II. THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊC HI NHĐT&PTVN (SGD I).
2. Các hoạt động chủ yếu trong kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch I.
giao dịch I.
2.1. Hoạt động cho vay ngoại tệ.
Khi SGD I hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả, ngân hàng có trạng thái ngoại tệ dư thừa thì ngân hàng sẽ tiến hành cho vay ngoại tệ đối với tất cả các khách hàng có nhu cầu ngoại tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật của họ như:
+ Hoạt động đầu tư xây dựng ra nước ngoài.
+ Nhập khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước.
2.2. Hoạt động mua bán ngoại tệ.
Hoạt động mua bán ngoại tệ do bộ phận mua bán ngoại tệ của Phòng nguồn vốn kinh doanh phụ trách. Đây là một hoạt động kinh doanh lớn, nhằm thu hút lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường chưa sử dụng đồng thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các tổ chức cá nhân cho hoạt động kinh doanh của họ, góp phần thực hiện tốt chính sách quản lý ngoại hối, chế độ tỷ giá hối đoái của Chính phủ và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhờ việc mua ngoại tệ vào với tỷ giá thấp và bán ra với tỷ giá cao, SGD I thu được lợi nhuận đáng kể từ sự chênh lệch giá này. Ngoài ra, hoạt động mua bán ngoại tệ của SGD I còn cung cấp cho phòng tín dụng có đủ số ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng, đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế của Sở hoạt động có hiệu quả hơn. Hoạt động mua bán ngoại tệ diễn ra liên tục, đan xen trong ngày nhưng SGD I phải đảm bảo cân đối trạng thái ngoại tệ cuối ngày theo quy định để hạn chế rủi ro do biến động của tỷ giá.
2.2.1. Hoạt động mua ngoại tệ.
Sở giao dịch I tiến hành mua với tất cả các đối tượng có ngoại tệ không phân biệt nguồn gốc, loại ngoại tệ. SGD I mua ngoại tệ trong hệ thống NHĐT&PTVN với số lượng lớn, tỷ giá thoả thuận trong từng lần giao dịch và thường thấp hơn so với tỷ giá trên thị trường ngoại tệ chính thức. Khi có nhu cầu mua ngoại tệ, SGD I phải làm tờ trình lên NHĐT&PTTW.
Bên cạnh đó, Sở giao dịch I mua ngoại tệ từ các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ chủ yếu để đảm bảo số ngoại tệ phục vụ khách hàng. Tỷ trọng mua bán với các ngân hàng khách chiếm 40-50% doanh số mua bán ngoại tệ của Sở. Việc cho phép Sở được mua bán ngoại tệ với các chi nhánh ngân hàng ngoài hệ thống đã giúp Sở chủ động cho việc tìm kiếm nguồn mua ngoại tệ. Nhưng các chi nhánh trong cùng hệ thống thì không được phép mua bán ngoại tệ với nhau mà muốn có ngoại tệ phải thông qua Hội sở chính. Thông qua mạng Internet, điện thoại, fax, các ngân hàng thoả thuận tỷ giá giao dịch với nhau và tỷ giá này không vượt quá tỷ giá do NHNN quy định.
Nguồn mua ngoại tệ không kém phần quan trọng là mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế mà đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có quy mô lớn, có uy tín trên thị trường. Nguồn mua ngoại tệ từ các tổ chức được chia làm hai loại:
+ Thứ nhất, là các doanh nghiệp có tài khoản ngoại tệ tại Sở giao dịch. Đây là các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu, song chỉ có một vài đơn vị xuất khẩu là khách hàng của Sở, mà chủ yếu là các khách hàng có hoạt động nhập khẩu nên nguồn mua ngoại tệ từ các tổ chức này còn nhỏ. + Thứ hai, là cá nhân có tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng khác, các khách hàng này chủ yếu bán ngoại tệ cho Sở giao dịch theo tỷ giá thoả thuận nhưng không vượt quá tỷ gía bán ra của ngoại tệ đó vào ngày giao dịch. Sở giao dịch có quan hệ tốt với các công ty, tổng công ty có doanh số hoạt động lớn nên đây là nguồn mua ngoại tệ quan trọng.
Nguồn mua ngoại tệ cuối cùng là các cá nhân có quan hệ mua bán ngoại tệ tiền mặt với Sở giao dịch I. Sở mua tất cả các loại ngoại tệ tiền mặt tự do chuyển đổi như: EUR, GBP, JPY…mà không phân biệt nguồn gốc, số lượng, tỷ giá mua là tỷ giá ngoại tệ tiền mặt được niêm yết công khai ở các quỹ tiết kiệm và các đại lý thu đổi tiền mặt của Sở. Tuy nhiên, số lượng ngoại tệ mua được ở đây là rất thấp chỉ chiếm khoảng 2-3% doanh số mua và chủ yếu mua của người không cư trú. Đồng thời, Sở mua ngoại tệ của người thụ hưởng kiều hối từ nước ngoài chuyển về song với số lượng không lớn.
