Việc dạycác tác phẩm VHVNHĐ của G Vở các trường THPT trong huyện Đô Lương

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu các tác phẩm văn học việt nam hiện địa trong trường THPT ( khảo sát trênđịa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56 - 59)

Lương

Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những GV giàu kinh nghiệm, giảng dạy tốt, có phương pháp truyền thụ kiến thức văn học hấp dẫn, bồi dưỡng được nhiều HS đi thi HS giỏi huyện, HS giỏi tỉnh, HS giỏi Quốc gia,… thì vẫn còn một số GV ít nhiều còn gặp phải những hạn chế sau đây:

- Mảng VHVNHĐ rất phong phú, đa dạng về nội dung cũng như hình thức, với nhiều tác giả, tác phẩm cùng các thể loại tiêu biểu được đưa vào giảng dạy. Đây là điều thuận lợi cho GV, HS có cơ hội được gặp gỡ giao lưu với các nhà văn, nhà thơ, với các nhân vật trong mỗi tác phẩm. Nhưng do số lượng bài học nhiều, dung lượng nội dung lớn (nhất là những đoạn trích, những tiểu thuyết, truyện ngắn, vở kịch,…) mà thời gian lại bị chi phối từ 1 đến 3 tiết (mỗi tiết tương đương 45 phút). Do đó GV khó có thể truyền đạt đầy đủ, sâu sắc nội dung tác phẩm cũng như HS khó có thể tiếp nhận cùng lúc nhiều tác phẩm, nhiều thể loại trong một thời gian ngắn, vì thế dẫn đến việc kiến thức bị loãng. - Một nghịch lí không riêng gì ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, đó là một số GV nhiều tuổi, sắp về hưu, ít có điều kiện để tiếp cận với những PPDH mới, cho nên vẫn dạy theo PPDH cũ, không chú trọng phát huy tính tích cực của HS. Lời dẫn dắt vào bài, vào thể loại chưa được chú trọng, chưa gây được ấn tượng ban đầu cho HS để bước vào tìm hiểu thể loại, tác giả và tác phẩm mới. Một số chỗ GV còn tỏ ra lúng túng khi trình bày nội dung bài học, chẳng hạn như hệ thống câu hỏi đưa ra cho HS còn đơn giản, chưa mang tính gợi mở,… Chưa đi sâu vào phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vì thế HS chưa thực sự nắm rõ tư tưởng nghệ thuật mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm. Trong khi đó, số GV trẻ mới vào nghề, kinh nghiệm chưa có, kiến thức học được ở trường Đại học lại chưa thực sự sát với yêu cầu giảng dạy môn văn ở trường phổ thông. Nên khi lên lớp còn phụ thuộc giáo án, không tự tin khi đứng trên bục giảng truyền thụ cho HS và còn lúng túng khi có những HS khá, giỏi trong giờ học muốn "đối thoại" với GV về những nội dung liên quan tới bài học.

- Ngoài ra, so với các GV ở thành phố, GV ở các trường phổ thông trong huyện Đô Lương còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, do dạy hợp đồng, lương thấp,… vì thế một số GV ngoài việc đi dạy, họ còn làm thêm một số việc khác để tăng thêm thu nhập cho gia đình nên không có thời gian đầu tư kiến thức sâu cho những trang giáo án. Đó là chưa nói đến việc nhiều GV (do ảnh hưởng từ phía gia đình hoặc do tính cách) khi lên lớp không tạo ra một giờ học có không khí thoải mái, vui vẻ. Thực tế là nhiều GV dạy bài Vội vàng của Xuân Diệu nhưng mặt lại buồn ruời rượi, hay có GV khi dạy bài Từ ấy của Tố Hữu lại có giọng đọc khô khan, gượng ép, thiếu sự hào hùng cần thiết của một bài thơ tràn đầy khí thế cách mạng.

Đó là một trong những hạn chế, thiết nghĩ các GV nên cố gắng khắc phục, thay đổi, để giờ học văn nói chung, giờ học VHVNHĐ nói riêng ngày càng chất lượng và hấp dẫn hơn.

2.2.2. Việc học các tác phẩm VHVNHĐ của HS ở các trường THPT trong huyện Đô Lương

- Trước hết, chúng tôi thấy tài liệu tham khảo, sách tham khảo về mảng VHVNHĐ được bày bán nhan nhản ở các hiệu sách, trên các ngả đường, nhưng không phải cuốn sách nào cũng có chất lượng. Có những cuốn được viết ra, được bày bán chỉ với mục đích lợi nhuận. Vì thế, nhiều HS thường đứng trước sự phân vân, không biết sách nào hay, sách nào dở, và theo cảm tính các em sẽ mua phải những loại sách có mẫu mã đẹp, giá cả vừa phải so với túi tiền của HS. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho nhiều HS có kết quả học tập môn văn không cao, bởi các em không nhận thức được phần đúng, phần sai qua những ý kiến mà các nhà nghiên cứu, viết sách tham khảo đưa lại. Và cứ như thế, học theo, viết theo, làm theo những điều mình ngộ nhận.

