chịu cho công nhân ở công trường và môi trường xung quanh. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị thu gom rác sinh hoạt ở địa phương để thu gom và mang đi xử lý ở bãi rác.

− Chất thải rắn xây dựng như gạch vỡ, đất đá,... loại này có thể dùng để san lấp mặt bằng ngay trong quá trình xây dựng, các loại như sắt, thép vụn, bao bì xi măng được thu gom để bán phế liệu.

4.1.3 Phương án giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động của dự án

4.1.3.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí4.1.3.1.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực dự án 4.1.3.1.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực dự án

a) Khống chế ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông

Ô nhiễm bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông là nguồn ô nhiễm phân tán vì vậy khả năng kiểm soát và xử lý rất khó, tuy nhiên để giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng từ nguồn ô nhiễm này chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau :

– Bê tông hóa các tuyến đường giao thông nội bộ. – Tăng cường công tác quét dọn vệ sinh hàng ngày.

– Phun nước tưới đường giao thông vào những ngày nắng nóng, gió nhiều.

– Tất cả các phương tiện vận tải phục vụ cho dự án phải đạt các tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm mới được phép lưu thông.

b) Giảm thiểu ô nhiễm bụi khu vực máy mài và đánh bóng

Hoạt động sản xuất của dự án phát sinh bụi ở hầu hết các công đoạn sản xuất; tuy nhiên một số công đoạn phát sinh bụi kim loại có kích thước lớn và khó phát tán ra môi trường; ví dụ: tiện, phay. Bụi phát sinh trong công đoạn này thường có kích thước rất nhỏ, mịn cần thu gom và tận dụng cho tái chế. Một số công đoạn mài, đánh bóng bụi thường có kích thước nhỏ nên cần thiết phải thu gom và đưa về hệ thống xử lý. Công nghệ xử lý đề xuất như sau:

Khí thải Chụp hút Thiết bị hấp thụ hướng tâm Môi trường Tại những khu vực phát sinh nhiều bụi như máy mài, đánh bóng... sẽ lắp đặt các chụp hút để thu gom bụi phát sinh từ các khu vực này. Theo kinh nghiệm của đơn vị tư vấn đã lắp đặt hệ thống tại Doanh nghiệp Tư nhân Tam Hiệp Thành có thể tính toán sơ bộ hệ thống xử lý này như sau:

Kích thước chụp hút có kích thước (0,15 x 0,40) m cho các máy mài và đánh bóng; vận tốc hút tại miệng chụp hút là 5m/s. Như vậy với 8 máy mài và đánh bóng thì lưu lượng khí thải của hệ thống này là 8.640m3/h, công suất N = 5,5kw. Các chụp hút này sẽ được nối với nhau bằng hệ thống đường ống có chiều dày 1mm, đường kính ống D = 400mm, tổng chiều dài các đoạn ống là 22m; vận tốc khí thải trong đường ống v = 19m/s. Từ quy mô này thiết bị có đường kính tháp D = 1.200mm; chiều cao tháp H = 2.500mm. Thiết bị làm việc với nguyên lý là thiết bị lọc ướt hướng tâm. Đây là loại thiết bị có công nghệ mới đã được nghiên cứu và dụng tại nhiều cơ sở như Công ty Cổ phần Bao bì Minh Việt (xứ lý khí thải lò hơi); Doanh nghiệp Tư nhân Tam Hiệp Thành (xử lý khí thải lò nấu gang); Công ty Pin Accu Miền Nam (xử lý khí thải lò nấu chì); Doanh nghiệp Dệt Kim Hải Yến (xử lý khí thải lò in vải trên giấy)…; Nguyên lý hoạt động của thiết bị như sau: Không khí chứa bụi được đưa vào phía dưới thiết bị nhằm tạo ra dòng không khí xoáy trong thiết bị; Ưu điểm của dòng không khí xoáy là tạo ra sự chuyển động với vận tốc rất lớn và tập trung bụi, khí độc vào giữa thiết bị; Nước được phun từ phía trên xuống sẽ tiếp xúc trực tiếp với dòng khí từ phía dưới đi lên; Do tác dụng của dòng không khí xoáy đã tạo ra khả năng cường hóa quá trình tiếp xúc giữa dòng khí và nước. Đây là ưu điểm chính làm tăng diện tích tiếp xúc nên hiệu quả xử lý của thiết bị rất cao. Theo các kết quả đã áp dụng tại các cơ sở nêu trên khí thải sau xử lý đều đạt QCVN 19:2009. Khí thải sau xử lý sẽ thải trực tiếp ra ngoài với chiểu cao ống khói h = 20 m; Nước thải chứa bụi sau xử lý được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.

c) Khống chế ô nhiễm khí thải từ lò luyện

thành phần khí thải nêu trên công nghệ xử lý khí thải công đoạn này cũng được áp dụng như xử lý khí thải ở công đoạn mài và đánh bóng nêu trên. Từ số lượng các lò nấu nhôm (03 lò) và nấu gang (01 lò) có thể thu gom và xây dựng 02 hệ thống xử lý khí thải: 01 hệ thống cho 03 lò nấu nhôm và 01 hệ thống cho lò nấu gang. Quy trình công nghệ và kích thước cơ bản của các hệ thống này như sau:

