Nguyên nhân của những yếu kém tồn tại

Một phần của tài liệu Cải cách doanh nghiệp nhà nước là quá trình tất yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế việt nam (Trang 54)

Những mặt hạn chế, yếu kém của DNNN có nhiều nhân tố tác động ở mức độ khác nhau, song chủ yếu là những nguyên nhân sau:

1 Nhận thức về vị trí, vai trò của DNNN

Nhận thức cha đầy đủ và thống nhất về vị trí, vai trò của DNNN trong kinh tế nhà nớc từ đó đi đến việc phát triển số lợng DNNN một cách ồ ạt, nhiều nơi còn coi trọng số lợng hơn chất lợng, hiệu quả và cho rằng DNNN phải chiếm tỷ trọng lớn, phải có mặt và chi phối ở hầu hết các sản phẩm, các lĩnh vực, các ngành kinh tế thì mới làm đợc vai trò chủ đạo.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã xác định nhiệm vụ những năm còn lại của chặng đờng đầu tiên của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là: "cần xúc tiến xây dựng một cơng lĩnh hoàn chỉnh cho toàn bộ cuộc cách mạng XHCN trong thời kỳ quá độ. Trên cơng lĩnh đó, sẽ xây dựng chiến lợc phát triển kinh tế – xã hội, chiến lợc phát triển khoa học – kỹ thuật [11, tr.41,42]. Theo V.I Lê-nin thì thời kỳ quá độ là chặng đờng dài "suốt cả thời kỳ đó (thời kỳ quá độ), trong chính sách của chúng ta, lại chia nhỏ thành nhiều bớc quá độ nhỏ nữa" [27]. Nhiệm vụ quan trọng ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ là phải phát triển lực lợng sản xuất xã hội. Đối với Việt Nam là nớc đi lên XHCN từ cơ sở vật chất của thời kỳ nửa phong kiến và tiền t bản thì nhiệm vụ này lại càng quan trọng và cấp thiết. Để phát triển lực lợng sản xuất xã hội trong thời kỳ quá độ thì không chỉ vai trò của các DNNN mà còn có sự đóng góp nguồn lực quan trọng của các thành phần

kinh tế khác. Nh vậy, vị trí của DNNN chỉ ở một số ngành, lĩnh vực và có số lợng nhất định trong kinh tế nhà nớc để đóng vai trò điều chỉnh nền kinh tế. Song từ thực tiễn, lịch sử hình thành và phát triển DNNN ở Việt Nam cho thấy, DNNN đợc hình thành từ t tởng về CNXH là đồng nghĩa với chế độ công hữu trên quy mô toàn quốc để xây dựng CNXH. Nhà nớc đã ra sức mở rộng hình thức sở hữu Nhà nớc và sở hữu tập thể, thu hẹp và cải tạo khu vực kinh tế t nhân. Do vậy DNNN ở nớc đợc thành lập một cách ồ ạt, ở khắp các ngành, các lĩnh vực và chiếm một tỷ trọng rất cao trong nền kinh tế. Thực trạng về DNNN hiện nay là di sản của cả một quá trình lịch sử lâu dài với nhận thức sự tồn tại của DNNN một cách chủ quan, duy ý chí. Hơn nữa DNNN lại tồn tại và phát triển trong một cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp kéo dài hàng mấy chục năm nên khi chuyển sang nền kinh tế thị tr- ờng, cả khu vực DNNN cồng kềnh và đã bộc lộ tất cả những yếu kém về hiệu quả SXKD. Việc nhận thức lại sự cần thiết tồn tại DNNN ở những lĩnh vực nào và xử lý khu vực DNNN hiện tại nh thế nào nhằm tăng hiệu quả của chúng là không thể thực hiện đợc trong một thời gian ngắn, mà cần phải một thời gian dài. Đến nay DNNN vẫn nhiều về số lợng, nhỏ về quy mô, đầu t dàn trải, ngành nghề hoạt động chồng chéo ngay trên cùng một địa bàn. Do nhiều về số lợng, Nhà nớc không thể quan tâm, đầu t cho tất cả các DNNN vì nguồn lực có hạn. Từ những luận chứng trên đây cho thấy, việc tồn tại một số lợng lớn DNNN và hầu hết là với quy mô nhỏ nh hiện nay là không phù hợp và tất yếu các doanh nghiệp này hoạt động sẽ kém hiệu quả. Do vậy, trong thời gian từ nay đến năm 2005 cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp sắp xếp quyết liệt hơn nữa để giảm số lợng DNNN xuống còn khoảng dới 2000 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

