PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA SỞ GIAO DỊCH I NHĐT&PTVN.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại sở giao dịch i – NHĐT&PTVN thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCH I-NHĐT&PTVN.

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦASỞ GIAO DỊCH I - NHĐT&PTVN. SỞ GIAO DỊCH I - NHĐT&PTVN.

1. Phương hướng chung về hoạt động kinh doanh của SGD I.

1.1. Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính:

- Xây dựng phương án xử lý nợ tồn đọng từ 30/9/2003 trở về trước và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Xây dựng kế hoạch tài chính lành mạnh gắn với thực hiện hạch toán kế toán đầy đủ theo nguyên tắc tự trạng trải và cẩn trọng; nâng cao hiệu quả kinh doanh; cơ cấu lại các nguồn thu và thực hiện tiết kiệm chi phí, bảo đảm đủ trang trải chi phí, trích dự phòng rủi ro; quản lý chi tiêu theo định mức.

1.2. Cải thiện cơ cấu tài sản Nợ- Có.

* Tăng trưởng nguồn vốn :

+ Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng có tiền gửi lớn, thường xuyên, phát triển khách hàng có tiềm năng tiền gửi như hệ thống kho bạc, các công ty bảo hiểm, các tổng công ty…

+ Nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm thủ tục giấy tờ, tăng năng suất phục vụ khách hàng, kết hợp các nghiệp vụ khác với công tác huy động vốn, qua khách hàng cũ mở rộng marketing khách hàng mới, phấn đấu giảm sự phụ thuộc vào số ít khách hàng tiền gửi lớn.

+ Từng bước thí điểm giao chỉ tiêu huy động vốn tiền gửi khách hàng đối với các cán bộ giao dịch trực tiếp như cán bộ tín dụng, kế toán. TTQT,

…giao chỉ tiêu huy động vốn dân cư hàng quý đối với Quỹ tiết kiệm có gắn với động lực vật chất.

+ Mở rộng mạng lưới huy động vốn, chú trọng tạo một bộ mặt mang phong cách riêng của SGD I, tạo nên sự an tâm tin tưởng đối với người dân.

+ Nghiên cứu, thực hiện các hình thức huy động: tiết kiệm gửi góp, nhận và trả tiết kiệm tại nhà; thường xuyên theo dõi tình hình lãi suất thị trường, dự báo xu hướng biến động đưa ra lãi suất họp lý, linh hoạt.

+ Vận dụng các cơ chế hiện hành tổ chức điều hành nguồn vốn linh hoạt, phấn đấu dần dần điều chỉnh cơ cấu tài sản Nợ - Có phù hợp nhằm hạn chế rủi ro về cơ cấu loại tiền, lãi suất đối với hoạt động ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

* Tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng:

+ Duy trì thường xuyên công tác tổ chức đánh giá phân loại khách hàng theo định kỳ (trên cơ sở các thông tin có chọn lọc). Từ đó xây dựng giới hạn tín dụng và hạn mức tín dụng cho từng khách hàng, có chính sách lãi suất phù hợp kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng để có thể gia tăng số dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, đồng thời tăng doanh số giao dịch.

+ Thực hiện nghiêm túc luật tổ chức tín dụng và quy trình tín dụng của ngành.

1.3. Dịch vụ và công nghệ ngân hàng:

- Tuân thủ và làm theo quy trình ISO do NHĐT&PTTW ban hành trong lĩnh vực CNTT.

- Nghiên cứu triển khai mở rộng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ tại các điểm giao dịch.; tìm kiếm các đại lý đủ điều kiện thực hiện thu đôỉ ngoại tệ, thanh toán séc du lịch, mở tài khoản cá nhân, chuyển tiền kiều hối.

- Chú trọng tăng cường khả năng tự xây dựng các chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ các mặt nghiệp vụ, tăng tốc độ thanh toán và tăng cường khả năng kiểm soát kế toán, phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh của SGD.

1.4. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ:

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, mời các chuyên gia trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, ngân hàng tài chính nói chuyện. Chú trọng hình thức tập huấn nghiệp vụ đối với các cơ chế, chế độ hướng dẫn mới hoặc các chiến dịch hoạt động lớn.

