Ngày nay, việc trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia làm nảy sinh nhu cầu thanh toán giữa quốc gia này với quốc gia khác trong quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế. Thanh toán quốc tế thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán quốc tế, đầu tư vốn bằng nhiều loại tiền khác nhau, các NHTM đã tiến một bước dài vượt ra khỏi những hoạt động kinh doanh truyền thống để thực hiện các hoạt động gửi vay, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Khi đó kinh doanh ngoại tệ càng thể hiện vai trò quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế.
5.1. Đối với bản thân ngân hàng.
+ Kinh doanh ngoại tệ góp phần đảm bảo trạng thái ngoại tệ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khác hàng, từ đó đảm bảo uy tín và tăng quy mô của
ngân hàng. Đồng thời kinh doanh ngoại tệ còn là hình thức đa dạng hoá các nghiệp vụ của ngân hàng như: Tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ.
+ Thông qua các nghiệp vụ mua bán, đầu cơ trên thị trường hối đoái đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, tăng cường sức mạnh phòng chống rủi ro, khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
+ Việc kinh doanh ngoại tệ còn tạo cho các ngân hàng khả năng tận dụng sự chênh lệch về tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau, giữa các thị trường khác nhau để kiếm lời. Từ đó góp phần điều hoà cho các thị trường ngoại hối trên toàn thế giới hoạt động hiệu quả hơn.
5.2. Đối với nền kinh tế.
+ Tham gia vào thị trường ngoại hối trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khách hàng cần đến vai trò trung gian của ngân hàng vì ngân hàng là trung tâm thanh toán trong nền kinh tế, là trung gian tài chính có mối quan hệ rộng khắp với các chủ thể kinh tế nên có khả năng kết nối người cần mua với người cần bán ngoại tệ. Ngân hàng cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng bằng cách tạo ra khả năng tiếp cận hoàn hảo nhờ các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp tỷ giá cạnh tranh, thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác, tư vấn cho khách hàng, thậm chí đưa ra lời khuyên cho khách hàng ngay cả khi giao dịch có biến động trên thị trường ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính toán hiệu quả kinh tế trong hoạt động trao đổi kinh tế đối ngoại thông qua đồng bản tệ.
+ Thông qua việc kinh doanh ngoại tệ của các NHTM làm cho hoạt động trao đổi lưu thông hàng hoá được nhanh chóng thuận tiện hơn tiết kiệm kinh phí lưu thông...
+ Kinh doanh ngoại tệ ra đời và phát triển theo sát sự đòi hỏi của hoạt động thương mại quốc tế. Ngân hàng cung cấp vốn ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường. Ngân hàng cũng sẽ đáp
ứng nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp ngay cả khi thị trường sẵn ngoại tệ hoặc khan hiếm để doanh nghiệp có thể thanh toán đúng hạn với đối tác. + Kinh doanh ngoại tệ vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển. Đặc biệt với một nước đang trên đường hội nhập như Việt Nam, hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần thúc đẩy, mở rộng quan hệ kinh tế đối nội với kinh tế thế giới bên ngoài, dần khẳng định và năng cao vị thế trên trường quốc tế. Với vai trò như vậy thì việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở các NHTM là rất quan trọng và cần thiết.
CHƯƠNG II.