2 Cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNN còn nhiều hạn chế hạn chế

i)Về thể chế kinh tế thị trờng mới đợc hình thành nên còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần phải điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện. Trong nền kinh tế thị trờng các doanh nghiệp hoạt động tuân thủ theo pháp luật, cạnh tranh bình đẳng và các quan hệ kinh tế đợc thực hiện theo quan hệ cung cầu Cạnh… tranh trong cơ chế thị trờng chính là động lực để phát triển và đồng thời cũng là điều kiện để đào thải những doanh nghiệp yếu kém về năng lực hoạt động. Tuy nhiên, xuất phát từ nhận thức coi trọng vai trò của DNNN nên quá chú trọng đến việc phát triển các DNNN, làm giảm hoặc mất đi sự đóng góp về t liệu sản xuất của khu vực kinh tế t nhân cũng nh sự cạnh tranh lành mạnh giữa DNNN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để cùng phát triển và đóng góp đợc nhiều hơn cho sự tăng của lực lợng sản xuất xã hội.

ii)Trong điều kiện của nền kinh tế thị trờng cơ chế, chính sách của Nhà nớc cha phát huy đợc tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên vừa tạo sự gò bó cho doanh nghiệp đồng thời vẫn tạo thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của doanh nghiệp vào Nhà nớc. Điều đó, đợc thể hiện trên các mặt nh sau:

- DNNN cha đợc tự chủ huy động, sử dụng vốn.

-DNNN cha đợc tự chủ quyết định đầu t, phân phối lợi nhuận sau thuế, trả lơng, trả thởng; còn bị hạn chế trong xử lý tài sản, vật t ứ đọng, chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch.

-DNNN cha đợc tự chủ quyết định tổ chức, bố trí cán bộ quản lý, xử lý lao động dôi d.

-Chính sách thuế của Nhà nớc cha chú trọng đầy đủ đến nuôi dỡng nguồn thu và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

-Việc trả lơng, thởng hiện nay trong các DNNN vẫn đợc thực hiện theo các bảng lơng cố định. Cơ chế này có nhợc điểm là không gắn giữa hiệu quả hoạt động của DNNN với mức độ đóng góp của những ngời trực tiếp làm ra kết quả lao động đó, do đó không tạo ra động lực để khuyến khích ngời lao động cũng nh khó có thể tuyển chọn đợc cán bộ giỏi (có trình độ hiểu biết, năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp) bổ sung vào đội ngũ cán bộ quản lý DNNN.

-Cải cách hành chính cha theo kịp yêu cầu đổi mới, cha nâng cao hiệu quả quản lý nhà nớc đối với doanh nghiệp; còn nhiều thủ tục gây khó khăn, phiền hà, tốn kém và làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

iii)Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và ngời quản lý, sử dụng DNNN.

Trong nền kinh tế thị trờng có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu khác nhau, từ đó xuất hiện nhu cầu phải thiết lập khung thể chế pháp luật rõ ràng, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp trớc pháp luật. Song trên thực tế, vớng mắc chủ yếu hiện nay là cha phân định rõ thẩm quyền của cơ quan nhà nớc với t cách là chủ sở hữu; quyền của đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp và quyền sử dụng vốn; quyền chủ động kinh doanh của DNNN. Vấn đề này đợc lý giải rằng doanh nghiệp của Nhà nớc thì đơng nhiên Nhà nớc là chủ sở hữu. Song hai chữ "Nhà nớc" là chủ sở hữu là rất chung, ở đây ai là ngời đại diện Nhà n- ớc: Chính phủ, Bộ chủ quản, Bộ Tài chính, giám đốc doanh nghiệp, tập thể lao động hay là tất cả. Trên thực tế ai là chủ sở hữu đích thực của DNNN vẫn cha đợc phân định rõ ràng. Tình trạng "vô chủ" trong DNNN vẫn là một thực tế. Về mặt pháp lý, tập thể lao động ở DNNN đợc Nhà nớc giao quyền làm chủ những tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp. Trên thực tế họ không có lợi ích gì khi thực hiện t cách là những ngời chủ. Điều này lý giải tại sao các DNNN hoạt động kém hiệu quả hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh bởi

