DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN KHI KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 45)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

2.4DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN KHI KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN

Từ việc khảo sát đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của khu vực dự án cho thấy: khi dự án không thực hiện thì các điều kiện tự nhiên diễn ra bình thường, không có những chuyển biến tích cực. Chất lượng môi trường được dự báo như sau:

− Chất lượng môi trường sẽ được duy trì như hiện nay.

− Cơ sở hạ tầng sẽ phát triển chậm hơn, điều này có thể ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giảm cơ hội nâng cao hoặc cải thiện điều kiện sống cũng như các dịch vụ về môi trường đối với người dân địa phương.

Khi dự án thực hiện sẽ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh nhà, tránh gây lãng phí tài nguyên đất, đồng thời cũng góp phần trong công cuộc phát triển nền kinh tế của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nhà nước qua các khoản thu thuế và tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước. Những tác động trong quá trình nhà xưởng khi đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng không đáng kể nếu như chủ đầu tư áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường hợp lý và có hiệu quả.

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

3.1.1 Trong giai đoạn tháo dỡ, di dời máy móc

Các công việc di dời máy móc, thiết bị bao gồm:

– Công ty lập kế hoạch và tính toán sao cho việc di dời không ảnh hưởng đến công suất tại nhà máy cũ, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu được giao;

– Công ty sẽ tiến hành di dời từng dây chuyền sản xuất để có thể vừa di dời vừa duy trì sản xuất từ công ty cũ tại 19/9 Tân Kỳ Tân Quý, phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú đến địa chỉ mới tại lô C5.1 – C5.2 KCN Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM.

– Tiến hành di dời máy móc, thiết bị phụ trợ và lắp đặt vào nhà máy mới; – Vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy mới;

– Tổ chức sản xuất tại nhà máy mới.

3.1.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

3.1.1.1.1 Đánh giá tác động đến môi trường không khí

a) Bụi

Bụi phát sinh từ các nguồn:

– Quá trình tháo dời máy móc, thiết bị;

– Quá trình bốc dỡ máy móc thiết bị và hệ thống phụ trợ; – Quá trình vệ sinh máy móc thiết bị trước khi di dời;

– Quá trình vận chuyển máy móc thiết bị, hàng hoá, nguyên phụ liệu từ nhà máy cũ đến nhà máy mới.

b) Khí thải

Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, tốc độ xe, lưu lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xedùng chuyên chở máy móc, thiết bị và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán trên cơ sở “Hệ số ô nhiễm” do Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập như sau:

Bảng 3.16:Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường

Định mức cho 1.000 km

Chất ô nhiễm

Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (kg/1.000km)

Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 – 16 tấn

Bụi TSP 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9 SO2 1,16S 0,84S 1,3S 4,29S 4,15S 4,15S NO2 0,7 0,55 1,0 1,18 1,44 1,44 CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9 VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8 (Nguồn: WHO - 1993)

Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu (S = 0,05)

Hình 3.1 Tuyến đường đi từ Công ty hiện tại đến KCN Tân Phú Trung dài khoảng 20km

Để di dời số máy móc từ công ty hiện tại sang KCN Tân Phú Trung ước tính có khoảng 19 chuyến xe 15 tấn và quãng đường di dời là 40 km (tính cả đi và về), như vậy lượng ô nhiễm trong quá trình di dời máy móc thiết bị được tính toán như sau: (đối với xe chạy trong thành phố và tải trọng xe 3,5 – 16 tấn)

Tổng lượng chất ô nhiễm = T x S x n x tải lượng chất ô nhiễm Trong đó: T: tổng thời gian di dời (ngày)

Cty hiện tại KCN Tân Phú Trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

S: quãng đường di chuyển 1 lượt (tính cả đi và về) (km) n: số lượt xe vận chuyển trong ngày

Lượng chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình di dời máy móc thiết bị từ Công ty hiện tại đến KCN Tân Phú Trung được thể hiện trong bảng 3.2

Bảng 3.17:Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường

Định mức cho 1.000 km

Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/1.000 km) Tổng lượng chất ô nhiễm (kg)

Bụi TSP 0,9 1,08 SO2 4,15S 0,249 NO2 1,44 1,728 CO 2,9 3,48 VOC 0,8 0,96 c) Tiếng ồn, độ rung

Trong giai đoạn di dời, tiếng ồn độ rung phát sinh chủ yếu từ: – Công tác tháo dỡ, bốc xếp các máy móc thiết bị;

– Các phương tiện vận chuyển máy móco thiết bị.

3.1.1.1.2 Đánh giá tác động đến môi trường nước

Trong quá trình thao dỡ, di dời máy móc thiết bị từ công ty hiện tại sang KCN Tân Phú Trung, lượng nước thải phát sinh từ các nguồn sau:

– Nước thải từ sinh hoạt của công nhân viên trong thời gian di dời; – Nước thải từ việc vệ sinh máy móc thiết bị trước khi di dời.

