IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
3.1.2.3 Tác động đến kinh tế, xã hội của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng
Trong giai đoạn xây dựng, hoạt động của các công nhân trên công trường có thể gây ảnh hưởng đến môi trường kinh tế - xã hội bên trong và bên ngoài dự án. Đối với khu vực trong nhà xưởng trước hết là quan hệ giữa công nhân trên công trường với công nhân hiện hữu và tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội bên trong nhà xưởng do thói quen của công nhân xây dựng gây nên. Bên cạnh đó công tác an toàn, phòng chống cháy nổ cũng là vấn đề cần lưu ý.
Đối với bên ngoài việc đi lại, vận chuyển nguyên vật liệu sẽ làm tăng mật độ giao thông của khu vực nhất là giờ tan tầm của nhà xưởng và cuối ngày lao động. Tuy nhiên lượng công nhân tập trung lúc đông nhất vào khoảng 30 người nên ảnh hưởng này là không lớn lắm.
3.1.2.4 Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
a) Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và lưu trữ nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể sau:
− Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật (sơn, xăng, dầu DO, dầu FO…) là các nguồn gây cháy nổ. khi sự cố xảy ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và ,môi trường.
− Hệ thống cấp điện cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố giật điện, chập, cháy nổ… gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân.
− Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu như không có biện pháp phòng ngừa.
Do các sự cố này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên chủ đầu tư cần phải áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tuyệt đối hoặc tối đa các tác động rất có hại loại này.
b) Tai nạn lao động
Nhìn chung sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra trong bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng nào của dự án. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra sự cố tai nạn lao động trên công trường xây dựng được xác định chủ yếu bao gồm:
− Xảy ra ô nhiễm trong quá trình thi công, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe công nhân. Một vài loại ô nhiễm cấp tính tùy thuộc theo thời gian, mức độ tác dụng có thể gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất cho công nhân trong khi lao động.
− Công việc lắp ráp thi công và quá trình vận chuyển nguyên nhiên vật liệu với mật độ xe, tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông…
Do đó, chủ đầu tư cần quan tâm và có kế hoạch thi công, điều động máy móc, xe cộ, thiết bị kỹ thuật một cách khoa học, bảo đảm nội quy an toàn lao động cho lực lượng công nhân.
Bảng 3.27: Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng
TT Hoạt động Tác động Không khí Nước Đất TN sinh học Sức khoẻ 1 Xây dựng nền, hệ thống giao thông, kho chứa, văn phòng, nhà xưởng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện và xử lý nước, ...
+++ ++ +++ ++ +++
2
Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án (xi măng, đá, đất, gỗ, sắt thép, nhiên liệu, máy móc, thiết bị,..)
+++ ++ ++ + ++
3
Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên liệu, nguyên vật liệu phục vụ công trình
+++ ++ ++ + ++
4 Sinh hoạt của công nhân. ++ +++ + + ++
[Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh trí, 2010] Ghi chú:
+ : Ít tác động.
++ : Tác động trung bình. +++ : Tác động mạnh.
Từ đây có thể thấy đối tượng bị tác động trong giai đoạn này là các thành phần môi trường tự nhiên: đất, nước, không khí, đa dạng sinh học và kinh tế - xã hội. Trong đó đáng kể là môi trường đất, không khí và điều kiện kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các tác động trên chỉ mang tính cục bộ, sau khi xây dựng xong các tác động này không còn nữa.
3.1.3 Trong giai đoạn hoạt động
3.1.3.1 Nguồn gây tác động
a) Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất của dự án chủ yếu tập trung là bụi, khí thải lò nấu gang, hơi dung môi và chất thải rắn. Đồng thời trong quá trình sản xuất, một số nguồn ô nhiễm từ phương tiện đi lại và vận chuyển cũng gây tác động nhất định,
tuy nhiên tác động này có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất. Nguồn phát sinh tác động được nêu cụ thể trong bảng 3.13.
Bảng 3.28: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
STT Các hoạt động Nguồn gây tác động
1 Nhập nguyên vật liệu
- Bụi, dầu mỡ, khí thải CO, SO2, NOx, VOC
- Tiếng ồn
2
Tiện, mài, khoan, đánh bong, nấu gang, phun bi…
- Bụi
- Tiếng ồn
- Nhiệt thừa - Chất thải rắn - Khí thải lò nấu
(Nguồn : Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010) b) Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
- Ảnh hưởng đối với tình hình xã hội trong khu vực dự án - Một số tai nạn xảy ra trong quá trình dự án hoạt động