III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
2. Đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN).
(NHĐT&PTVN).
2.1. Về quy trình mua bán ngoại tệ giữa Hội sở chính và các chi nhánh.
Quy trình mua bán ngoại tệ giữa Hội sở chính và các chi nhánh còn nhiều phức tạp, các thủ tục rườm rà gây mất thời gian và lãng phí đối với các chi nhánh.
Khi các chi nhánh mua bán ngoại tệ với Hội sở chính thì phải nộp đơn xin mua, trong đó nêu số ngoại tệ cần mua, cho ai, mục đích, ngày hiệu lực, tỷ giá… nên chăng vấn đề này nên để cho Giám đốc của các chi nhánh được phép kinh doanh ngoại tệ chủ động quyết định cho phù hợp với cơ chế quản lý ngoại hối.
Số 1090/NHĐT-KDTT có quy định về việc mua bán ngoại tệ trong hệ thống có ghi: thực hiện mua bán ngoại tệ thông qua NHĐT&PTVN mà không thực hiện mua bán ngoại tệ giữa các chi nhánh. Điều này gây khó khăn cho các chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng và hạn chế khả năng chủ động nguồn ngoại tệ của các chi nhánh. Chi nhánh chỉ được bán ngoại tệ khi đã có đủ nguồn ngoại tệ, không được ứng bán trước trừ trường hợp được Tổng giám đốc cho phép. Đối với mua bán ngoại tệ kỳ hạn, chi nhánh chỉ được bán ngoại tệ kỳ hạn khi đã xác định rõ có hợp đồng chắc chắn, mua được ngoại tệ kỳ hạn. Đối với giao dịch mua bán ngoại tệ khác USD, các chi nhánh chỉ mua theo đề nghị của khách hàng, không được mua bán để giữ trạng thái chờ giá biến động nhằm
mục đích kinh doanh kiếm lời. Vẫn biết trong mua bán hàng ngày, các chi nhánh cần theo dõi sát tình hình biến động tỷ giá để có quyết định mua bán kịp thời không để rủi ro do tỷ giá biến động ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh, nhưng những quy định đó làm hạn chế khả năng chủ động, linh hoạt trong kinh doanh của các Chi nhánh, dễ bỏ lỡ cơ hội mua bán khi biến động tỷ giá có lợi cho ngân hàng, điều đó cũng làm giảm sự phát huy tối ưu hiệu quả kinh doanh ngoại tệ.
Để tạo điều kiện cho các chi nhánh chủ động trong việc tìm kiếm nguồn ngoại tệ khi có nhu cầu của khách hàng thì NHĐT&PTVN nên để cho các chi nhánh tự mua bán ngoại tệ với nhau sao cho chấp hành đúng quy định của quản lý ngoại hối.
Quy trình mua bán ngoại tệ của các chi nhánh thì quá cũ, không còn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay khi nghị định quản lý ngoại hối của Chính phủ ban hành và các quy định của ngành chức năng có liên quan về xuất nhập khẩu đã thay đổi quá nhiều. Ngoài ra, quy trình còn nhiều phiền hà cho khách hàng khi mua bán ngoại tệ. Để tạo điều kiện cho các nghiệp vụ kinh doanh mới ra đời và đi vào hoạt động thì NHĐT&PTVN nên thường xuyên hỗ trợ các chi nhánh mua bán các loại ngoại tệ trên thị trường quốc tế với giá cạnh tranh và thời gian thực hiện nhanh, giúp các chi nhánh thực hiện tốt mục tiêu chủ động trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Đó cũng là trọng tâm tập trung của hệ thống trong việc tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển và cạnh tranh.
2.2. Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản của Chính phủ,của ngành về quản lý ngoại hối và kinh doanh ngoại tệ. của ngành về quản lý ngoại hối và kinh doanh ngoại tệ.