3.1.1.1.3 Đánh giá tác động đến môi trường CTRa) Chất thải rắn a) Chất thải rắn

Máy móc thiết bị tại Công ty hiện tại đều đang hoạt động tốt, hơn nữa chủ đầu tư tiến hành di dời toàn bộ máy móc qua KCN Tân Phú trung nên chất thải phát sinh từ hệ thống máy móc hầu như là không có.

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này do sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong công tác tháo dỡ, di dời.

b) Chất thải rắn nguy hại

Trong giai đoạn này, phát sinh lượng dầu nhớt từ việc tháo dỡ máy móc thiết bị, tuy nhiên với khối lượng không nhiều, ước tính khoảng 20 lít, rẻ lau dính dầu khoảng 15kg.

3.1.1.2 Đối tượng và quy mô bị tác động

– Tắc nghẽn và tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển;

3.1.2 Trong giai đoạn thi công xây dựng

3.1.2.1 Nguồn gây tác động

a) Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

Với tổng diện tích mặt bằng là 21.206 m2, dự án nằm trong KCN Tân Phú Trung nên không phải tiến hành san lấp mặt bằng, không cần phát quang và bóc tách đất hữu cơ bề mặt. Quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng dự kiến thực hiện bắt đầu từ tháng 09/2010 – 05/2011 bao gồm xây dựng hệ thống giao thông trong nội bộ, công trình nhà ở, nhà xưởng, văn phòng, hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.18: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng.

STT Các hoạt động Nguồn gây tác động

1

Xây dựng nền, nhà ở, hệ thống giao thông, kho chứa, các hạng mục xây dựng như nhà xưởng,

Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, đất, cát, đá, ximăng,…

Hoạt động của máy móc thi công, trộn bêtông,...

Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy

2 Xây dựng hệ thống cấp thoát và xử lý nước thải, … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, đất, cát, đá,…

Hoạt động của máy móc thi công, trộn bêtông,...

Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.

3 Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án

Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, đất, cát, đá,…

4 Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình

Các thùng chứa xăng, dầu.

5 Sinh hoạt của công nhân tại công trường

Sinh hoạt của 30 công nhân viên trên công trường

(Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010) b) Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

gồm việc tập kết công nhân, tập kết vật liệu xây dựng, xe vận chuyển nguyên vật liệu đến hiện trường và thi công công trình đã gây ra một số tác động trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án, tuy nhiên các ảnh hưởng này đã chấm dứt khi giai đoạn này hoàn tất.

3.1.2.2 Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

3.1.2.2.1 Đánh giá tác động đến môi trường không khí

Các nguồn gây ô nhiễm chính trong giai đoạn xây dựng bao gồm: bụi đất, cát trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng; khí thải của các phương tiện vận chuyển và thi công xây dựng (máy xút, máy đào, xe ô tô các loại, máy đóng cọc, máy trộn bêtông...), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như hơi dung môi sơn ... từ các công đoạn sơn các kết cấu xây dựng. Ngoài ra còn hơi khí độc, bụi từ các quá trình hàn và gia công các kết cấu xây dựng như máy hàn, máy cắt... Các tác động đến môi trường tự nhiên, con người do các tác nhân trên có thể tóm tắt như sau :

a) Tác hại của Bụi :

Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là bụi đất, cát, cement, bụi trong khói thải... phát sinh từ các công đoạn khác nhau:

− Với các phương tiện vận chuyển : theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức y tế thế giới (WHO) 1993, lượng bụi này có thể dự báo với các giả thiết như sau như sau :

+ Vận tốc trung bình của các loại xe trên công trường : 20 km/h;

+ Tải trọng trung bình : 10 tấn/xe;

+ Số bánh xe trung bình : 08 cái/xe;

+ Số xe vận chuyển trung bình : 12 lượt/ngày;

+ Quãng đường vận chuyển trung bình : 1,5 km;

+ Thời gian thi công : 06 tháng.

Từ các thông số trên có thể dự báo lượng bụi phát sinh trong quá trình xây dựng như sau:

Bảng 3.19: Ước tính tải lượng bụi trong giai đoạn thi công

Nguồn phát sinh Hệ số phát sinh bụi Lượng bụi phát sinh (kg/1.000km) Tải lượng phát sinh TB ngày (kg/ngày)

Tải lượng bụi phát sinh TB khi thi công (kg)

Giai đoạn thi công 21.f 0,425 5,1 765

[Nguồn : Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010] Trong đó : f là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường;

M : tải trọng trung bình của xe, tấn/xe; n : số bánh xe trung bình, cái/xe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các kết quả cho thấy tải lượng của bụi gây ra do các phương tiện trong thời gian thi công trên công trường vào khoảng 5,1 kg/ngày. Theo kết quả khảo sát nồng độ bụi cao nhất là 0,33 mg/m3 ở thời điểm thi công không có xe đổ nguyên vật liệu. Theo các số liệu đo đạc ở các công trường xây dựng tương tự khi đổ nguyên liệu nồng độ bụi có thể lên tới 10 – 20 mg/m3. Tuy nhiên thời gian đổ nhanh và bụi có kích thước lớn nên khó phát tán đi xa.