2.2.2. Hoạt động bán ngoại tệ.
Hoạt động bán ngoại tệ là một nghiệp vụ kinh doanh thu lợi nhuận từ việc chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra. Trước đây, do tình hình ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD khan hiếm nên NHĐT&PTVN đã quy định tất cả các chi nhánh không được phép bán ngoại tệ ra ngoài hệ thống với mục tiêu là hỗ trợ nguồn ngoại tệ cho các chi nhánh trong hệ thống. Đến những năm gần đây, nền kinh tế phát triển, xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế được mở rộng nên tình trạng khan hiếm đồng USD đã giảm xuống. NHĐT&PTVN đã nới lỏng quy định của mình và cho phép một số chi nhánh được quyền bán ngoại tệ ra ngoài hệ thống, mà đặc biệt là Sở giao dịch I, điều này đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng
Do hiện nay khách hàng của SGD I là các doanh nghiệp nhập khẩu không nhiều nên việc bán ngoại tệ cho các đơn vị kinh tế này là không lớn, mà nguồn bán ngoại tệ chủ yếu của Sở vẫn là các ngân hàng khác. Sở giao dịch I quan hệ với tất cả các NHTM trong cả nước. Việc bán ngoại tệ trong cùng hệ thống với mục tiêu là hỗ trợ số ngoại tệ thiếu mà lợi nhuận thu được không là bao. Sở giao dịch I thu lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động bán ngoại tệ ra ngoài hệ thống theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất.
Trong việc bán ngoại tệ, Sở thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, chỉ bán ngoại tệ cho khách hàng để thanh toán hợp đồng khi đến hạn,
trả nợ vay ngân hàng, nợ vay nước ngoài, phí vận tải bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và mua ngoại tệ để mở thư tín dụng, nhu cầu ngoại tệ để đi du lịch, đi du học nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ tích trữ ngoại tệ trong một số bộ phận dân cư và hạn chế tình trạng “đô la hoá” nền kinh tế. Sở chỉ bán cho các cá nhân được phép xuất ngoại. Tuyệt đối Sở không bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng khi chưa có nhu cầu thanh toán ngay.
Số lượng ngoại tệ bán ra của Sở có giới hạn và tuân theo quy định của thông tư 01/1999/Tt-NHNN của thống đốc NHNN. Các loại ngoại tệ giao dịch của Sở gồm USD, EUR, JPY… trong đó, USD chiếm vị trí chủ yếu và thường xuyên trong các giao dịch hàng ngày của Sở.
Việc mua bán ngoại tệ của Sở giao dịch là một lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ lớn, các giao dịch mua bán ngoại tệ diễn ra trên thị trường liên ngân hàng là chủ yếu. Lợi nhuận do hoạt động này mang lại chiếm 10% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động mua bán ngoại tệ tạo điều kiện để kinh doanh ngoại tệ phát triển, là động lực chính thúc đẩy các hoạt động khác cùng phát triển, mở rộng mạng lưới khách hàng và có điều kiện nâng cao uy tín của ngân hàng.
2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ có liên quan trực tiếp và mật thiết với hoạt động kinh doanh ngoại tệ và là hoạt động chủ yếu trên thị trường ngoại liên ngân hàng. Hai hoạt động này hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Cùng với chính sách mở cửa của nền kinh tế, tận dụng những lợi thế so sánh của quốc gia trong nhập khẩu và khai thác những ưu thế trong nước để xuất khẩu giúp phát triển kinh tế xã hội, kim nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên rõ rệt, thâm hụt cán cân thương mại giảm dần, công nợ nước ngoài dần được thanh toán hoặc đã có những giải pháp thích hợp. Môi trường luật pháp và kinh doanh cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã làm tăng nhanh số doanh nghiệp mới được thành lập, tham gia vào hoạt động kinh tế. Muốn cho việc thanh toán hàng xuất nhập khẩu và việc
lưu chuyển vốn ngoại tệ giữa trong nước và nước ngoài được diễn ra thuận lợi, an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí thì các tổ chức, cá nhân phải thực hiện mua bán, vay ngoại tệ tại ngân hàng và thực hiện chuyển khoản, mở L/C hàng xuất, L/C hàng nhập …và sử dụng dịch vụ chuyển ngoại tệ qua hệ thống ngân hàng.