CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 88)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

4.2 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.2.1 Các biện pháp đảm bảo vi khí hậu môi trường làm việc

Nhiệt thừa phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy là không nhỏ, cùng với điều kiện khí hậu Nam bộ nóng bức, hầu hết các nhà máy sản xuất công nghiệp có nhiệt độ trong nhà xưởng cao hơn ngoài trời. Do đó, việc thực hiện các biện pháp chống nóng trong nhà máy là hết sức cần thiết. Cụ thể một vài biện pháp để khắc phục tình trạng môi trường vi khí hậu trong nhà máy như sau:

– Khi thiết kế nhà xưởng sẽ đặc biệt quan tâm đến các giải pháp thông gió tự nhiên, triệt để lợi dụng hướng gió chủ đạo để bố trí hướng nhà hợp lý.

– Bố trí quạt thổi mát cục bộ ở khu vực tập trung nhiều máy móc và nhiều công nhân tập trung. Bố trí các chụp hút trên trần, mái để được thông thoáng trong khu vực sản xuất.

– Tăng ẩm, làm mát, làm sạch bụi trong không khí... hay còn gọi là cải thiện môi trường vi khí hậu bằng cách cho nước tiếp xúc với không khí được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: buồng tưới, buồng phun, tạo các bề mặt ướt bằng lớp xốp, xơ, tấm chắn, các thiết bị dùng xung (va đập), tạo bằng đánh tơi khí động như tạo bọt, venturi, dùng bép với khí nén...

– Tăng cường mảng cây xanh trong khuôn viên nhà máy, xí nghiệp.

Dự án sẽ đảm bảo các điều kiện vi khí hậu trong môi trường lao động đạt tiêu chuẩn môi trường trong lao động của Bộ Y tế về các yếu tố vi khí hậu như trong Bảng 4.3.

Bảng 4. 3 : Tiêu chuẩn vi khí hậu trong môi trường làm việc của nhà máy

Loại lao động Nhiệt độ (0C) Vận tốc gió (m/s) Độ ẩm (%)

Nhẹ 24 – 28 0,3 – 1,0 50 – 70

Vừa 22 – 29 0,5 – 1,0 50 – 75

Nặng 22 – 28 0,7 – 2,0 50 – 75

4.2.2 Phòng chống cháy nổ

Cháy và nổ có thể xảy ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Để phòng ngừa khả năng cháy nổ, ngay từ lúc đầu thành lập Chủ đầu tư dự án sẽ áp dụng các biện pháp đồng bộ về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế.

a) Các biện pháp

– Đảm bảo khâu thiết kế phù hợp với yêu cầu PCCC. Nội dung chủ yếu của việc đảm bảo này được vận dụng cụ thể đối với nhà máy như sau:

 Đường nội bộ trong nhà máy phải đến được tất cả các phân xưởng, đảm bảo tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hỏa có thể khống chế được bất kỳ lửa phát sinh ở vị trí nào trong nhà máy.

 Bể chứa nước cứu hỏa phải luôn đầy nước, đường ống dẫn nước đến các họng lấy nước cứu hỏa phải luôn ở trong tình trạng sẵn sàng làm việc.

 Sắp xếp, bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn và khoảng cách an toàn cho công nhân làm việc khi có cháy nổ xảy ra.

 Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa điện phải được bố trí thật an toàn.

– Các loại nguyên liệu, nhiên liệu dễ cháy trong các nhà máy được giữ và bảo quản ở nơi thoáng, với khoảng cách ly hợp lý để ngăn chặn chảy và cháy tràn lan khi có sự cố. – Khi xây dựng và lắp đặt thiết bị cần thiết, thực hiện hệ thống thông gió để giảm nồng độ chất có thể gây cháy, giảm nhiệt độ không khí cũng như cách ly các bảng điện, tủ điện điều khiển. Đồng thời, trong các giai đoạn công nghệ của các nhà máy trực thuộc sẽ lưu ý việc tiếp đất cho các thiết bị nhằm tránh triệt để hiện tượng phát tia lửa điện sinh cháy.