Đường hô hấp là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất của con người khi tiếp xúc. Đây chính là nguyên nhân gây nên các loại bệnh về đường hô hấp như viêm khí quản, viêm phổi thậm chí có thể ung thư phổi nếu tiếp xúc lâu. Mắt và da cũng là những cơ quan có thể bị tổn thương do bụi. Các bệnh hen, suyễn, ... cũng có thể phát sinh với con người khi tiếp xúc với bụi lơ lửng. Thông thường là các loại bụi có kích thước <10µm, chúng có thể đi sâu vào phổi, bị giữ lại trên đường khí quản, trong các phế nang của phổi, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh nêu trên. Công nhân xây dựng trên công trường và với dân cư sống gần khu vực thi công cũng sẽ bị ảnh hưởng của bụi từ các quá trình này. Ngoài các tác động trên bụi còn có thể gây mất cảnh quan môi trường, bám trên các bề mặt làm giảm tuổi thọ của các thiết bị, máy móc, công trình, làm tăng độ đục của nước. Với thực vật: bụi có thể che lấp bề mặt lá làm giảm quá trình hô hấp và quang hợp của thực vật; cây có thể còi cọc, héo lá, kém phát triển và giảm năng suất của cây trồng.

b) Tác hại của COx

CO là khí không màu, không mùi, không vị có khả năng gây ảnh hưởng đến con người và động vật. Khả năng đề kháng của con người đối với khí CO là rất thấp, con người có thể chết ngạt do khí này có thể tác dụng với Hemoglobin (Hb) tạo thành Cacbonxylhemoglobin làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tế bào.

Bảng 3.20: Mức gây độc của CO ở các nồng độ khác nhau

Nồng độ CO trong không khí (ppm)

Nồng độ Hb.CO trong

máu (‰ đơn vị) Mức gây độc

50 0,07 Nhiễm độc nhẹ

100 0,12 Nhiễm độc vừa và chóng mặt

250 0,25 Nhiễm độc vừa và chóng mặt

500 0,45 Buồn nôn, nôn, trụy tim

1.000 0,60 Hôn mê

10.000 0,95 Tử vong

CO2 có thể gây rối loạn hô hấp của phổi và tế bào do chiếm mất chỗ oxy. Nồng độ CO2 trong không khí sạch chiếm khoảng 0,003 – 0,006 %, trong khi đó nồng độ cho phép của CO2 là 0,1 %. Ngoài ra O3 cũnglà nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của không khí, gây nên hiện tượng tan băng về lâu dài.

c) Tác hại của SO2

Đối với môi trường : SO2 được xem là chất ô nhiễm trong họ sulfur oxit. Nó là khí không màu, không cháy, có vị hăng. Do quá trình tác động của quang hoá hay một xúc tác nào đó mà khí SO2 bị ôxy hoá và biến thành SO3 trong khí quyển, chúng lại kết hợp với hơi nước để tạo thành H2SO4 là loại axít rất độc và là nguyên nhân gây nên mưa axit trong khí quyển từ đó gây hưởng rất lớn đến các loại thực vật và các bề mặt, thậm chí cả con người.

Đối với sức khoẻ của con người : SO2 có thể bị nhiễm qua đường hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt và nhanh chóng hình thành axít H2SO4 do dễhoà tan trong nước, SO2 có thể phân tán trong máu qua quá trình tuần hoàn. Độc tính của SO2 là rối loạn chuyển hoá protein và đường ; thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Hấp thụ nhiều có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo methemoglobin tăng cường quá trình ôxy hoá Fe2+ thành Fe3+.

Bảng 3.21: Tác hại của SO2 đối với con người & động vật

20 – 30 mg/m3 Giới hạn của độc tính

50 mg/m3 Kích thích đường hô hấp, ho

130 – 260 mg/m3 Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 – 60 phút) 1.000 – 1.300 mg/m3 Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút)

[Nguồn:Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000] d) Tác hại của NOx

− Các oxit nitơ có tác hại làm phai màu vải, hư hỏng vải bông và nilon, sét rỉ kim loại và sản sinh ra phân tử nitrat. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định nồng độ bao nhiêu thì gây tác hại đáng kể.

− Một số thực vật có tính nhạy cảm với môi trường sẽ bị tác hại khi nồng độ NOx khoảng 1ppm và thời gian tác dụng khoảng 1 ngày, với nồng độ < 0,35 ppm thì thời gian tác dụng khoảng 1 tháng.

− Với nồng độ NO trong khí quyển bình thường thì không có tác hại với con người, nó chỉ gây tác hại khi chuyển hoá thành NO2.

e) Tác hại của Hydrocarbon

các triệu chứng tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, nôn, với nồng độ 60.000 mg/m3 sẽ xuất hiện co giật, rối loạn tim, hô hấp, thậm chí tử vong. f) Khí thải của các loại động cơ:

Mức độ phát thải của các loại xe phụ thuộc vào: nhiệt độ không khí, tốc độ của xe, chiều dài quãng đường, phân khối của động cơ, loại nhiên liệu và các phương pháp kiểm soát ô nhiễm. Trong thời gian thi công, các loại phương tiện là các loại xe tải hạng nặng. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) 1993, tải lượng các chất ô nhiễm được dự báo như

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 45)