Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại sở giao dịch i – NHĐT&PTVN thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 64)

IV. Doanh số chi trả kiều hối 7.000 7.000 10.000 10.000 V.Lãi/lỗ mua bán NT (triệu

3.3.1. Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Như trên đã nói, mối quan hệ của SGD I ngày càng mở rộng, nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thanh toán của khách hàng cũng càng lớn. Hiện nay, SGD I có quan hệ với nhóm khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu còn ít nên nguồn mua ngoại tệ từ nhóm khách hàng này còn hạn chế. SGD I chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vốn là các đơn vị cung ngoại tệ lớn. Trong hệ thống NHĐT&PT thì SGD I là đơn vị lớn nhất nên chủ yếu hỗ trợ ngoại tệ cho các đơn vị khác chứ không mua được nhiều ngoại tệ từ họ.

3.2.3. Một số tồn tại khác.

Ngoài những hạn chế nói trên thì còn rất nhiểu yếu tố ảnh hưởng tới kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch I như:

* Quy mô hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch còn nhỏ so với quy mô hoạt động của toàn hệ thống. Sở chưa thực sự chú trọng vào phát triển nghiệp vụ kinh doanh này, nghiệp vụ này phát triển không cân xứng với các mặt hoạt động khác của Sở.

* Cơ cấu ngoại tệ chưa hợp lý, đồng USD hiện nay vẫn là đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch hàng ngày của Sở. Tỷ trọng mua bán USD tại Sở luôn chiếm tới 98% trong tổng doanh thu mua bán.

* Chất lượng dịch vụ ngân hàng còn thấp. Hiện nay, Sở chưa có dịch vụ hỗ trợ nào cho hoạt động mua bán ngoại tệ của khách hàng.

3.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệtại SGD I. tại SGD I.

3.3.1. Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanhngoại tệ. ngoại tệ.

+ Thứ nhất, thiếu một thị trường hối đoái hoàn chỉnh.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ muốn mở rộng và phát triển hơn nữa thì phải có một nền tảng vững chắc là thị trường hối đoái. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một thị trường hối đoái hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó mà chỉ ở giai đoạn sơ khai là thị trường giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Hơn nữa, đối tượng tham gia trên thị trường hối đoái còn hạn chế, chủ yếu là các NHTM. Chúng ta biết rằng hiện nay, tầng lớp dân cư còn tồn đọng một lượng ngoại tệ khá lớn. Nếu đối tượng tham gia trên thị trường được mở rộng thì sẽ thu hút một bộ phận lớn dân cư tham gia vào thị trường này, từ đó hạn chế được các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường “chợ đen”.

+ Thứ hai, thiếu một thị trường tiền tệ hoàn hảo.

Thị trường ngoại tệ và thị trường tiền tệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư các khoản đầu tư ngắn hạn bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu… Nhưng điều quan tâm hàng đầu là tính lỏng của chứng khoán mà họ nắm giữ. Chính vì vậy, chỉ khi nào các chứng khoán đó được chuyển đổi tự do trên thị trường tiền tệ thì mới hấp dẫn các nhà đầu tư chuyển ngoại tệ sang VND để mua chứng khoán. Nhờ đó, hoạt động mua bán, vay mượn ngoại tệ trên thị trường ngoại hối mới có thể phát triển sâu rộng và hoàn chỉnh hơn.

+ Thứ ba, trình độ nhận thức của người dân về thị trường ngoại hối còn hạn chế. Khách hàng của SGD I, ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ quen với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay mà chưa có thói quen mua bán kỳ hạn, họ để mặc rủi ro về tỷ giá. Do vậy, các NHTM khó có thể mở rộng các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ vốn có của thị trường ngoại hối như mua bán kỳ hạn, mua bán quyền chọn…

+ Thứ tư, việc tính toán tỷ giá mua bán kỳ hạn theo quyết định 15/1999/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN về xác định biên độ tỷ giá kỳ

hạn còn nhiều vướng mắc. Trên thực tế, mỗi ngân hàng đưa ra tỷ giá khác nhau, ngân hàng nào vì chiến lược khách hàng thì sẽ đưa ra tỷ giá thấp, ngân hàng nào có lợi thế thì sẽ đưa ra tỷ giá cao hơn. Điều này gây ra tình trạng không phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ, gây khó khăn cho SGDI -NHĐT&PTVN trong việc giao dịch với khách hàng.

+ Thứ năm, tỷ giá giao dịch do NHNN công bố chưa phản ánh đúng bản chất cung cầu ngoại tệ trên thị trường, gây tâm lý e ngại sự biến động tỷ giá của khách hàng trong việc bán ngoại tệ và NHTM khó khăn trong việc mua ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân trên thị trường. Các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai thì không muốn bán kỳ hạn cho ngân hàng vì họ kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng. Các doanh nghiệp nhập khẩu thì chấp nhận mua ngoại tệ với tỷ giá tại thời điểm thanh toán.

+ Thứ sáu, thị trường xuất khẩu trong nước bị thu hẹp do tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới biến đổi sâu sắc, nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về bị hạn chế làm hạn chế nguồn cung ngoại tệ cho ngân hàng. + Thứ bảy, việc can thiệp quá sâu của NHNN vào thị trường ngoại hối làm cho các NHTM mất quyền chủ động trong việc đảm bảo nguồn ngoại tệ của mình. Việc can thiệp của NHNN đôi khi còn mang tính hành chính. + Thứ tám, khả năng tái tạo ngoại tệ của các doanh nghiệp có quan hệ với NHĐT nói chung và SGD I nói riêng là yếu, nguồn mua ngoại tệ kinh doanh của Sở chủ yếu là trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, số ngoại tệ kết hối của khách hàng nhỏ và không đủ phục vụ khách hàng khi có nhu cầu.

+ Thứ chín, một số ngân hàng không thực hiện việc kết hối vì sợ không đủ ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các NHTM chỉ yêu cầu khách hàng tự giác bán ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai (ngay cả khi NHNN có quy định về việc kết hối đối với các tổ chức cá nhân có nguồn thu ngoại tệ). Điều này dẫn dến việc SGD I bị giảm lượng khách hàng có nguồn cung ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại sở giao dịch i – NHĐT&PTVN thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w