Thể loại VHVNHĐ trong chương trình THPT

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu các tác phẩm văn học việt nam hiện địa trong trường THPT ( khảo sát trênđịa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 37 - 47)

1.2.3.1. Mô tả chương trình VHVNHĐ

Khảo sát hai bộ SGK Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12 (Ban cơ bản) chúng tôi có kết quả

thống kê số lượng và thể loại các văn bản VHVNHĐ được dạy và học trong chương trình

Ngữ văn ở trường THPT hiện nay như sau:

Bảng 1. Các tác phẩm VHVNHĐ trong SGK Ngữ văn 11, tập 1 (Ban cơ bản) TT Tác phẩm Tác giả Thể loại PPCT (tiết)

1 Hai đứa trẻ Thạch Lam

Truyện

ngắn 3

2 Chữ người tử tù Nguyễn Tuân

Truyện ngắn

2

3 (Trích Số đỏ) Vũ Trọng Phụng thuyết 2

4 Chí Phèo Nam Cao

Truyện

ngắn 4

5 Cha con nghĩa nặng (Trích) Hồ Biểu Chánh

Tiểu thuyết Đọc thêm (2tiết) 6 Vi hành (Trích Những bức thư

gửi cô em họ do tác giả tự

dịch

từ tiếng An Nam)

Nguyễn Ái Quốc

Truyện ngắn

7 Tinh thần thể dục Nguyễn Công Hoan

Truyện ngắn 8

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

(Trích Vũ Như Tô) Nguyễn Huy TưởngKịch 3

Bảng 2. Các tác phẩm VHVNHĐ trong SGK Ngữ văn 11, tập 2 (Ban cơ bản) TT Tác phẩm Tác giả Thể loại PPCT (tiết) 1 Lưu biệt khi xuất dương Phan Bội Châu Thơ 1

2 Hầu trời Tản Đà Thơ 2

3 Vội vàng Xuân Diệu Thơ 2

4 Tràng giang Huy Cận Thơ 1

5 Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử Thơ 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Chiều tối (Mộ) Hồ Chí Minh Thơ 1

7 Từ ấy Tố Hữu Thơ 1

8 Lai Tân Hồ Chí Minh Thơ

Đọc thêm (1tiết)

9 Nhớ đồng Tố Hữu Thơ

10 Tương tư Nguyễn Bính Thơ

11 Chiều xuân Anh Thơ Thơ

12

(Trích Đạo đức và luân lí

Đông Tây)

luận 2

13

Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Nguyễn An Ninh Chính luận

Đọc thêm (1tiết)

14 Một thời đại trong thi ca (Trích) Hoài Thanh

Nghị luận 2 Bảng 3. Các tác phẩm VHVNHĐ trong SGK Ngữ văn 12, tập 1 (Ban cơ bản) TT Tác phẩm Tác giả Thể loại PPCT (tiết)

1 Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh Chính

luận

1

2

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao

sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng

Nghị

luận 1

3 Mấy ý nghĩ về thơ Nguyễn Đình Thi Nghị luận

Đọc thêm (1tiết)

4 Tây Tiến Quang Dũng Thơ 2

5 Việt Bắc Tố Hữu Thơ 3

6 Đất nước (Trích Mặt đường khát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vọng)

Nguyễn Khoa Điềm Thơ 2

7 Đất nước Nguyễn Đình Thi Thơ

Đọc thêm (2tiết)

8 Dọn về làng Nông Quốc Trấn Thơ

9 Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Thơ

10 Đò lèn Nguyễn Duy Thơ

11 Sóng Xuân Quỳnh Thơ 2

12 Đàn ghita của Lor - ca Thanh Thảo Thơ 1

13 Bác ơi Tố Hữu Thơ Đọc thêm

(1tiết) 14 Người lái đò Sông Đà Nguyễn Tuân Tuỳ bút 2

15 Ai đã đặt tên cho dòng sông (Trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường Bút kí 2 16

Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Trích Những năm

tháng không thể nào quên)

Võ Nguyên Giáp Hồi kí

Đọc thêm

Bảng 4. Các tác phẩm VHVNHĐ trong SGK Ngữ văn 12, tập 2 (Ban cơ bản)

Bảng 5. Các thể loại VHVNHĐ trong SGK Ngữ văn 11, Ngữ văn 12 (Ban cơ bản) Thể loại Khối Thơ Truyện ngắn Tiểu thuyết Kịch Nghị luận Chính luận Tuỳ bút Bút kí Hồi kí Tổng 11 11 5 2 1 2 1 - - - 22 12 10 7 1 1 3 1 1 1 1 26 Tổng 21 12 3 2 5 2 1 1 1 48 Tỉ lệ % 43.75 25 6.25 4.17 10.42 4.17 2.08 2.08 2.08 100

