Điều kiện về khí tượng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 34 - 36)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

2.1.2.1 Điều kiện về khí tượng

Dự án huyện Củ chi, Tp.HCM nên điều kiện khí hậu ở đây mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Nam Việt Nam, khí hậu tương đối ôn hòa và ổn định với 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10:

a) Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ phản ứng hoá học xảy ra càng nhanh, thúc đẩy quá trình bay hơi dung môi hữu cơ càng mạnh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ người lao động. Vì vậy khi tính toán, dự báo ô nhiễm không khí và đề xuất giải pháp khống chế cần thiết phải phân tích đến yếu tố nhiệt độ.

Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 – 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 – 28°C.

TB cao 32 33 34 34 33 32 31 32 31 31 30 31 TB

thấp 21 22 23 24 25 24 25 24 23 23 22 22

[Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM, 2009] b) Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình pha loãng và chuyển hóa của các chất ô nhiễm, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe con người. Vì vậy, như các yếu tố trên, ta cần quan tâm đến độ ẩm trong đánh giá, dự báo tác động môi trường.

Độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa 80%, và xuống thấp vào mùa khô 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%.

c) Số giờ nắng

Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2.337 – 2.515 giờ. Mùa khô có số giờ nắng chiếm 55 – 60% tổng số giờ trong năm.

d) Bức xạ mặt trời

Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán – biến đổi các chất gây ô nhiễm. Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể tùy thuộc vào khả năng bức xạ và hấp thụ bức xạ của nó như bề mặt lớp phủ, màu sơn, tính chất bề mặt…

− Tổng lượng bức xạ trong năm 145 – 152 Kcal/cm2. − Lượng bức xạ bình quân ngày khoảng 417 Kcal/cm2.

− Lượng bức xạ mặt trời cao nhất vào tháng 3: 15,69 Kcal/cm2. − Lượng bức xạ thấp vào mùa mưa: 11,37 Kcal/cm2.

− Tổng lượng bức xạ các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa là 100 cal/cm2/ngày.

− Cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng trong năm 0,8 – 1,0 cal/cm2/phút, xảy ra từ 10 – 14 giờ.

e) Lượng mưa

Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày và bình thương mưa dưới dạng mưa dông nhiệt đới kèm theo sấm chớp vào chiều tối.

Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 (khoảng 330 mm)và tháng 9 (trung bình từ 320 – 500 mm) thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Mưa thấp nhất vào tháng 2 (4 – 5 mm)

Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. Về không gian, lượng mưa có xu thế tăng dần từ tây nam lên đông bắc: ở Cần Giờ, Nhà Bè, nam Bình Chánh, mưa từ 1.200 – 1.500 mm, trong khi ở nội thành và quận 9, huyện Hóc Môn, Củ Chi từ 1.800 – 1.900mm.

Bảng 2.12: Lượng mưa trung bình các tháng (mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Lượng

mưa 14 4 12 42 220 331 313 267 334 268 115 56

[Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM, 2009]

Chế độ mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí, mưa sẽ cuốn theo và rửa sạch các loại bụi và chất ô nhiễm trong khí quyển, làm giảm nồng độ các chất này. Đồng thời nước sẽ pha loãng và mang theo các chất trên mặt đất (đặc biệt là rửa phèn), làm giảm mức độ ô nhiễm cho môi trường đất. Vì vậy khi xem xét, đánh giá, dự báo chất lượng môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì việc phân tích và tính toán lượng mưa tự nhiên là cần thiết.

f) Chế độ gió

Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Ngược lại, khi vận tốc gió nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung tại khu vực gần nguồn thải.

Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam – Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s.

g) Hàm lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi cũng phân bố theo mùa rõ rệt, ít biến động theo không gian. Lượng bốc hơi trung bình trong tỉnh từ 65 – 70% lượng mưa hàng năm. Lượng bốc hơi vào mùa khô khá lớn, ngược lại vào mùa mưa lượng bốc hơi khá nhỏ, trung bình 4 – 5 mm/ngày. Bốc hơi nước làm thay đổi độ ẩm không khí.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w