– Các máy móc, thiết bị trong nhà máy sẽ phải có lý lịch kèm theo và phải được đo đạc, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.

– Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt và trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy như bình khí CO2, cát... và có các kế hoạch kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, các đường ống kỹ thuật cũng sẽ được sơn màu theo đúng tiêu chuẩn quy định.

– Công nhân hoặc cán bộ vận hành phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình.

– Tiến hành sửa chữa định kỳ, đảm bảo các thiết bị không để rò rỉ dầu mỡ.

b) Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét

Việc lắp đặt hệ thống chống sét hiệu quả là cần thiết. Vị trí lắp đặt trên mái nhà xưởng, ống khói các tháp cao vị trí kho chứa nhiên liệu.... Máy móc sẽ nối đất theo đúng qui định No 76 VT/QD ban hành ngày 02/3/1983 (Bộ Vật tư).

4.2.3 Phòng chống rò rỉ nguyên nhiên liệu

Để phòng chống và cấp cứu sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu dạng lỏng hay khí, chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống kỹ thuật trong kho chứa, phương tiện vận tải và lập phương án ứng cứu sự cố như sau:

− Đối với hệ thống kho bể chứa: hệ thống kho chứa nguyên liệu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật, an toàn (bao gồm các hệ thống làm mát, van thoát hơi, hệ thống chống sét, hệ thống cứu hỏa, …).

− Phương án xử lý sự cố rò rỉ: chủ đầu tư cùng với các cơ quan chức năng lập phương án cấp cứu xử lý sự cố rò rỉ, tổ chức, thực hiện diễn tập công tác cấp cứu khi xảy ra sự cố thường xuyên.

− Chủ đầu tư cùng với các cơ quan chức năng lập phương án cấp cứu xử lý sự cố rò rỉ, tổ chức, thực hiện diễn tập công tác cấp cứu khi xảy ra sự cố thường xuyên. Sự cố rò rỉ chủ yếu xảy ra do các tuyến cống thoát nước mưa và nước thải đến trạm xử lý tập trung và thoát ra nguồn tiếp nhận. Chủ dự án sẽ có kế hoạch kiểm tra định kỳ các tuyến cống, kịp thời sửa chữa, thay thế khi xảy ra sự cố.

4.2.4 Sự cố đối với đường ống cấp nước

Các biện pháp phòng ngừa vỡ ống nước:

− Đường ống dẫn nước phải có đường cách ly an toàn.

− Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất.

− Giải pháp ứng cứu khi có sự cố vỡ đường ống dẫn nước là xây dựng một hệ thống cống thoát nước xung quanh những vị trí có khả năng gây đổ vỡ đường ống.

− Đảm bảo không có bất kì các công trình xây dựng trên đường ống dẫn nước. − Tái sử dụng nước đã dùng trong hệ thống làm mát, ngưng tụ sản phẩm.

4.2.5 Biện pháp phòng chống sự cố với trạm xử lý nước thải

− Sử dụng các nguyên liệu có độ bền cao và chống ăn mòn.

− Thường xuyên giám sát nồng độ các chất ô nhiễm có khả năng gây ô nhiễm và ô nhiễm nặng.

− Lập kế hoạch bảo hành định kỳ đối với thiết bị máy móc và đối với những đơn vị công trình quan trọng cần có thiết bị dự phòng.

− Vận hành các hệ thống xử lý theo đúng quy trình đã lập.

− Để phòng ngừa sự cố trạm XLNT tạm ngừng hoạt động, chủ đầu tư sẽ trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị dự phòng như máy bơm, máy khuấy, máy châm hóa chất,…

− Trạm XLNT có một bể chứa dự trữ có thể lưu nước thải khi có sự cố trạm tạm ngừng hoạt động, bể chứa này có chức năng lưu giữ nước thải chưa xử lý cho đến khi trạm hoạt động trở lại.

