Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 60 - 70)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1.3.2 Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động

3.1.3.2.1 Đánh giá tác động đến môi trường không khí a) Một số nguồn gốc gây ô nhiễm. a) Một số nguồn gốc gây ô nhiễm.

Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình này bao gồm:

− Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra.

− Khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng trong trường hợp gặp sự cố về điện.

− Khí thải từ lò nấu nhôm, gang bao gồm bụi, SO2, CO, NOx;

− Khí thải từ lò thấm than C: đây là thiết bị sử dụng điện nhằm thấm Carbon để tăng độ cứng trên bề mặt của sản phẩm. các sản phẩm được thấm Carbon trong buồng kín. Khí thải của lò chủ yếu có nhiệt độ cao do nhiệt độ của sản phẩm cần tăng lên từ 150 – 2000C.

− Khí thải từ lò tôi tần số: Lò tôi tần số cũng là một loại thiết bị kín, sử dụng điện nung nóng sản phẩm nhằm tăng thêm độ dẻo phục vụ cho các công đoạn gia công cơ khí tiếp theo như tiện, phay, bào.

− Bụi kim loại, bụi đất cát.

b) Bụi

Nguồn phát sinh chủ yếu là do:

Bụi kim loại: phát sinh từ quá trình tiện, mài, .. Đây là bụi mịn, tập trung và không phát tán trên diện rộng nhưng sẽ gây ảnh hưởng cục bộ đến công nhân sản xuất trực tiếp.

Bụi đất, cát: phát sinh do các phương tiện vận chuyển bốc dỡ hàng hoá.

Nồng độ: qua tham khảo chất lượng môi trường không khí trong phân xưởng sản xuất của một số cơ sở có công đoạn phát sinh bụi tương tự dự án, có thể dự đoán được mức độ ô nhiễm do bụi phát sinh từ hoạt động của dự án.

Bảng 3.29: Kết quả tham khảo nồng độ bụi trong phân xưởng sản xuất của một số nhà máy

Nhà máy Vị trí đo Bụi (mg/m3)

Công ty Nakyco (hiện tại)

- Khu vực tiện – phân xưởng cơ khí - Khu vực công nhân mài chi tiết – bộ phận đúc nhôm - Khu vực làm sạch vật đúc thủ công – bộ phận đúc gang

1,08 1,05 1,55 Nhà máy điện cơ Đồng Nai (KCN

Biên Hoà I, Biên Hoà, Đồng Nai) Khu vực gia công (cắt, phay, tiện…) 2,95 Nhà máy chế tạo cấu kiện thép xây

dựng – Công ty liên doanh TNHH Viet – Nam Fatt (KCN Biên Hoà II, Biên Hoà, Đồng Nai)

Khu vực cắt 3,3

TCVSLĐ 3733/2002/QĐ – BYT 4

c) Ô nhiễm khí thải từ lò luyện

Công ty có sử dụng lò điện trung tần để nấu chảy nhôm, gang. Trong quá trình nấu gang, nhôm phế liệu, do phế liệu có chứa dầu khoáng, chất hữu cơ, nước… nên khi được nấu chảy trong lò sẽ phát sinh quá trình cháy và bốc hơi, khí thải ra mang hơi nước và nhiều chất ô nhiễm như: bụi, CO, NOx, SO2… Tuy nhiên, do nguồn nhiên liệu của lò nung là điện và phế liệu trước khi đưa vào lò nung đã được phân loại, tách hết các tạp chất bên nên có thể nói hoạt động lò nung của xưởng không gây ô nhiễm không khí như các lò nung tương tự sử dụng nhiên liệu là than đá hay các loại nhiên liệu khác và lượng khí thải chỉ phát sinh chủ yếu do nguyên liệu cháy bốc hơi ở giai đoạn đầu khi mới nạp liệu.

d) Đánh giá ô nhiễm do quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm hoạt động sản xuất và các quá trình giao thông khác.

Khí thải do đốt nhiên liệu của các phương tiện giao thông vận tải, trong khí thải có chứa các chất ô nhiễm như bụi, SOx, NOx, THC,…Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng xe và hiện trạng đường giao thông, nhiên liệu dùng…

Để ước tính tải lượng ô nhiễm có thể sử dụng hệ số ô nhiễm do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập như sau :

Bổ sung thành phần khí thải lò nấu gang lấy theo báo cáo giám sát của Tam Hiệp Thành?????

