IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
4.1.3.2.3 Xử lý nước thải sinh hoạt
− Với số lượng lao động 200 người thì lượng nước thải phát sinh hàng ngày khoảng 12,8 m3/ng.đ. Lượng nước thải sinh hoạt này sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn tại các khu phát sinh nước thải khác nhau, sau đó sẽ được đưa về hệ thống xử lý tập trung để xử lý chung với nước thải sản xuất. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ từ từ. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 60 – 65% cặn lơ lửng SS và 20 – 40% BOD.
− Sơ đồ một kiểu bể tự hoại điển hình được đưa ra trên hình 4.3
Hình 4-7 Sơ đồ công nghệ bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò lắng, lên men kỵ khí. Ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và phân hủy. Bể tự hoại có thời gian lưu bùn lâu, nhờ vậy hiệu suất xử lý chất ô nhiễm tăng, đồng thời lượng bùn cần xử lý giảm. Nồng độ nước thải sau khi qua xử lý bằng bể tự hoại được thể hiện ở bảng 3.24.
Lượng bùn tại các bể tự hoại và hầm bơm sau thời gian lưu thích hợp sẽ được chủ đầu tư thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu) của cơ quan dịch vụ môi trường tại địa phương đến hút và chuyển đến các nhà máy phân bón hoặc bãi đổ.
Tính toán thể tích bể tự hoại:
− Thể tích phần nước
WN = K.Q = 2,5 x 12,8 = 32 m3/ngày đêm K: hệ số lưu lượng, K = 2,5
Wb = 000 . 100 ) 100 ( 2 , 1 7 , 0 ) 100 ( P1 P2 t N a× × × − × × × − = 0,4×200×180×(100100−95.000)×0,7×1,2×(100−90) = 6 m3/ng.đ
a: tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người, a = 0,4 – 0,5 lít/người.ngày đêm N: số công nhân viên, N = 200 người
t: thời gian tích luỹ cặn lắng trong bể tự hoại, t = 180 – 365ngày đêm 0,7: hệ số tính đến 30% cặn đã được phân giải
1,2: hệ số tính đến 20 % cặn được giữ lại bể tự hoại để “nhiễm vi khuẩn” cho cặn tươi P1: độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%
P2: độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90% − Thể tích tổng cộng của bể tự hoại:
W = WN + Wb
= 32 + 6 = 38 m3.
Việc xây dựng bể tự hoại sẽ được dự án đưa vào trong quá trình xây dựng.