quyền lợi của họ đợc gắn chặt hơn với chất lợng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trong thành phần của HĐQT có giám đốc và một số thành viên khác là cán bộ của Bộ chủ quản và hoặc cơ quan quản lý chức năng. Về thực chất, HĐQT vẫn không giải quyết đợc vấn đề chỉ rõ ai là chủ đích thực của DNNN. Những ngời tham gia HĐQT hoặc ở trong hoặc ở ngoài doanh nghiệp cũng chỉ là những ngời làm công ăn lơng cho Nhà nớc, đại diện một cách hình thức cho lợi ích của nhà nớc. Hơn nữa, hội đồng quản trị bao gồm nhiều thành viên. Tình trạng chịu trách nhiệm tập thể vẫn không thể khắc phục. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ông Chủ tịch hội đồng quản trị hay ông giám đốc phải chịu trách nhiệm? Do vậy việc lập HĐQT để khắc phục tính vô chủ trong DNNN là không thay đổi đợc thực chất của vấn đề, tuy rằng tổ chức bộ máy DNNN có hội đồng quản trị là cải tiến một bớc trong việc phân tách quyền sở hữu và quyền quản lý và sử dụng tài sản của DNNN. Mặt khác ở một số doanh nghiệp, HĐQT đợc lập ra cũng chỉ là hình thức, giám đốc biến HĐQT thành công cụ để thể hiện dân chủ một cách hình thức. Ngợc lại cũng có những doanh nghiệp do hoạt động của HĐQT "mạnh" nên xẩy ra mâu thuẫn giữa giám đốc và HĐQT mà thực chất là chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm ngời.

iv)Cơ chế bổ nhiệm đối với giám đốc các DNNN hiện nay là một cản trở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Thực tế chỉ ra rằng, cơ chế bổ nhiệm giám đốc không khuyến khích giám đốc phát huy năng lực cho sự phát triển doanh nghiệp trong dài hạn. ít giám đốc áp dụng những quyết định đầu t mang tính chiến lợc dài hạn mà họ quan tâm thờng xuyên hơn tới lợi ích trớc mắt. Bởi vì theo cơ chế hiện nay giám đốc là ngời có quyền quyết định tất cả, cho nên thành bại của DNNN phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực, trình độ và phẩm chất của giám đốc. Nếu giám đốc có năng lực, hết lòng vì việc chung thì DNNN phát triển và ngợc lại giám đốc thiếu năng lực thì

doanh nghiệp hoạt động sẽ kém hiệu qủa. Giám đốc có năng lực nhng lại vì lợi ích cá nhân thì DNNN biến thành kho báu để khai thác làm giàu cho cá nhân. Nhiều giám đốc trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Họ mạo danh vì lợi ích của Nhà nớc đứng ra quyết định tất cả. Thực chất họ hành động vì lợi ích của Nhà nớc đứng ra quyết định tất cả. Nhiều hợp đồng ký kết về đầu t, liên doanh liên kết, cung ứng sản phẩm do giám đốc ký đã mang lại những khoản lỗ lớn cho Nhà nớc nhng mang lại những khoản lợi khổng lồ cho bản thân họ.

3.Năng lực hoạt động của các DNNN còn nhiều hạn chế.

i)Quy mô vốn của doanh nghiệp nhỏ, đầu t dàn trải, hiệu suất sử dụng vốn thấp. Tình trạng thiếu vốn của DNNN là phổ biến và nghiêm trọng. Nhiều DNNN không thể vay vốn đợc vốn trung hạn và dài hạn để đầu t. Nếu dùng vốn ngắn hạn để đầu t thì không có hiệu quả. Số DNNN thua lỗ hầu hết là những DNNN có quy mô nhỏ, ít vốn, hiệu quả sử dụng lao động thấp. Phân tích số liệu tổng hợp của 5.068 DNNN trong thời gian 3 năm từ 1995 – 1997, cho thấy số DNNN bị lỗ 3 năm liền chiếm 40.3% số DNNN, vốn sản xuất kinh doanh chiếm 3,8%, doanh thu đạt 1,7%, tỷ lệ nộp ngân sách là 3,8%; số lỗ lũy kế bằng 38% số vốn nhà nớc tại các DNNN này. Trong số DNNN bị lỗ 3 năm liền, doanh nghiệp có vốn dới 1 tỷ đồng chiếm 30,6%; từ 1-3 tỷ đồng chiếm 34,1%; từ 3-10 tỷ đồng chiếm 23,3% và trên 10 tỷ đồng chiếm 12%.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số DNNN bị lỗ năm 1996 là 21%, 1997: 17%, 1998: 25%, 1999: 17%. Tập trung phần lớn ở các DNNN địa phong nh số DNNN thuộc Nam Định bị lỗ là 46%, Thái Bình 35%, Hà Nam 33%, Hải Phòng 21%, Bà Rịa – Vũng Tàu 21% Năm 2000, số… DNNN thực sự kinh doanh có hiệu quả chiếm 40%; số cha có hiệu quả, khi lỗ khi lãi và lãi cũng chỉ là tợng trng là 40%; số DNNN không có hiệu quả, bị lỗ liên tục là 20%. Theo số liệu của Ban đổi mới DNNN Trung ơng, số