Bảng 3.30: Tải lượng ô nhiễm của 1 ô tô khi tiêu thụ 1.000 lít xăng

STT Chỉ tiêu Tải lượng

1 CO 291 kg 2 NOx 11,3 kg 3 THC 33,2 kg 4 SO2 0,9 kg 5 Aldehyt 0,4 kg [Nguồn :WHO, 1993]

Xe ô tô sử dụng xăng khi hoạt động sẽ thải vào không khí các chất gây ô nhiễm và tải lượng của chúng được trình bày trong bảng 3.16.

Bảng 3.31: Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông

Phương tiện Đơn vị (U) TSP

(kg/u) SO2 (kg/u) NOx (kg/u) CO (kg/u) VOC (kg/u) Chì (kg/u)

Xe tải trọng > 3.5 tấn chạy xăng Khu ngoại ô 1.000km tấn nhiên liệu 0,45 2,4 3,7S 20S 7,5 40 55 300 5,5 30 0,25 1,35 Xe tải trọng 3,5 – 16 tấn chạy diesel

Khu ngoại ô 1.000km tấn nhiên liệu 0,9 4,3 4,15S 20S 14,4 70 2,9 14 0,8 4 Xe hơi sản xuất 1985 – 1992 (khu ngoại ô)

Động cơ 1400 – 2000

1.000km

Động cơ > 2000 cc 1.000km tấn nhiên liệu 0,05 0,85 1,17S 20S 3,14 53,81 6,99 119,9 1,05 18,02 0,08 1,35 [Nguồn: WHO, 1993]

Ghi chú: S tỷ lệ lưu huỳnh trong nhiên liệu.

Tuy nhiên, hiện nay lượng xăng pha chì không còn được sử dụng tại Việt Nam, hàm lượng lưu huỳnh trong xăng và dầu cho các loại xe 4 bánh là 0,5%, xe tải nặng là 1%.Theo thống kê thì định mức sử dụng nhiên liệu của một số loại xe lưu thông trên đường như trong bảng 3.17.

Bảng 3.32: Định mức sử dụng nhiên liệu một số phương tiện giao thông.

Stt Loại phương tiện Loại nhiên liệu Định mức

Lít/100km

Định mức

kg/100km

1 Xe con Xăng 5,5 – 8 4,51 – 6,56

2 Xe tải Dầu Diesel 13 – 14 10,66 – 11,48

Theo tính toán mỗi ngày có 5 lượt xe con 4 – 7 chỗ (1400 – 2000 cc), 10 lượt xe từ 3,5 – 16 tấn. Đoạn đường chịu ảnh hưởng là 3 km. Lượng phát thải các chất khí trong khí thải phương tiện giao thông được tính trong bảng 3.18.

Bảng 3.33: Lượng phát thải các khí ô nhiễm trong khí thải phương tiện giao thông.

Stt Phương tiện và nhiên liệu

Nhiên liệu tiêu hao trên đoạn đường

Tải lượng (kg/ngày)

Bụi SO2 NOx CO VOCs 1 Xe con 1,35 – 1,97 0,001 – 0,002 0,014 – 0,02 0,06 – 0,094 0,195 – 0,284 0,036 – 0,053 2 Xe từ 3,5 – 16 tấn 15,99 – 17,22 0,069 – 0,074 0,32 – 0,34 1,12 – 1,21 0,22 – 0,24 0,064 – 0,069

(Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010)

Với lượng không khí dư của động cơ đốt trong là 30% và nhiệt độ khí đốt thải là 2000C, thì lưu lượng khí thải sinh ra trong khi đốt 1 kg dầu, xăng là 38 m³. Như vậy, lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải được tính trong bảng 3.19.

Bảng 3.34: Lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải

Stt Phương tiện và nhiên liệu sử Lưu lượng m³/ngày Nồng độ (mg/m³) Bụi SO2 NOx CO VOCs 1 Xe tải 654,4 0,11 0,52 1,84 0,37 0,1 2 Xe con 74,48 0,03 0,27 1,25 3,8 0,7

QCVN 19:2009/BTNMT (B) 200 500 850 1000 -

(Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010)

Ghi chú: (*) QCVN 19:2009/BTNMT – Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp.