Qua bảng thống kê, chúng tôi rút ra được một số nhận xét như sau:

- Số lượng các tác phẩm VHVNHĐ được đưa vào giảng dạy trong chương trình

Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12 khá nhiều. Lớp 11 có 15 tác phẩm được đưa vào giảng dạy

chính thức, 7 tác phẩm đọc thêm. Lớp 12 có 16 tác phẩm được đưa vào giảng dạy chính thức, 10 tác phẩm đọc thêm. Ngoài những tác phẩm được học trong giờ học chính khoá thì những bài đọc thêm được các nhà biên soạn chọn lọc đưa vào SGK cũng là những tác phẩm tiêu biểu nhằm để HS về nhà tự đọc, qua đó nắm vững hơn đặc trưng của thể loại cũng như đặc điểm của nền văn học trong giai đoạn đó.

- Thể loại VHVNHĐ trong chương trình Ngữ văn 11, Ngữ văn 12 (Ban cơ bản) rất phong phú, với 9 thể loại khác nhau: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, văn chính luận, nghị luận, tùy bút, bút kí và hồi kí. Mỗi thể loại, các nhà biên soạn SGK lựa chọn những tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho thể loại đó. Tuy nhiên, nhìn vào bảng thống kê chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phân bố các thể loại VHVNHĐ ở hai bộ SGK Ngữ văn 11, Ngữ văn 12

(Ban cơ bản) chưa đồng đều. Trong số những thể loại trên, thơ là thể loại có tác phẩm được đưa vào giảng dạy nhiều nhất, với 21 tác phẩm (chiếm 43.75%), sau đó đến truyện

ngắn với 12 tác phẩm (chiếm 25%). Còn tiểu thuyết và kịch có số tác phẩm được đưa vào giảng dạy rất ít (tiểu thuyết có 3 tác phẩm, chiếm 6.25%; kịch có 2 tác phẩm, chiếm 4.17%) trong khi đây là hai thể loại văn học có giá trị và được nhiều HS yêu thích. Những thể loại khác như văn nghị luận, văn chính luận, tuỳ bút, bút kí và hồi kí có số lượng tác phẩm được đưa vào chương trình học không đáng kể, trong đó văn nghị luận có số tác phẩm giảng dạy nhiều hơn (gồm 5 tác phẩm, chiếm 10.42%). Đây là một điều bất cập, thiết nghĩ các nhà biên soạn SGK nên có sự điều chỉnh hợp lí để HS có cơ hội tiếp cận các thể loại được sâu sắc hơn.

1.2.3.2. Cấu trúc chương trình

Nhìn vào hệ thống các văn bản VHVNHĐ trong SGK Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12

(Ban cơ bản), chúng ta nhận thấy các nhà biên soạn đã có cách thức sắp xếp khá hợp lí, thuận lợi cho GV và HS trong quá trình dạy và học.

Trước hết ở SGK Ngữ văn 11, tập 1. Trước khi đi vào những tác phẩm VHVNHĐ cụ thể, các nhà biên soạn đã có bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng

tháng Tám năm 1945. Đây là bài mang tính khái quát chung, lược sử 45 năm đầu của nền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VHVNHĐ nước nhà. Do đó, bài học này giúp HS hình dung một cách cơ bản, đầy đủ về bức tranh VHVNHĐ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 với những đặc trưng chung của một nền văn học mới, gắn liền với lịch sử cách mạng của dân tộc. Qua bài khái quát này, HS đã tiếp nhận được một số kiến thức cơ bản về những tác giả, tác phẩm và thể loại tiêu biểu. Do đó, có thể nói đây là một sự định hướng ban đầu để HS không còn bỡ ngỡ khi bước vào những tác phẩm cụ thể.

Sau khi đã nắm vững kiến thức chung ở bài khái quát. HS được học các tác phẩm cụ thể. Đó là những truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân),

Chí Phèo (Nam Cao); tiểu thuyết Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng

Phụng). Sau khi HS được học những tác phẩm tiêu biểu của hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, HS được tiếp cận những bài đọc thêm Cha con nghĩa nặng, Vi hành, Tinh thần

thể dục trước khi đi vào học thể loại kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô). Đây

loại khác, giữa khoảng cách ngắt quãng đấy là những bài đọc thêm để HS có điều kiện bổ sung kiến thức và chuẩn bị tinh thần đón nhận một thể loại khác.

