Đánh giá về thực trạng kinh doanh mua bán ngoại tệ của SGD I.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại sở giao dịch i – NHĐT&PTVN thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 56)

II. THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊC HI NHĐT&PTVN (SGD I).

3. Đánh giá về thực trạng kinh doanh mua bán ngoại tệ của SGD I.

quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ ngày càng cao của khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế, tăng thu nhập từ dịch vụ này cho SGD I. Ngược lại, khi hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD I phát triển thì sẽ thu hút được lượng khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư đến với Sở càng nhiều, và khách hàng sẽ tăng nhu cầu vay, mua bán ngoại tệ ngay tại Sở, giúp Sở thu lợi nhuận từ chênh lệch giá và mở rộng mạng lưới khách hàng, nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ.

3. Đánh giá về thực trạng kinh doanh mua bán ngoại tệ củaSGD I. SGD I.

3.1. Kết quả đạt được.

Với ý thức phấn đấu tạo bước nhảy vọt trong hoạt động dịch vụ, trở thành một ngân hàng kinh doanh đa năng, tổng hợp, Sở giao dịch I với những cố gắng của mình đã góp phần tạo nguồn ngoại tệ chuyển đổi phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng và thanh toán quốc tế. Trong tình hình hiện nay, cung cầu ngoại tệ trên thị trường khó khăn và biến động phức tạp, Sở giao dịch I đã và đang áp dụng tìm kiếm nguồn ngoại tệ mua vào để hỗ trợ các mặt hoạt động khác của Sở. Sở phát triển và duy trì tốt mối quan hệ mua bán ngoại tệ với các ngân hàng trong và ngoài nước, các địa phương đơn vị làm hàng xuất khẩu trên toàn quốc để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng với giá cạnh tranh. Hoạt động mua bán ngoại tệ của SGD I chiếm một vị trí hết sức quan trọng và là nơi cung cấp ngoại tệ lớn cho toàn bộ các chi nhánh thuộc hệ thống NHĐT &PTVN. Với những nỗ lực trên Sở đã đạt được những kết quả khả quan, đáng khích lệ.

Bên cạnh đó SGD I còn bộc lộ một số mặt yếu kém, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn chưa cao chủ yếu do: khả năng cân đối ngoại tệ còn yếu do chưa tạo được nền khách hàng vững chắc và hợp lý; tính chủ động của SGD I trong mua bán ngoại tệ chưa cao do chưa coi đây là hoạt động kinh doanh quan trọng; Sở mới chú ý đến tài trợ hàng nhập, chưa quan tâm đến tài trợ hàng xuất và các hoạt động dịch vụ để tạo nguồn ngoại tệ, còn ỷ lại vào cân đối ngoại tệ nói chung của toàn hệ thống. Trong chỉ đạo điều hành, đôi khi lãnh đạo Sở còn thiếu cụ thể, thiếu các biện pháp kiểm tra, kiểm soát do hạn chế về nghiệp vụ, kỹ năng nhận đoán rủi ro và thiếu thông tin về thị trường.

Nhìn chung, SGD I đã có nhiều nỗ lực phát huy những thành tích, khắc phục những tồn tại yếu kém, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng đòi hỏi phát triển bền vững và hội nhập quốc tế theo đề án tái cơ cấu Ngân hàng và kế hoạch kinh doanh.

3.1.1. Đạt được mục đích về lợi nhuận.

Năm 1998, cùng với việc ban hành quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/01/1998 về quy chế hoạt động giao dịch ngoại hối, Sở giao dịch I đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ mới (SWAP) trong kinh doanh ngoại tệ, và thực hiện kinh doanh ngoại tệ kiếm lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoai tệ là chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Chênh lệch này càng lớn thì càng có lợi cho ngân hàng và ngược lại. Tuy có nhiều khó khăn trong cung ứng đáp ứng phục vụ khách hàng hoặc có thời điểm tỷ giá biến động bất thường, song nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch vẫn đảm bảo an toàn và kinh doanh có lãi.

Năm 1998 cũng là năm tạo tiền đề cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của SGD I đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Năm 1999, sau khi SGD I được tiến hành mua bán với các tổ chức tín dụng ngoài hệ thống, các nghiệp vụ kinh doanh mới được áp dụng và các văn bản mới về quản lý

ngoại hối được ban hành thì doanh số mua bán ngoại tệ đã tăng rõ rệt. Từ đó, doanh số mua bán ngoại tệ tăng đều hàng năm.

Bảng 4: Doanh số và lợi nhuận mua bán ngoại tệ của SGD I giai đoạn 1998-2002 và 9 tháng đầu năm 2003.

Năm

Tổng doanh số mua bán ngoại tệ Lợi nhuận từ HĐKD ngoại tệ Doanh số quy đổi USD (triệu USD) Tổng doanh số mua bán USD (triệu USD) Lợi nhuận (triệu VND) Tỷ trọng so với tổng lợi nhuận của Sở (%) 1998 45 44.210 221 2,04 1999 178 160.204 985 3,67 2000 504 438.480 4184 9,56 2001 484 426.335 4698 10,04 2002 550 412.513 5011 10,12 9 tháng đầu năm 2003 210 201.256 3453 4,42

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 1998- 2002 và Tổng kết tình hình kinh doanh ngoại tệ 9 tháng đầu năm 2003- Phòng nguồn vốn kinh doanh- SGD I).

Doanh số mua bán ngoại tệ tăng nhanh trong giai đoạn năm 2000-2001 khi nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao hơn và kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng mạnh. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2000 đạt 504 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 1999. Và từ năm 2000 trở đi lợi nhuận từ hoạt động mua bán ngoại tệ đã chiếm khoảng 10% tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của SGD I.

Năm 2002 là năm SGD I đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường hiệu quả của chính sách thu hút khách hàng, áp dụng nhiều hình thức mới như thanh toán biên mậu và đa dạng hoá các loại ngoại tệ, mở rộng mua bán các loại ngoại tệ không phải là những đồng tiền mạnh… Tất cả các yếu tố nêu trên thúc đẩy tăng doanh số mua bán ngoại tệ của SGD I lên đạt 550 triệu USD quy đổi, tăng 1,45%; doanh số mua bán USD

đạt 412,5 triệu USD, giảm 3,24% so với năm 2001 và lợi nhuận thu được là 5011 triệu VND.

Sang năm 2003, môi trường kinh doanh có nhiều bất lợi. Do vậy, 9 tháng đầu năm 2003, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch nhìn chung có xu hướng giảm cả về doanh số và quy mô. Doanh số mua bán chỉ đạt 210 triệu USD (có quy đổi), lợi nhuận đạt 3,453 tỷ VND chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2002. Tuy nhiên, tháng 9/2003, SGD I là đơn vị đầu tiên trong toàn hệ thống tiến hành hiện đại hoá tổng thể các hoạt động ngân hàng theo một quy trình mới, tiến hành cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích mới. Đó là đòn bẩy giúp Sở tăng cường sức cạnh tranh, trở nên chủ động, linh hoạt, mạnh bạo hơn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại tệ và tín dụng ngoại tệ.

Bảng 5: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch I NHĐT&PTVN.

Đơn vị: 1000 USD.

STT Chỉ tiêu báo cáo

Năm 2001 Năm 2002

Tổng DS quy đổi theo USD.

DS mua bán USD

Tổng DS quy đổi theo USD.

DS mua bán USD.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại sở giao dịch i – NHĐT&PTVN thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w