học tập của HS
Quan điểm biên soạn chương trình Ngữ văn hiện nay theo hướng tích hợp đi liền với nguyên tắc tích cực, tức là nhằm mục đích khơi dậy tính chủ thể sáng tạo vốn tiềm tàng ở HS. Chủ thể của hoạt động dạy học chính là GV và HS, trong đó HS là đối tượng tiềm tàng năng lực sáng tạo và người GV khi tổ chức quá trình dạy học cần có ý thức khơi dậy những năng lực tiềm ẩn này. GV khuyến khích HS tìm hiểu câu hỏi, không đưa ra câu trả lời trước, không nên áp đặt cứng nhắc kết quả hiểu và cảm thụ của mình đối với HS. Tôn trọng, khuyến khích, động viên các kết quả suy nghĩ và tìm tòi riêng, độc đáo của HS trong quá trình học tập. Dù giờ ngữ hay giờ văn, không nên biến HS thành cái bình chứa để GV "rót" kiến thức vào. Bên cạnh đó, HS cũng phải tích cực trong giờ học, không nên chỉ biết nghe, ghi, chấp nhận và làm theo mẫu một cách thụ động.
Để phát huy được tính tích cực chủ động ở HS, chương trình Ngữ văn THPT cũng được biên soạn theo một hướng riêng khác với chương trình Văn học chỉnh lí hợp nhất. Hệ thống câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài của hợp phần đọc - hiểu văn bản mang tính gợi mở nhiều hơn, yêu cầu HS không chỉ tái hiện tri thức mà còn phải tìm ra con đường giải quyết mới trước một tình huống có vấn đề. Phía dưới mỗi bài đọc - hiểu còn có thêm phần
Luyện tập (ở sách cơ bản) và nó được thay bằng phần Bài tập nâng cao (ở sách nâng cao).
giải quyết bài tập, do đó nó có tác dụng khơi dậy ở HS tính tự giác, tích cực. Ở hợp phần Làm văn, cách biên soạn cũng có nhiều thay đổi so với trước đây. Nếu như trong chương trình Văn học chỉnh lí hợp nhất, các nhà biên soạn chỉ chú trọng đưa vào chương trình các văn bản nghị luận văn học thì trong chương trình Ngữ văn hiện nay, phần nghị luận xã hội được các soạn giả rất quan tâm. Với hướng đi mới này, hoạt động làm văn trong nhà trường phổ thông có thể trang bị cho HS những kĩ năng cần thiết trong việc tạo lập một văn bản nghị luận mang tính xã hội. Nó là hành trang để sau này HS có thể vận dụng các kĩ năng này vào việc tạo lập các văn bản trong đời sống như: các bài thuyết trình, diễn thuyết chính trị trước tập thể,…
Có thể nói, chương trình Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp và tích cực là một đặc điểm quan trọng, có tác dụng chỉ đạo trong việc dạy học văn ở nhà trường phổ thông hiện nay. Nhờ hướng đi mới này mà môn Ngữ văn trong nhà trường mang ý nghĩa thiết thực hơn đối với HS, nó vừa đảm bảo đặc trưng văn chương lại vừa thể hiện được tính chất công cụ của môn học.