Căn cứ vào dự toán công trình được duyệt, kế hoạch thi công, các báo cáo về nhân công của toàn công trình ta có Bảng so sánh tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Bảng so sánh tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
STT Dự toán chi phí
nhân công
Chi phí nhân công thực tế
Chênh lệch
Trưởng Ban Kế hoạch-Kinh doanh Người lập
Qua bảng này thì công ty có thể biết được chi phí nhân công trực tiếp tăng hay giảm so với dự toán. Biết rõ nguyên nhân của sự tăng, giảm đó thì sẽ tiến hành phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
- Bước 4. Phân tích nguyên nhân chênh lệch:
* Chỉ tiêu phân tích: Cn = ∑ Ni * Pi Với: Ni = mi * Si
Trong đó:
Cn : chi phí nhân công trực tiếp xây lắp Ni : năng suất lao động
mi : ngày công thi công Si : khối lượng thi công Pi : đơn giá nhân công
+ Chi phí NVL dự toán: Cnd = ∑ Nid * Pid + Chi phí NVL thực tế phát sinh: Cnt = ∑ Mit * Pit * Đối tượng phân tích: ∆Cn = ∆Cnt - ∆Cnd
* Ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động: ∆Cn(N) = ∑ (Nit-Nid)* Pid + Ảnh hưởng của đơn giá nhân công: ∆Cn(P) = ∑ Nit * (Pit-Pid) + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆Cn = ∆Cn(N)+ ∆Cn(P)
Quá trình phân tích có thể được tóm tắt qua Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp.
Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp
Hạng mục:
công việc (ngày) N (đồng) P Dự toán Thực tế Chênh lệch Dự toán Thực tế Chênh lệch
Trưởng Ban kế hoạch-Kinh doanh Người lập
Sự biến động về năng suất lao động liên quan đến trách nhiệm của từng tổ, từng đội thi công. Các nguyên nhân có thể là do tổ chức quản lý thi công không tốt, trình độ tay nghề của công nhân hay là do tình trạng thiết bị máy thi công.
Sự biến động về giá nhân công thường ít thay đổi, nếu có thay đổi thì có thể là do chính sách xã hội hoặc do sử dụng đơn giá không đúng với năng lực nhưng vẫn phải trả lương theo tính chất công việc hay do chính sách lương trong nội bộ doanh nghiệp.