Ở SGK Ngữ văn 11, tập 2 cũng vậy, HS chủ yếu được học về mảng thơ. Trước hết đó là những bài thơ đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu (Lưu biệt khi xuất dương), Tản Đà (Hầu trời), sau đó là những bài thơ của các tác giả trong phong trào Thơ mới: Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và thơ ca cách mạng của Tố Hữu (Từ ấy). Tiếp đến, HS được học các trích đoạn về văn nghị luận: Về luân lí xã

hội ở nước ta (Phan Châu Trinh), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh).

Còn ở SGK Ngữ văn 12, tập 1, HS được học các tác phẩm từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX, gắn liền với hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Thơ văn giai đoạn này chủ yếu là thơ văn cách mạng, nên có 2 bài có tính chất khái quát về tác giả văn học là Hồ Chí Minh và Tố Hữu với hai bài đọc - hiểu Tuyên ngôn độc lập và Việt Bắc. Tiếp đó, HS được học mảng thơ cách mạng: Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước trích Mặt đường

khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Đàn ghi ta của Lor - ca (Thanh

Thảo). Cuối chương trình, HS được tiếp xúc với một thể loại mới đó là Tuỳ bút Người lái

đò sông Đà (Nguyễn Tuân), và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc

Tường).

Sang tập 2, HS tiếp tục được học phần VHVNHĐ từ Cách mạng tháng Tám đến hết thế kỷ XX nhưng thuộc các thể loại truyện ngắn, kịch. Trước tiên, HS được làm quen với thể loại truyện ngắn qua các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân),

Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Về kịch hiện đại Việt Nam, SGK trích học vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).

Như vậy, cách tổ chức sắp xếp các bài học VHVNHĐ trong chương trình Ngữ văn

11 và Ngữ văn 12 (Ban cơ bản) có sự chú trọng đan xen giữa các thể loại, mỗi thể loại HS

được học những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, được đặt tập trung gần nhau để có sự nhìn nhận, đối sánh. Đây chính là một thuận lợi trong việc dạy và học của GV cũng như của HS.

1.2.2.3. Đặc điểm về nội dung

Nhìn vào hai bộ SGK Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12 (Ban cơ bản), chúng ta thấy các

soạn giả đã biên soạn công phu, cẩn thận, lựa chọn những tác phẩm VHVNHĐ hay, có nội dung hấp dẫn, thiết thực, mới mẻ, đáp ứng được yêu cầu của khung chương trình giảng dạy nói chung và của GV và HS nói riêng.

Ở hai bộ sách này, các nhà biên soạn chương trình đã lựa chọn văn bản văn học theo tiêu chí thể loại. Bám sát vào tiến trình lịch sử văn học để lựa chọn hệ thống tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại của mỗi giai đoạn văn học. Qua đó, nhằm giúp HS nhận diện tác phẩm đó thuộc thể loại nào và nội dung nghệ thuật của mỗi tác phẩm đưa lại.

Dưới tiêu đề của mỗi tác phẩm, có mục Kết quả cần đạt, nêu những yêu cầu HS cần đạt được về kiến thức và kĩ năng qua bài học.

Trước khi đi vào văn bản, HS được học phần Tiểu dẫn, đó là những nội dung liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của tác giả với những nét chính để HS dễ khắc sâu và ghi nhớ.

Dưới mỗi trang văn bản là phần Chú thích các từ khó hiểu, chủ yếu là các từ Hán - Việt hoặc từ cổ.

Trong phần Hướng dẫn học bài, là hệ thống những câu hỏi bám sát vào tri thức của bài học. Những câu hỏi này được GV gợi mở bằng cách nêu vấn đề, tình huống để HS trả lời đúng với nội dung bài học.

Ở phần Ghi nhớ, HS có thể học thuộc hoặc ghi nhớ lại và đó là kiến thức chung, cơ bản, ngắn gọn được khái quát từ bài học.

Phần Luyện tập là phần cuối của việc dạy đọc - hiểu tác phẩm, bao gồm những câu hỏi nâng cao, kích thích tính chủ động và sáng tạo học tập của HS.

