I. Quá trình cải cách DNNN
2. Kết quả
2.3 Một số kết quả của việc thực hiện cổ phần hóa các DNNN
Bằng việc triển khai thực hiện đồng bộ những biện pháp trong việc cổ phần hóa, đến ngày hết năm 2001 cả nớc đã có 772 doanh nghiệp và bộ phận DNNN (bằng 13% tổng số DNNN hiện có) của 10/13 bộ, 54/61 địa phơng và 12/17 Tổng công ty 91 hòa thành chơng trình cổ phần hóa. Tổng số vốn nhà nớc đợc đánh giá lại khi cổ phần hóa các DNNN nói trên là gần 3000 tỷ đồng (tăng từ 10 – 15% so với giá trị ghi trên sổ sách) tăng khoảng 13,7% so với trớc khi cổ phần hóa, bằng 1,97% tổng số vốn nhà nớc trong các DNNN. Trong đó DNNN đã cổ phần hóa có 45 DNNN trớc khi cổ phần hóa kinh doanh thua lỗ; số còn lại khi lãi, khi lỗ, tính chung thì có lãi ở mức thấp, nh- ng là lãi trên số vốn nhà nớc cha đợc đánh giá lại. Tốc độ cổ phần hóa DNNN của những năm gần đây nh sau: trớc năm 1999 cổ phần hóa đợc 116 DNNN; trong năm 1999 đợc 249 DNNN; năm 2000 đợc 212 DNNN; năm 2001 đợc 186 DNNN (xem đồ thị 2.1)
Đồ thị 2.1. Tốc độ cổ phần hóa DNNN tính đến tháng 12/2001 116 249 212 186 0 50 100 150 200 250 Trước 1999 1999 2000 2001 Nguồn: http://www.vnn.vn Các DNNN đã cổ phần hóa có vốn nhà nớc dới 1 tỷ đồng là 255 DNNN, chiếm khoảng 40,4%; loại từ 1 đến 5 tỷ đồng là 219 DNNN, chiếm 34,8%; loại từ 5 đến 10 tỷ đồng là 94 DNNN, chiếm 14,9%; loại trên 10 tỷ đồng là 63 DNNN, chiếm 9,9%. Các DNNN đã cổ phần hóa thuộc các Bộ, ngành, tổng công ty 91 chiếm 25%; thuộc các địa phơng chiếm 75%.
Trong các hình thức cổ phần hóa nh: giữ nguyên giá trị DNNN phát hành thêm cổ phiếu, tách một bộ phận DNNN để cổ phần hóa, chuyển toàn bộ DNNN thành công ty cổ phần, bán một phần giá trị DNNN thì hình thức bán một phần giá trị DNNN đợc áp dụng nhiều nhất, chiếm 46,12% số DNNN đợc cổ phần hóa (xem biểu 2.2). Điều này lý giải bởi những nguyên nhân chủ yếu là trong điều kiện kinh tế – xã hội Việt Nam, thị trờng tài chính còn sơ khai, thiếu thông tin về tình hình hoạt động và tài chính của các DNNN cũng nh các biện pháp kỹ thuật để xác định giá trị tài sản của DNNN còn hạn chế nên cha thể áp dụng các biện pháp phát hành cổ phiếu rộng rãi cho công chúng. Ngoài ra, vấn đề này còn chịu sự tác động bởi yếu tố tâm lý của đội ngũ các bộ quản lý và ngời lao động trong các DNNN và sự thận trọng của các nhà hoạch định chính sách khi lựa chọn các biện pháp cổ phần hóa.