- Phát động phong trào nghiên cứu khoa học sâu rộng trong toàn thể cán bộ SGD, xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học khuyến khích mọi người tham gia nghiên cứu, nâng cao trình độ nghiệp vụ.

2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệcủa SGD I. của SGD I.

Xu hướng mở cửa hội nhập toàn cầu hoá kinh tế thế giới đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại quốc tế, cùng với nó hoạt động giao dịch ngoại hối của thị trường ngoại hối quốc tế ngày càng trở nên sôi động và phát triển, trở thành bộ phận không thể thiếu được của kinh doanh quốc tế. Hoạt động của NHTM trên thị trường ngoại hối đã trở thành mảng hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh đa năng và là công cụ quan trọng trong cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt và nguy cơ mất thị phần trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực thị trường quốc tế, yêu cầu bức xúc đối với các NHTMVN là phải nghiên cứu một cách hệ thống, nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc thực trạng hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại tệ để có những biện pháp hữu hiệu phát huy thế mạnh của mình nhằm nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại hối.

Với 46 năm xây dựng và trưởng thành NHĐT&PTVN đã không ngừng lớn mạnh, phấn đấu nỗ lực, sáng tạo, mãi là người lính xung kích phục vụ đầu tư và phát triển, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Và với hơn 10 năm phát triển, Sở giao dịch I đã không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị hàng đầu trong toàn ngành ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu phát triển giai đoạn 2001-2005 mà nội dung chủ yếu xuyên suốt là cơ cấu lại toàn bộ để phát triển và chủ động hội nhập. Với những yêu cầu đặt ra đó, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng hàng đầu như là tiền đề cho mở cửa và hội nhập của hoạt động kinh doanh ngoại tệ, SGD I đã và đang nghiên cứu để đưa ra biện pháp nhằm thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động kinh doanh này của mình sao cho có hiệu quả và an toàn ở mức cao nhất. Một trong những cơ sở để đưa ra giải pháp là định hướng hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2003 và 2004:

- Định hướng hoạt động kinh doanh ngoại tệ phải được đặt trên đề án tái cơ cấu và chiến lược phát triển của Ngân hàng, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ đồng bộ với hoạt động tín dụng, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ khác

- Toàn chi nhánh cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng cao nhất nhu cầu hợp pháp hợp lệ về ngoại tệ của khách hàng. Nhận thức rõ ràng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng là trách nhiệm của toàn chi nhánh.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHĐT&PTVN trong giai đoạn hiện nay trước hết là để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo hiệu quả, an toàn tuyệt đối không chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà vi phạm các quy định của Nhà nước.

- Trong kinh doanh ngoại tệ phải tuân thủ pháp luật, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kịp thời nắm bắt diễn biến thị trường để đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro.

- Bắt đầu từ 2002, 12 nước thành viên của EU đã bắt đầu thanh toán bằng đồng EUR. Do đó, trong những năm tiếp theo các giao dịch cũng phải bắt đầu được chú trọng đẩy mạnh thực hiện kinh doanh đồng EUR.

- Mở rộng mạng lưới giao dịch, phát triển thêm nhiều khách hàng là ngân hàng và doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, tiếp thị thêm nhiều khách hàng mới có hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khách hàng trong các khu công nghiệp.

- Mở rộng tín dụng ngoại tệ với những khách hàng có khả năng tái tạo ngoại tệ hoặc tìm được nguồn cung ngoại tệ từ các doanh nghiệp khác, cho vay kết hợp với áp dụng các công cụ phòng chống các rủi ro tỷ giá, xác định khả năng hỗ trợ ngoại tệ của SGD đối với một số khách hàng có doanh số giao dịch lớn để nâng mức tăng trưởng tín dụng một cách an toàn trên cơ sở chính sách cung ứng ngoại tệ phù hợp với tình hình cung cầu. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một bộ phận của hoạt động kinh doanh đối ngoại, do đó, mục tiêu của nó phải gắn liền với định hướng chung, hỗ trợ đắc lực để hoàn thành định hướng đó. Mục tiêu lợi nhuận là quan trọng nhưng ngân hàng phải đảm bảo an toàn về tài sản, vốn, ngoại tệ của quốc gia, góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại với chất lượng hiệu quả kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại sở giao dịch i – NHĐT&PTVN thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w