Hệ thống xử lý cho lò nấu nhôm

Chụp hút tại miệng lò có kích thước d = 800mm, chiều cao h = 500 mm; Vận tốc chọn tại miệng chụp hút v = 3m/s, lưu lượng khí thải tại một lò L = 5.425m3/h; công suất N = 7,5kw. Do 03 lò nấu này nấu luân phiên nên lưu lượng khí thải chỉ chọn cho một lò để thiết kế thiết bị. Tuy nhiên do hệ thống ống nối chung cả 03 lò nên công suất quạt cần phải cao hơn hệ thống xử lý của máy mài nêu trên mặc dù lưu lượng khí thải thấp hơn. Tổng chiều dài của các ống nối khoảng 15m. Công nghệ của thiết bị cũng tương tự như trong phần xử lý khí thải của máy mài và đánh bóng nêu trên nhưng nước sẽ được thay thế bằng nước vôi, xút hoặc sôđa. Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009 sẽ được thải ra ngoài qua ống khói có h = 20 m.

Hệ thống xử lý cho lò nấu gang

Chụp hút tại miệng lò có kích thước d = 700mm, chiều cao h = 500 mm; Vận tốc chọn tại miệng chụp hút v = 3m/s, lưu lượng khí thải tại một lò L = 4.747m3/h; công suất N = 5 kw. Công nghệ của thiết bị cũng tương tự như trong phần xử lý khí thải của máy mài và đánh bóng nêu trên nhưng nước sẽ được thay thế bằng nước vôi, xút hoặc sôđa. Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009 sẽ được thải ra ngoài qua ống khói có h = 20 m.

Xử lý khí thải cho khu vực lò hâm nhôm, lò thấm than, lò nhiệt luyện, lò tôi

Tất cả các lò hâm nhôm, thấm than, nhiệt luyện và lò tôi đều sử dụng điện nhằm mục đích nung nóng các phôi đúc sẵn để làm mềm (hoặc tăng độ cứng) của chúng cho dễ gia công (hoặc tăng độ cứng bề mặt của sản phẩm) ở các công đoạn sau. Từ đó cho thấy khu vực này chủ yếu phát sinh ra nhiệt thừa là chủ yếu. Biện pháp xử lý nhiệt thừa chủ yếu ở đây là sử dụng quạt công nghiệp với số lượng 01 quạt công suất 5000m3/h tại mỗi lò, công suất N = 3kw. Như vậy tổng số quạt công nghiệp là 06 cái.

32 Lò hâm nhôm 2 2,0 4,0 33 Lò nấu nhôm 3 2,0 6,0 34 Lò thấm C (than) 1 4,0 4,0 35 Lò nhiệt luyện 1 4,0 4,0 36 Lò nhiệt luyện 1 4,0 4,0 37 Lò tôi tần số 1 4,0 4,0 38 Lò nấu Gang 1 5,0 5,0

Khí thải được thu vào miệng hút dẫn qua hệ thống ống dẫn đến thiết bị hấp thụ. Tại đây dung dịch kiềm (xút hoặc nước vôi trong) được xả từ trên xuống và sẽ diễn ra việc tiếp xúc giữa 2 phá khí – lỏng. Dung dịch được cung cấp vào vừa có tác dụng làm nguội khí thải vừa có tác dụng hấp thụ khí thải. Sau khi ra khỏi tháp hấp thụ không khí sạch được phát tán ra ngoài qua ống khói cao 20m.

Nước thải ra từ hệ thống xử lý khí thải lò luyện, lò nấu nhôm có chứa các chất ô nhiễm sẽ được trung hoà và lắng, sau đó được dẫn về bể tuần hoàn tái sử dụng. phần nước hao hụt sẽ được bổ sung thêm vào bể tuần hoàn. Cặn lắng trong bể lắng định kỳ sẽ được thuê đơn vị có chức năng nạo vét và đem đi xử lý theo biện pháp xử lý chất thải nguy hại.

Hình 4-5 Sơ đồ tháp hấp thụ

d) Khống chế ô nhiễm không khí từ máy phát điện dự phòng

Như đã mô tả ở Chương 3, khi sử dụng dầu DO chạy máy phát điện dự phòng nhận thấy nồng độ khí SO là chất ô nhiễm đặc trưng nhất và nồng độ thoát ra ở ống khói là cao

Khí vào Khí ra Chất lỏng ra Chất lỏng vào Khí vào Khí ra Chất lỏng vào Chất lỏng ra Chất lỏng vào

quanh trong trường hợp nguy hiểm nhất (vận tốc gió là 0,5m/s, độ bền vững môi trường là A) với kích thước ống khói dự kiến h = 22m, D = 500mm, kết quả tính toán phát tán như bảng 4.1.

Bảng 4. 1 : Kết quả tình phát tán nồng độ khí SO2 theo kích thước ống khói

Khoảng cách (m) Nồng độ khí SO2(mg/m3)

100 0,0368

200 0,1953

500 0,0786

1.000 0,0246

Nhận xét: Nồng độ khí SO2 phát tán theo chiều gió tại mọi khoảng cách so với ống khói

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w