Qua văn bản, qua những mục gắn liền với văn bản tác phẩm, đã giúp HS hiểu được nội dung của mỗi tác phẩm VHVNHĐ. Cụ thể, những nội dung được khái quát như sau:

Hướng đến giúp HS hiểu được giá trị nhân văn sâu sắc trong cuộc sống giữa con người đối với con người: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phèo (Nam Cao),…

Hướng đến giúp HS có một cái nhìn bao quát về bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thành thị trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: Hạnh phúc của một tang gia trích Số đỏ (Vũ Trọng Phụng),…

Hướng đến giúp HS có được sự cảm nhận về vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của các tác phẩm văn học viết về cách mạng dân tộc: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu), Chiều

tối (Hồ Chí Minh), Từ ấy (Tố Hữu),…

Hướng đến giúp HS hiểu được những giá trị thẩm mĩ đích thực, cao cả về tuổi trẻ, về tình yêu, về nỗi sầu nhân thế, về thiên nhiên, cuộc sống con người qua các bài thơ trong phong trào Thơ mới: Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử),…

Hướng đến giúp HS hiểu được vẻ đẹp anh dũng nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn của những người lính, của toàn thể nhân dân trong cuộc kháng chiến trường kì gian khổ của dân tộc ta từ năm 1945 đến năm 1975: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm),…

Hướng đến giúp HS thấy được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu: Sóng (Xuân Quỳnh), và sự suy tư, chiêm nghiệm nhuốm màu sắc tượng trưng: Đàn ghi ta của Lor - ca (Thanh Thảo),…

Hướng đến giúp HS có sự cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người qua tuỳ bút Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường),…

Hướng đến giúp HS có sự hiểu biết về cuộc sống tối tăm, thê thảm của con người trước ách thống trị của bọn thực dân và niềm tin vào cuộc sống ở ngày mai tươi đẹp: Vợ

Hướng đến giúp HS thấy được vẻ đẹp sử thi tràn đầy sức sống Tây Nguyên và sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi),…

Hướng đến giúp HS thấu hiểu về con người trong cõi đời, không thể nhìn nhận con người và cuộc sống một cách đơn giản, sơ lược: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu),…

Hướng đến giúp HS có cái nhìn toàn vẹn về bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm khiến con người dễ bị tha hoá, kịch Hồn Trương Ba,

da hàng thịt (Lưu Quang Vũ),…

Qua những tác phẩm VHVNHĐ ở 2 bộ SGK Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12 (Ban cơ bản), chúng ta thấy, nội dung chương trình rất phong phú, đa dạng và thiết thực. Từ việc hiểu, tiếp nhận được nội dung tác phẩm, đã giúp HS có cái nhìn đúng đắn về giá trị nghệ thuật của mỗi thể loại nói chung, mỗi văn bản văn học nói riêng. Từ đó, góp phần xây dựng tư tưởng, nhân cách cho HS trong dạy học VHVNHĐ nói riêng và dạy học văn nói chung.

Tiểu kết

Như vậy, ở chương 1, chúng tôi đã trình bày hai nội dung cơ bản: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp đọc - hiểu các tác phẩm văn học ở trường THPT và khái quát về chương trình Ngữ văn ở trường THPT hiện nay.

Ở nội dung thứ nhất chúng tôi đi vào tìm hiểu những quan niệm về vấn đề dạy đọc - hiểu văn ở trường THPT và khẳng định đây là một hoạt động tiếp nhận văn học, qua hoạt động đọc giúp HS hiểu cặn kẽ, biết phân tích tác phẩm và cảm nhận được những điều nhà

văn muốn gửi gắm. Đồng thời chúng tôi đã có một cái nhìn tổng thể, bao quát tiến trình VHVNHĐ để thấy được sự dồi dào, phong phú của nền văn học Việt Nam từ năm 1900 đến nay. Từ đó, chúng tôi nêu ra thực trạng dạy và học của GV và HS trong trường THPT hiện nay, đó chính là cơ sở để chúng tôi đề ra những định hướng, phương pháp đổi mới vấn đề dạy đọc - hiểu VHVNHĐ.

Ở nội dung thứ hai, chúng tôi đi vào trình bày chương trình Ngữ văn ở trường THPT hiện nay được biên soạn theo hướng tích hợp và tích cực. Đây là một sự đổi mới chương trình cũng như PPDH, xem HS là chủ thể, là trung tâm của hoạt động dạy và học để giúp HS có lượng kiến thức tổng hợp và không thụ động trong học tập. Điều này được thể hiện rõ trong việc biên soạn SGK Ngữ văn THPT (ở đây chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu các tác phẩm văn học việt nam hiện địa trong trường THPT ( khảo sát trênđịa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 37 - 47)