- HS chưa có sự "đối thoại" với GV, chưa chuẩn bị kĩ bài mới. Việc nắm bắt thể loại nhiều lúc còn mơ hồ, ngoài tác phẩm được học thì không biết thêm được tác phẩm nào của tác giả nữa.

- HS chưa có phương pháp đọc diễn cảm một truyện ngắn cũng như một bài thơ. Hầu hết HS đứng dậy đọc một số đoạn của truyện ngắn, hay đọc một bài thơ đều đọc cho xong, cho qua chuyện rồi ngồi xuống mà không biết ngắt nghỉ, lên xuống giọng cho phù hợp với ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm. Điều này ít nhiều do các em ít luyện đọc, mặt khác do ảnh hưởng của tiếng địa phương - nơi các em sinh ra và lớn lên nên thanh âm còn nặng, chưa trôi chảy, ít cảm xúc.

- Bài kiểm tra của nhiều HS mới chỉ dừng lại ở việc phân tích nội dung cơ bản, bám sát lời giảng, vở ghi và SGK chứ chưa có sự mở rộng so sánh với các tác phẩm cùng thể loại. Do đó ít có những bài thể hiện sự đọc - hiểu sâu sắc và có kiến thức lí luận. Thậm chí có những bài làm rất sơ sài, chưa biết cách bám vào đặc trưng thể loại để làm rõ nội dung cũng như nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác phẩm. Dẫn đến việc phân tích thơ và truyện ngắn cứ na ná giống nhau. Đây chính là kết quả của việc "học vẹt", có chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ những không ghi nhớ trong đầu, không phát huy tính tự học và học sáng tạo. - Mặt khác, HS các trường phổ thông ở Đô Lương chủ yếu là con em thuần nông, nhà ở khá xa trường, lại không có điều kiện để mua những quyển sách tham khảo đắt tiền cũng như không có thời gian nhiều cho việc học tập. Hầu hết, ngoài giờ lên lớp các em phải ra đồng, đi chợ, phụ việc thêm cho gia đình,… Những điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tư duy và chất lượng học văn của HS, dẫn đến việc các em ngại đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng để soi rọi tác phẩm từ dưới nhiều cái nhìn khác nhau. HS chỉ biết đến bài giảng của GV, coi đó là "kinh thánh" và đến giờ kiểm tra bài cũ, hay làm bài viết thì cứ "bê nguyên" kiến thức trong vở ra mà không biết thêm thắt, sáng tạo, thậm chí còn quên ngay sau giờ học. Đây chính là một sự ỉ lại sách vở, ngại suy nghĩ độc lập, ngại đối diện với tác phẩm, ngại khám phá, mổ xẻ, lật đi lật lại vấn đề. Dường như HS chỉ biết học thuộc máy móc những gì GV đã truyền đạt, lặp lại như một chú vẹt biết nói. Và kết quả là cuối mỗi học kì, điểm văn không cao, từ đó lại càng bi quan, chán nản hơn và hứng thú học văn càng ngày càng bị "xói mòn" theo thời gian.

- Do đặc trưng, điều kiện của vùng miền và gia đình nên HS các trường THPT Đô

định lấy được bằng tốt nghiệp phổ thông là sẽ đi học nghề. Cho nên các em không chú trọng học văn. Bởi thi vào các trường dạy nghề thì hầu hết là thi các môn tự nhiên. Vậy là với lối suy nghĩ "thiển cận" học văn không để làm gì cả, học văn cho qua chuyện đã dẫn đến năng lực cảm thụ văn chương thấp. Còn những HS khá giỏi hơn thì gia đình và bản thân các em lại hướng thi vào vào các ngành khối A, khối B như: Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Công nghệ thông tin,… để ra trường dễ xin việc làm, vì vậy số HS này cũng học văn theo kiểu "cho có lệ" chứ chẳng thiết tha gì.

Đó chính là những nguyên nhân chính dẫn đến niềm đam mê học văn và kết quả học văn của các em HS ở các trường THPT trong huyện Đô Lương chưa cao.

Đứng trước thực trạng dạy và học văn ở các trường PTHT trên địa bàn huyện Đô Lương như đã trình bày ở trên. Chúng tôi - những người GV luôn tâm huyết với nghề không khỏi xót xa cho cái nghiệp dạy chữ của mình. Nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng dạy và học này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp, cách thức dạy đọc - hiểu VHVNHĐ. Hi vọng với phương pháp, cách thức mới mẻ, phù hợp với đối tượng sẽ đưa đến một chất lượng dạy học văn tốt hơn, hiệu quả hơn và thiết thực hơn.

2.3. Giải pháp

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu các tác phẩm văn học việt nam hiện địa trong trường THPT ( khảo sát trênđịa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56 - 59)