Hoạt động như một chi nhánh của NHĐT&PTVN, Sở giao dịch I chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội sở chính. NHĐT&PTVN là nơi trực tiếp tiếp nhận các văn bản của Chính phủ, của NHNNVN, của các ngành, các bộ… sau khi nghiên cứu sẽ đưa ra các văn bản hướng dẫn các chi nhánh thực hiện. Tuy nhiên, việc đưa ra các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ, đặc biệt về quản lý ngoại hối và kinh doanh ngoại tệ rất chậm hoặc không hướng dẫn cụ thể, thiếu đồng bộ và không kịp thời với sự đổi mới văn bản của các
ngành, các bộ…làm ảnh hưởng tới việc thực hiện của các chi nhánh. Vấn đề đặt ra là NHĐT&PTVN cần triển khai thực hiện kịp thời các văn bản hướng dẫn một cách cụ thể để hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các chi nhánh được thuận lợi hơn, tránh nhầm lẫn và quan trọng hơn là hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của các chi nhánh từng bước được nâng cao.
Mặt khác, đề nghị NHĐT&PTVN cho các chi nhánh được phép kinh doanh ngoại tệ không chỉ phục vụ khách hàng mà còn kinh doanh kiếm lợi cho chính bản thân ngân mình do chênh lệch tỷ giá, được quyền mua bán ngoại tệ với các ngân hàng ngoài hệ thống để từ đó mở rộng mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
NHĐT&PTVN cần thiết lập hệ thống thông tin về tình hình diễn biến của thị trường, những thay đổi trong chính sách quản lý tiền tệ của Chính phủ gửi xuống các chi nhánh nhanh nhất để nắm bắt được và áp dụng vào trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình sao cho có hiệu quả nhất, tránh rủi ro.
2.3. Thực hiện chương trình kiểm tra, kiểm sát và nâng cao trình độnghiệp vụ. nghiệp vụ.
NHĐT&PTVN cần tăng cường công tác kiểm tra với các chi nhánh chặt chẽ hơn nữa để từ đó giúp các chi nhánh giải quyết những khó khăn, vướng mắc một cách kịp thời và chấp hành quy định của Chính phủ, NHNN. Đề nghị NHĐT &PTVN thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cả về lý thuyết lẫn thực tế hoạt động kinh doanh ngoại tệ cho cán bộ chi nhánh trực tiếp làm nghiệp vụ này. NHĐT &PT cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, tạo điều kiện cho các chi nhánh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới cho các chi nhánh, đồng thời giải quyết những thắc mắc của các chi nhánh hoạt động kinh doanh ngoại tệ một cách kịp thời và đầy đủ.
Trong thời gian tới NHĐT&PTVN có rất nhiều cơ hội và thách thức mới. Những cơ hội này xuất phát từ việc tháo gỡ, cởi mở khó khăn của Chính phủ Việt Nam, quyết tâm của NHĐT&PTVN trong việc tiếp tục cơ cấu lại toàn bộ hệ thống ngân hàng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Giai đoạn phát triển tiếp theo của NHTMVN có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển nền tài chính nước nhà, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế trên thị trường quốc tế. Kinh doanh ngoại tệ là một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh doanh đối ngoại và là một nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả và phát triển mạnh sẽ góp phần thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đạt được mục tiêu về lợi nhuận, khách hàng…. Ngoài ra, hoạt động này còn góp phần thúc đẩy các hoạt động khác cùng phát triển, đưa ngân hàng tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập.
Mặc dù đã có những thành công, đóng góp lớn nhưng bên cạnh đó Sở giao dịch I cũng còn rất nhiều khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện. Để phát triển trong thời gian tới, việc đưa ra các giải pháp hoàn chỉnh không phải là vấn đề đơn giản mà đòi hỏi phải có sự nghiên cứu dần dần, có thời gian để rút kinh nghiệm.
Qua thời gian thực tập tại Sở giao dịch I cùng với những kiến thức đã học, tình hình thực tế, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Nguyễn Thị Quy em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Trong giới hạn bài viết của mình, em chỉ đưa ra được môt đóng góp rất nhỏ trong việc nghiên cứu tìm giải pháp khả thi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với kiến thức và thời gian hạn chế nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mang nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, các thầy cô trong khoa KTNT, các anh chị Phòng nguồn vốn kinh doanh tại Sở giao dịch I NHĐT&PTVN đã giúp đã em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO