Các cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại sở giao dịch i – NHĐT&PTVN thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

Những yếu tố cơ bản trên đây có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen nhau và cùng tác động tổng thể nhiều chiều tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. Do đó, các NHTM cần tiến hành nghiên cứu tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên cũng như phải biết vận dụng cơ chế của Nhà nước, chủ động nắm bắt sự biến động của cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái, nghiên cứu thực trạng của thị trường tài chính, ngoại hối trước khi ra quyết định thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh để vừa phục vụ được khách hàng vừa đảm bảo có lãi trong kinh doanh.

4. Các cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ của cácNHTM. NHTM.

Kinh doanh ngoại tệ của NHTM là một hoạt động kinh doanh lớn mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Do nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chịu tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, tỷ giá ... nên đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ không chỉ dựa trên trên số lợi nhuận do hoạt động mang lại mà nó còn được thể hiện trên tất cả các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Kinh doanh ngoại tệ không chỉ mang lại hiệu quả cho chính bản thân các ngân hàng mà nó còn góp phần rất lớn tạo sự phát triển nền kinh tế toàn xã hội. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM:

Chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ được xem xét trên các khía cạnh sau :

4.1.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng :

Trước hết, kinh doanh ngoại tệ là hoạt động dịch vụ đảm bảo chắc chắn việc thực hiện thanh toán các hợp đồng ngoại thương cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ kịp thời cho khách hàng với khả năng cao nhất . Nhu cầu đó bao gồm: Thanh toán cho xuất nhập khẩu đầu tư bằng vốn ngoại tệ, dự trữ hàng hoá, có thể mua ngoại tệ với mục đích kiếm lời ... các thông tin mà ngân hàng đó mang lại. Do đó, ở điểm này, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng được xem xét liệu ngân hàng có khả năng cung cấp đầy đủ lượng ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu mua hợp lí và khả năng mua hết số ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu bán. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tạo điều kiện để các ngân hàng có điều kiện mở rộng mạng lưới hoạt động đa dạng hoá khách hàng và có khả năng nâng cao uy tín cũng như vị thế của mình trên thị trường.

4.1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là công cụ để các ngân hàngphòng ngừa rủi ro hối đoái . phòng ngừa rủi ro hối đoái .

Rủi ro về hối đoái có thể sẽ đem lại cho ngân hàng một thiệt hại đáng kể

nếu như có sự biến động lớn về tỷ giá. Bằng việc sử dụng các nghiệp vụ

kinh doanh ngoại hối nên các ngân hàng luôn tìm cách hạn chế một cách thấp nhất rủi ro do sự biến động của tỷ giá, mang lại đem lại hiệu quả trong kinh doanh và an toàn đồng vốn cũng như đảm bảo trạng thái ngoại tệ. Đồng thời với việc đẩy mạnh hoạt động mua bán ngoại tệ, tận dụng cơ hội kiếm lời, cập nhật thông tin thị trường quốc tế và trong nước thì càng hạn chế được nhiều rủi ro thì hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng sẽ càng lớn. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái chỉ thực hiện khi nào có một thị trường tiền tệ phát triển và NHTM có thể sử dụng một trong số các biện pháp :

+ Sử dụng hợp đồng kỳ hạn: Với mục đích là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, khi tham gia vào hợp đồng này các đơn vị, công ty cố định tỷ giá mua hay tỷ giá bán ngoại tệ với ngân hàng từ đó cố định trước khoản thu nhập hay chi trả mà không liên quan đến sự biến động của tỷ giá.

+ Sử dụng hợp đồng quyền chọn: Thông qua hợp đồng này, một mặt khách hàng thoả mãn nhu cầu ngoại tệ của mình, mặt khác khác hàng sẽ có quyền không thực hiện hợp đồng nếu thấy bất lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.

+ Sử dụng hợp đồng hoán đổi ngoại tệ: Khi sử dụng hợp đồng này, khách hàng được thoả mãn nhu cầu ngoại tệ của mình, đồng thời có sự cam kết của ngân hàng về số ngoại tệ sẽ nhận được trong tương lai theo một tỷ giá biết trước.