Nhận xét: Khí thải ra từ các phương tiện vận chuyển là không cao, không vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đánh giá một cách tương đối nguồn phát thải vì chất lượng khí thải ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại xe, nhiên liệu sử dụng, chất lượng đường xá,... do vậy, khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những phát sinh về sự cố xe cộ và đường xá có thể gây nên những nguồn phát thải có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

e) Đánh giá ô nhiễm do khí thải từ các máy phát điện

Để ổn định điện cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt CB CNV trong trường hợp có sự cố về điện, dự án có sử dụng 1 máy phát điện Diesel dự phòng với công suất 100 KVA. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu của máy là 75 Kg dầu DO/h. Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở bảng 3.20 có thể tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong bảng 3.21. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện: Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 2000C, thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg DO là 38 m3. Với định mức 75 Kg dầu DO/h cho máy phát điện, tính được lưu lượng khí thải tương ứng là 2.850 m3/h.

Bảng 3.35: hệ số ô nhiễm của máy phát điện (đốt dầu DO, S = 0,5%)

STT Chất ô nhiễm Hệ số kg/ tấn 1 Bụi 0,71 2 SO2 20S 3 NO2 9,62 4 CO 2,19 5 VOCs 0,791 (Nguồn: WHO, 1993)

Nồng độ của khí thải của máy phát điện được đưa ra trong bảng 3.21.

Bảng 3.36: Nồng độ của khí thải của máy phát điện

Chất ô nhiễm Tải lượng các chất ô nhiễm Nồng độ tính ở điều kiện thực Nồng độ tính ở điều kiện tiêu

QCVN 19:2009/BTNMT

(mg/Nm3) Bụi 0,053 18,59 - 200 SO2 0,75 263,18 455,26 500 NO2 0,72 252,63 437,04 850 CO 0,164 57,54 99,54 1000 VOCs 0,059 20,70 35,81111 -

(Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010) Ghi chú : Nm3 – Thể tích khí quy về điều kiện tiêu chuẩn.

(*)QCVN 19:2009/BTNMT – Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp.

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với tiêu chuẩn khí thải (QCVN 19:2009/BTNMT, loại B) cho thấy không có nồng độ chất nào cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép.

f) Đánh giá ô nhiễm từ tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động của máy móc, thiết bị: máy tiện, máy phay, máy mài, đánh bóng… Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận chuyển hàng ra vào Công ty.

Tiếng ồn và rung động cũng là yếu tố có tác động lớn đến sức khoẻ con người. Tác hại của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể người. Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn từ 80 dBA trở lên gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hoá. Rung đọng gây nên các bệnh về thần kinh, khớp, xương…

Mức độ ồn trong phạm vi dự án được tham khảo kết quả đo độ ồn tại các phân xưởng của Công ty hiện tại và các nhà máy có loại hình sản xuất tương tự để có thể dự đoán được mức độ ồn phát sinh từ hoạt động của dự án.

Bảng 3.37: Kết quả tham khảo mức ồn trong phân xưởng sản xuất của một số nhà máy

Nhà máy Vị trí đo Tiếng ồn (dBA)

Công ty Nakyco hiện tại - Phân xưởng cơ khí - Phân xưởng tạo phôi

85 90 Nhà máy điện cơ Đồng Nai, KCN Biên Hoà

I, , Đồng Nai

- Khu vực gia công - Khu vực cổng bảo vệ

95 70 Công ty công nghiệp Thăng Xuyên Việt Khu vực gia công 92 – 93

Nam, KCN Nhơn Trạch I, Đồng Nai

Có nguồn từ nhà máy cũ không??????

Lấy theo báo cáo giám sát của Nakyco ????? ??????

(Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010)

Tính toán mức ồn tại vị trí cách khu vực ồn 15m, mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách ảnh hưởng và có thể tính toán như sau:

Lp(X) = Lp(X0) + 20 log10 (X0/X)

Trong đó: - Lp (X0): mức ồn cách nguồn 1m(dBA)

- X0 = 1m

- Lp(X): mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA) - X: vị trí cần tính toán

g) Nhiệt thừa

Hoạt động của các máy móc thiết bị của nhà máy (máy tiện, máy phay, nấu nhôm, nấu gang…) có khả năng phát sinh nhiệt thừa làm tăng nhiệt độ trong xưởng sản xuất. Nhiệt độ nhà xưởng cao cũng do nhiều nguyên nhân như khả năng thông thoáng nhà xưởng kém dẫn tới sự tích tụ nhiệt trong những ngày nắng nóng. Lượng nhiệt thừa này nếu không có giải pháp thích hợp sẽ làm nhiệt độ tại các xưởng sản xuất tăng từ 1 – 2oC so với nhiệt độ không khí bên ngoài.