− Huấn luyện nâng cao kỹ năng cho công nhân vận hành trạm.

− Thực hiện công tác giám sát chất lượng môi trường định kỳ theo đúng quy định của thông tư 05/2008/TT – BTN & MT: Giám sát 03 tháng/lần với các nguồn thải, 06 tháng/lần với môi trường xung quanh.

Sự cố rò rỉ hóa chất và an toàn tiếp xúc hóa chất

− Các loại hóa chất vận chuyển đến trạm xử lý bằng các phương tiện chuyên dụng. − Hóa chất được lưu trữ trong nhà kho thích hợp, thóang mát.

− Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lưu trữ và sử dụng hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

− Công nhân vận hành trạm XLNTTT đều được hướng dẫn các biện pháp an tòan khi tiếp xúc hóa chất.

− Khi tiếp xúc với hóa chất, công nhân phải mang dụng cụ an tòan cá nhân như khẩu trang, găng tay, kính,..

Kiểm soát sự cố hiệu suất xử lý không đạt

Để giảm thiểu các tác động do các sự cố dẫn đến hiệu quả xử lý không đạt, chủ đầu tư sẽ tiến hành các biện pháp sau đây:

− Tuân thủ các yêu cầu thiết kế.

− Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vận hành.

− Nhân viên vận hành phải được tập huấn chương trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống XLNT.

− Thực hiện tốt việc quan trắc hệ thống XLNT: Thiết lập chương trình quan trắc thích hợp cho trạm XLNT; có kế hoạch xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố đối với trạm XLNT. − Đảm bảo hành lang an tòan về hệ thống điện. Thường xuyên kiểm tra mức độ an tòan điện.

− Trang bị bảo hộ an tòan điện cho công nhân vận hành, sữa chữa điện.

4.2.6 Môi trường làm việc và an toàn lao động

Các quy định về môi trường làm việc và an toàn lao động (Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động của Bộ Y tế – Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002):

− Tiêu chuẩn chiếu sáng. − Tiêu chuẩn vi khí hậu. − Tiêu chuẩn bụi.

− Tiêu chuẩn tiếng ồn. − Tiêu chuẩn rung.

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

− Chủ đầu tư dựa trên quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông, cấp điện nước, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, chất thải rắn công nghiệp và rác sinh hoạt riêng, phù hợp để dễ quản lý các nguồn nước thải tại khu vực dự án.

− Chủ dự án cùng các ngành hữu quan tham gia thẩm định thiết kế công nghệ của dự án để giám sát các hệ thống thu gom xử lý nước thải theo yêu cầu chung bảo vệ môi trường khu vực.

− Chủ đầu tư sẽ kết hợp giữa công nghệ sản xuất với điều kiện thực tế để thiết kế dự án cùng các hệ thống xử lý, các biện pháp điều tiết ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, tốc độ gió …

− Thành phần nước thải sau khi xử lý tại nguồn được kiểm tra định kỳ tại đầu ra của cống thải của dự án. Phương pháp giám sát nước thải tại dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu phí nước thải theo Nghị định số 04/2007/NĐ – CP của Chính phủ. − Chủ đầu tư sẽ điều chỉnh kịp thời các hệ thống xử lý chất thải nhằm thi hành nghiêm chỉnh các cam kết đã đưa ra trong báo cáo ĐTM của dự án.

− Cơ quan quản lý môi trường nhà nước sẽ phối hợp với chủ đầu tư để thẩm định những hoạt động có liên quan tới môi trường của nhà xưởng.

− Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại khu vực dự án.