DNNN làm ăn thua lỗ ngày một tăng: năm 1993 là 8%, năm 1995 là 16%, năm 1996 là 21%, năm 2000 là 20% (xem đồ thị 2.3)

Đồ thị 2.3 Tỷ lệ DNNN kinh doanh thua lỗ

8 16 21 25 20 0 5 10 15 20 25 1993 1995 1996 1998 2000 Nguồn: Bộ tài chính

Số DNNN có lãi cả 3 năm là 59,7%; chiếm 67% số vốn, 80% doanh thu, 91% số lãi và 79% số nộp ngân sách của khu vực DNNN; trong số DNNN lãi 3 năm liên tục số có vốn dới 1 tỷ đồng chiếm 18%, vốn từ 1-3 tỷ chiếm 29%, từ 3-10 tỷ chiếm 28%, trên 10 tỷ chiếm 25%

Năm 2001, các DNNN trực thuộc Bộ công nghiệp 20% thực sự có lãi và cạnh tranh tốt, 20% lỗ, còn 40% là bấp bênh, nếu hạch toán đầy đủ thì có thể lỗ hoặc không có lãi. DNNN thuộc ngành nông nghiệp lỗ 34%, thuộc ngành thủy sản lỗ 45%.

ii) Trình độ công nghệ thiết bị của DNNN rất lạc hậu. Do công nghệ lạc hậu, trang thiết bị cũ kỹ nên tiêu hao vật chất nguyên liệu lớn, chất lợng kém. Có không ít DNNN cũ kỹ, rách nát, lạc hậu, tồn tại một cách lay lắt và không có khả năng đổi mới công nghệ. Nhiều DNNN ở trong tình trạng khó sắp xếp vì sáp nhập thì không doanh nghiệp nào nhận, mà giải thể thì khó giải quyết chế độ xã hội. Rất nhiều trờng hợp doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản nhng cấp quản lý không tuyên bố phá sản.

Do thiết bị, công nghệ lạc hậu nên các DNNN của Việt Nam cha tạo đ- ợc nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, sản phẩm mũi nhọn có hàm lợng chất xám và công nghệ cao đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay cả trên thị trờng trong nớc nh sắt thép, phân bón, xi măng, kính xây dựng, đờng thô Các mặt hàng này có mức giá cao hơn từ 20 – 40% so với hàng hóa… nhập khẩu cùng loại. Sản phẩm dệt may có lợi thế là giá thuê nhân công rẻ, nhng chất lợng và giá thành sản phẩm cũng không có sức cạnh tranh so với một số nớc trong khu vực. Ví dụ, ngành sản xuất xi măng ở Việt Nam nhiều năm qua nhập máy móc, thiết bị lỗi thời, đặc biệt là xi măng lò đứng từ Trung Quốc, chi phí cao, hiệu quả thấp. Tỷ lệ khấu hao cao hơn gấp đôi so với nhiều nớc khác trong khu vực kéo theo giá xi măng ở Việt Nam cao hơn 39% giá xi măng nhập khẩu từ Thái Lan. Theo tính toán của các chuyên gia Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) thì sau khi thỏa thuận của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) có hiệu lực, xóa bỏ hạn ngạch nhập và giảm thuế nhập khẩu xuống một nửa sẽ đa giá xi măng của Thái Lan xuống thấp hơn nữa (rẻ hơn khoảng 59% giá xi măng của Việt Nam) [44, tr.19 – 20]. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với ngành xi măng Việt Nam nói riêng và các DNNN ở Việt Nam nói chung nếu không có biện pháp tích cực đổi mới công nghệ và thiết bị, giảm các chi phí sản xuất trung gian khác để nâng cao chất lợng, hạ giá thành sản phẩm thì sẽ không có khả năng cạnh tranh đợc đối với các hàng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cải cách doanh nghiệp nhà nước là quá trình tất yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế việt nam (Trang 54)