Nhiệt độ cao có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động trong nhà máy với những biểu hiện gây rối loạn cơ thể như nóng, co giật, choáng, nhức đầu… làm cho hệ tim đập mạnh hơn, ảnh hưởng đến thận và hệ thần kinh trung ương, gây mệt mỏi ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả lao động.

Ngoài ra ô nhiễm nhiệt còn sinh ra do bức xạ nhiệt của mặt trời, với diện tích mái của phân xưởng sản xuất lớn sẽ hấp thụ một lượng nhiệt đáng kể, làm gia tăng nhiệt độ trong phân xưởng.

h) Tác hại của các tác nhân ô nhiễm không khí

Bảng 3.38: Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí

STT Thông số Tác động

1 Bụi Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi

Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hóa 2 Khí axit (SOx,

NOx)

Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu.

SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.

vật và cây trồng.

Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.

Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn. 3 Oxyt cacbon

(CO)

Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin.

4 Khí

cacbonic(CO2)

Gây rối loạn hô hấp phổi. Gây hiệu ứng nhà kính. Tác hại đến hệ sinh thái.

5 Hydrocarbons Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong

3.1.3.2.2 Đánh giá tác động đến môi trường nướca) Nguồn gốc phát sinh nước thải. a) Nguồn gốc phát sinh nước thải.

− Nước thải sinh hoạt thải khu vực văn phòng, từ các khu vệ sinh,… có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh.

− Nước thải phát sinh trong quá trình vệ sinh máy móc, nhà xưởng…

− Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng khu vực dự án, nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước.

b) Đánh giá ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt bao gồm: các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli).

Theo tính toán trong báo cáo nghiên cứu của dự án, số lượng CB CNV hoạt động tại công ty là 200 người. Do vậy, lượng nước thải sinh hoạt thải ra vào khoảng 12,8 m³/ngày.đêm. Chúng tôi đã dựa vào hệ số ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới (WHO,1993) thiết lập đối với các nước đang phát triển (bảng 3.24) để tính tải lượng ô nhiễm và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của dự án (bảng 3.25).

Bảng 3.39: Hệ số ô nhiễm từ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm

(g/người.ngày)

1 Chất rắn lơ lửng 70 – 145

2 BOD5 45 – 54

4 Amoni (N – NH4) 3,6 – 7,2

5 Tổng N 6 – 12

6 Tổng P 0,6 – 4,5

7 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30

8 Tổng coliform (MPN/100ml) 106 – 109

(Nguồn: Tổ chức y tế thế giới WHO, 1993)

Bảng 3.40: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.

Stt Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Có hệ thống bể tự hoại QCVN 14:2008 BTNMT (cột A) 1 Chất rắn lơ lửng 14.000 – 29.000 872,3 – 1.806,9 80 – 160 50 2 BOD5 9.000 – 10.800 560,8 – 672,9 100 – 200 30 3 COD 17.000 – 20.400 1.059,2 – 1.271,1 180 – 360 - 4 Amoni (N – NH4) 720 – 1.440 44,9 – 89,7 5 – 15 5 5 Tổng N 1.200 – 2.400 74,8 – 149,5 20 – 40 - 6 Tổng P 120 – 900 7,5 – 50,1 2 – 10 - 7 Dầu mỡ động thực vật 2.000 – 6.000 124,6 – 373,8 - 10 8 Tổng coliform (MPN/100ml) 200.106 – 200.109 12,5.106 – 12,5.109 104 3000

(Nguồn: Cty TNHH MTV TM DV MT Minh Trí tổng hợp, 2010) Ghi chú:

QCVN 14:2008 BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt đã qua xử lý bằng bể

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án “di dời, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ mới công ty cổ phần NAKYCO (công suất 550 tấn năm phụ tùng bằng nhôm, 620 tấnnăm phụ tùng bằng gang, thép)” (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w