Bảng 5.45: Danh mục các công trình xử lý Môi trường

TT Tên công trình Kế hoạch thực hiện

GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG

1 Bố trí xe phun nước tại công trình

Tiến hành trước khi thi công xây dựng

Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi công xây dựng

2 Trang bị và bố trí các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt

Tiến hành trước khi thi công xây dựng

Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi công xây dựng

3 Trang bị 1 – 2 nhà vệ sinh di động

Tiến hành trước khi thi công xây dựng

Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi công xây dựng

4

Bố trí khu vực bảo dưỡng tạm thời cho các phương tiện thi công

Tiến hành trước khi thi công xây dựng

Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi công xây dựng

5 Bố trí 1 – 2 thùng chứa dầu mỡ thải loại 200 lít

Tiến hành trước khi thi công xây dựng

Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi công xây dựng

6

Bố trí khu vực tập kết chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại

Tiến hành trước khi thi công xây dựng

Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi công xây dựng

GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG

7 Hệ thống thu gom nước mưa Hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động 8 Hệ thống thu gom nước thải Hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động 9 Bể tự hoại xử lý nước thải sinh

hoạt Hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động 10 Hệ thống xử lý nước thải sản

xuất Hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động 11 Xử lý khí thải Hệ thống quạt thông thoáng nhà xưởng. Hoàn

thành trước khi dự án đi vào hoạt động. 12 Hệ thống chống nóng

Bố trí các quạt hút gió tại những khu vực phát sinh nhiệt. Hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động.

13 Chống ô nhiễm máy phát điện Ống khói cao từ 18 – 20 m. Hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động.

14 Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt

Bao gồm khoảng 15 thùng đựng rác thải bằng nhựa đặt tại các vị trí phát sinh rác thải trong khu vực dự án

15 Thu gom chất thải sản xuất Thu gom và thuê đơn vị có chức năng xử lý 16 Công trình chống sét Thiết kế theo TCVN 2622: 1995 và điện trở

nối đất không hơn 10Ω 17 Hệ thống PCCC

Thiết kế tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn “Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và

Kinh phí cho việc xây dựng và lắp đặt các thiết bị xử lý môi trường ước tính như sau:

Bảng 5.46: Kinh phí cho việc xây dựng, lắp đặt và vận hành các thiết bị xử lý môi trường

STT Tên công trình Kinh phí thực

hiện

1 Hệ thống phun nước, trồng cây, bảo dưỡng đường 50.000.000

2 Xử lý khí thải 50.000.000

3 Hệ thống chống nóng 500.000.000

4 Chống ồn máy phát điện 300.000.000

5 Hầm tự họai 30.000.000

6 Đường ống thu gom nước thải và nước mưa 170.000.000 7 Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt 30.000.000

8 Thu gom và xử lý chất thải 30.000.000

9 Công trình chống sét 50.000.000

10 Hệ thống PCCC 50.000.000

11 Hồ chứa nước 60.000.000

Tổng cộng 1.810.000.000

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Diễn biến môi trường và kiểm soát ô nhiễm ở dự án được kết hợp với cơ quan chuyên môn có chức năng và cơ quan quản lý môi trường ở địa phương. Dự án sẽ được giám sát với chương trình giám sát môi trường được đề nghị có nội dung như sau:

5.2.1 Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công

5.2.1.1 Giám sát chất lượng không khí

− Địa điểm đặt vị trí giám sát: 01 điểm trong khu vực thi công và 01 điểm bên ngoài khu vực thi công, cách 100m về cuối hướng gió.

− Tần suất giám sát: 6 tháng/lần trong giai đoạn thi công

− Chỉ tiêu giám sát: Bụi, SO2, NO2, CO, tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng.

− Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009, QCVN 19:2009, TCVN 5949 – 1998.

5.2.2 Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động

5.2.2.1 Giám sát chất lượng nước

Giám sát chất lượng nước thải

− Điểm giám sát: 01 điểm nước thải đầu vào và 01 điểm sau xử lý tại đầu ra.

Cd, Pb.

− Tần số giám sát: 3 tháng/lần.

− Quy chuẩn so sánh: QCVN 24:2004 cột B.

5.2.2.2 Giám sát chất lượng không khí

a) Giám sát không khí xung quanh:

– Địa điểm đặt vị trí giám sát: 01 điểm bên ngoài . – Tần suất giám sát: 6 tháng/lần

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w