Ngoài ra, nếu việc phân tích rủi ro ngoại hối được tiến hành đối với từng loại ngoại tệ riêng lẻ, tức là tiến hành xem xét trạng thái mở đối với từng loại ngoại tệ độc lập thì rủi ro ngoại hối tổng thể đối với một ngân hàng có thể bị cường điệu hoá lên rất nhiều. Nhìn chung, rủi ro ngoại hối của một danh mục ngoại tệ (bao gồm một số ngoại tệ khác nhau) là nhỏ hơn tổng các rủi ro của từng ngoại tệ riêng lẻ. Bởi vì, sự thay đổi các tỷ giá giữa các đồng tiền này với nhau có mối tương quan nghịch, do đó lợi nhuận thu được từ việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với đồng tiền này có thể bù đắp cho sự thua lỗ do việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với một đồng tiền khác.

4.1.3. Thúc đẩy hoạt động cho vay ngoại tệ.

Nếu hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng đạt kết quả cao, ngân hàng sẽ có trạng thái ngoại hối dư thừa do lợi nhuận đem lại. Lúc này ngân hàng tiến hành cho vay ngoại tệ với những khách hàng có nhu cầu xin vay. Thêm nữa, khi các doanh nghiệp có nhu cầu về ngoại tệ để trả nợ vay thì hầu hết các doanh nghiệp phải mua của ngân hàng mà ít khi thu được qua hoạt động xuất khẩu. Vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn được đánh giá qua hoạt động cho vay, thu nợ bằng ngoại tệ một cách thuận lợi, an toàn,

đúng hạn, qua đó thúc đẩy hoạt động tín dụng của bản thân ngân hàng đạt hiệu quả cao.

4.1.4. Thúc đẩy công tác thanh toán quốc tế.

Nhờ hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà công tác thanh toán quốc tế được thuận lợi nhanh chóng. Qua đó, giúp khách hàng thực hiện nhanh chóng các khoản thanh toán với nước ngoài và giúp ngân hàng tăng nguồn thu từ phí dịch vụ. Để thực hiện được thanh toán quốc tế thì phải có ngoại tệ, ngân hàng phải đáp ứng đủ số lượng và chủng loại ngoại tệ đa dạng mà khách hàng cần, muốn vậy thì ngân hàng phải thực hiện mua bán ngoại tệ để có đủ các loại ngoại tệ (cả số lượng và chủng loại).

Vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ không chỉ đánh giá qua chỉ tiêu lãi do nghiệp vụ này mang lại mà nó còn được thể hiện qua các nghiệp vụ phòng chống rủi ro về tỷ giá hối đoái, trong đó mối quan hệ tổng thể với các nghiệp vụ khác như tín dụng, thanh toán quốc tế ... và mối quan hệ với khách hàng và ngân hàng khác. Có thể việc mua bán ngoại tệ không mang lại lợi nhuận nhưng lại cung cấp đủ số ngoại tệ cho phòng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Để thấy được hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của các NHTM thì chúng ta phải xem xét trên tất cả các khía cạnh mà nó tác động tới.

4.2. Đối với nền kinh tế.

Kinh doanh ngoại tệ ra đời theo sát sự đòi hỏi phát triển của thương mại quốc tế. Ngân hàng là đơn vị duy nhất đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp ngay cả trong lúc thị trường sẵn ngoại tệ cũng như khi thị trường khan hiếm để doanh nghiệp có thể thanh toán đúng hạn với đối tác của mình. Qua đó hoạt động xuất nhập khẩu của các chủ thể trong nền kinh tế được thực hiện một cách trôi chảy, thuận lợi, rút ngắn được thời gian tích luỹ vốn, nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích luỹ vốn cho nền kinh tế, làm ổn định các hoạt động trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển và nền kinh tế vận hành hợp lí. Đặc biệt đối với một quốc gia đang trên

đường hội nhập và tăng trưởng mạnh như Việt Nam hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, dần khẳng định và năng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là cơ sở tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế trong thời gian tới, hoạt động này phát triển sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển theo kịp tốc độ phát triển của thế giới. Kinh doanh ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế có tác động trực tiếp và ảnh hưởng qua lại với nhau. Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tiềm lực của quốc gia. Sự phát triển kinh tế xã hội và sức mạnh của đất nước có ngày càng lớn mạnh thì việc kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng mới có hiệu quả và ngược lại.

Tóm lại, NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích kinh doanh kiếm lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng và đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội đặc biệt là kinh tế đối ngoại, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NHTM.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại sở giao dịch i – NHĐT&PTVN thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w