Biểu 2.2. Hình thức cổ phần hóa DNNN
Hình thức cổ phần hóa Số lợng
DNNN
Tỷ lệ %
Tổng số DNNN đã cổ phần hóa 631 100
1- Giữ nguyên giá trị DNNN và phát hành thêm cổ phiếu 53 8,4 2- Tách một bộ phận DNNN để cổ phần hóa 120 19,02 3- Cổ phần hóa100% 167 26,47 4- Bán một phần giá trị DNNN 291 46,12 Trong số 631 DNNN cổ phần hóa: Nhà nớc giữ cổ phần chi phối Giá trị tài sản trớc khi cổ phần hóa Giá trị tài sản sau khi cổ phần hóa
Chênh lệch giá trị khi cổ phần hóa (tỷ đồng)
336 2388 2714 326 53,25 - - 13,7 Nguồn [1]
Về kết quả hoạt động của DNNN sau khi cổ phần hóa, qua thực tế tại 202 DNNN đã cổ phần hóa trên một năm cho thấy: có 160 DNNN sản xuất kinh doanh phát triển hơn so với trớc khi cổ phần hóa. Tính chung doanh thu của các DNNN này tăng 1,4 lần, lợi nhuận tăng 2 lần, cổ tức bình quân một tháng đạt từ 1% đến 2%, nộp ngân sách tăng 1,2 lần, thu nhập bình quân của ngời lao động tăng 22%, số lợng công nhân viên tăng 5,1%. Phần vốn nhà n- ớc tại DNNN không những đợc bảo toàn mà còn tăng thêm 66,420 tỷ đồng (từ 377,343 tỷ đồng lên 442,763 tỷ đồng) bằng nguồn lợi nhuận để lại [1]. Ngoài những DNNN hoạt động có hiệu quả sau khi cổ phần hóa, cũng có 42 DNNN tuy mặt này, mặt khác giảm so với trớc khi cổ phần hóa, nhng cha có DNNN nào lâm vào tình trạng giải thể, phá sản
Về việc thực hiện mục tiêu huy động thêm vốn trong xã hội, trong 772 DNNN đã cổ phần hóa, giá trị tài sản trên sổ sách kế toán trớc khi cổ phần hóa là 2.388 tỷ đồng, khi cổ phần hóa đợc đánh giá lại là 2.714 tỷ đồng, tăng 13,7%. Sau khi cổ phần hóa, các công ty cổ phần phát hành thêm 1.011 tỷ
đồng cổ phiếu để thu hút vốn. Do quy mô vốn nhà nớc của các DNNN cổ phần hóa nói chung là nhỏ (bình quân 3,78 tỷ đồng/DNNN) nên huy động thêm trong xã hội còn ít, mới đạt 2.747 tỷ đồng.
Việc cổ phần hóa một bộ phận DNNN đã tạo ra loại hình DNNN có nhiều hình thức sở hữu làm cho ngời lao động có cổ phần trong DNNN và cổ đông ngoài DNNN trở thành ngời chủ thực sự của DNNN, có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng theo luật định. Điều này đã tạo thêm động lực trong sản xuất kinh doanh và hình thành cơ chế kiểm soát có hiệu quả hơn của ngời lao động và xã hội đối với DNNN, tăng đợc năng suất lao động, tiết kiệm chi phí (các công ty cổ phần bình quân giảm đợc chi phí khoảng 20%, cá biệt có công ty giảm tới 50% so với trớc khi cổ phần hóa), hạ đợc giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bản thân ngời lao động có đợc lợi ích lớn hơn (từ thu nhập và cổ tức), đồng thời với lợi ích của DNNN, lợi ích của Nhà nớc cũng đợc đảm bảo. Việc thu hút và phát huy trí tuệ của các cổ đông bên ngoài DNNN cũng tạo thêm điều kiện nâng cao trình độ quản lý ở công ty cổ phần.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, công việc cổ phần hóa còn tiến hành chậm, việc thực hiện các mục tiêu cổ phần hóa đề ra còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về cổ phần hóa DNNN cha nhất quán; cơ chế, chính sách cha cụ thể và có nhiều điểm cha phù hợp với thực tiễn; sự lãnh đạo, chỉ đạo cổ phần hóa không ít nơi còn do dự vì sợ "chệch hớng"; một số cơ quan Nhà nớc sợ mất quyển quản lý của mình đối với DNNN; ngời quản lý và ngời lao động trong DNNN đều sợ mất sự bao cấp, sự bảo hộ của Nhà nớc, sợ mất quyền lơi, mất việc làm.