II. Đọc Hiểu văn bản:
d. Đoạn cuối Lời thề thiêng liêng của người lính Tây Tiến
3.2.6. Kết luận TN
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, đặc biệt là qua giờ dạy trên lớp và chấm điểm bài kiểm tra của 540 HS trong 2 khối 11 và 12 (Ban cơ bản) của 3 trường THPT Đô Lương 1, Đô Lương 2 và DL Đô Lương 1. Chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
- Với giáo án được dạy theo phương pháp đề xuất, người GV đã làm chủ được tri thức của mình hơn, thể hiện sự tự tin, linh hoạt trên bục giảng.
- Giữa GV và HS có sự đàm thoại về bài học nghiêm túc, GV gần như thoát khỏi "hiện tượng dạy văn theo điệu sáo" mà nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng từng phê phán. - Lớp học diễn ra sôi nổi, không khí học tập rất thoải mái, vui vẻ.
- Việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy (dạy học bằng Power Point) đã giúp GV tóm tắt nội dung văn bản, cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh minh hoạ, trình bày nội dung chính của bài giảng sinh động hơn. Điều này không những giảm thiểu tối đa thời gian viết bảng mà còn kích thích hứng thú cho HS tập trung vào bài giảng nhiều hơn.
- Với việc trao đổi trực tiếp giữa thầy và trò đã cho thấy nhiều HS tỏ ra rất thích thú với bài dạy TN và say sưa theo dõi bài học từ đầu đến cuối.
- Qua chấm bài kiểm tra viết của HS các trường THPT Đô Lương 1, Đô Lương 2 và DL Đô Lương 1, chúng tôi thấy chất lượng bài viết của HS được nâng cao rõ rệt, bố cục rõ ràng, sắp xếp ý chặt chẽ, lời văn trong sáng, chân thực, viết đúng yêu cầu của đề ra. Một số bài làm của HS trường Đô Lương 1 và Đô Lương 2 viết khá hay, sâu sắc, thể hiện việc nắm bắt tác phẩm rất kĩ từ nội dung đến nghệ thuật. Đặc biệt, những bài được điểm 9, điểm 10 là những bài đã biết lồng tình cảm của mình vào bài làm qua những liên tưởng, qua những suy ngẫm về tác giả, tác phẩm.
Mặc dù còn một số hạn chế nhất định trong việc dạy theo giáo án đề xuất như: giữa
lời giảng của GV và nội dung trình chiếu trên Power Point chưa thật nhịp nhàng, "ăn khớp". HS còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với phương pháp mới, cách dạy mới, chưa quen với cách dạy, cách học qua Power Point, nhiều lúc HS quá chú ý hình ảnh minh hoạ trên màn hình mà thiếu chú ý vào lời giảng của GV. HS đã có sự đối thoại với GV, nhưng cách đối thoại chưa sâu,… Nhưng nhìn chung, việc dạy học theo phương pháp đề xuất chúng tôi đưa ra có nhiều dấu hiệu tích cực, khả quan. Tiểu kết
Như vậy, ở chương 3, chúng tôi tiến hành TN sư phạm ở ba trường THPT Đô Lương 1, Đô Lương 2 và DL Đô Lương 1 trên hai khối 11 và 12 (Ban cơ bản). Quá trình TN sư phạm, dạy học theo hướng đề xuất, chúng tôi đã thu được những kết quả bổ ích. Đó là tỉ lệ HS đạt điểm giỏi (điểm 8 đến điểm 10), điểm khá (điểm 7) ở lớp TN tăng lên so với lớp ĐC dạy theo phương pháp cũ. Ngược lại, tỉ lệ HS điểm trung bình (điểm 5 đến điểm 6), điểm yếu (điểm 0 đến điểm 4) có sự giảm đi đáng kể ở lớp TN sau khi dạy học bằng phương pháp đề xuất. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho nghành dạy học văn nói chung và dạy đọc - hiểu các tác phẩm VHVNHĐ ở trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương nói riêng.
KẾT LUẬN
VHVNHĐ là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học nước nhà. Đây là một giai
đoạn văn học có nhiều thành tựu rực rỡ, với nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc được đưa vào chương trình văn học ở bậc THPT. Vì thế việc nghiên cứu vấn đề dạy đọc - hiểu các tác phẩm VHVNHĐ trong chương trình THPT có ý nghĩa thiết thực trong quá trình giảng dạy, học tập của GV và HS.
1. Đô Lương là một trong những huyện của tỉnh Nghệ An có truyền thống văn hoá và giáo dục lâu đời, với nhiều trường THPT đạt kết quả cao trong dạy và học. Qua khảo sát thực trạng dạy đọc - hiểu các tác phẩm VHVNHĐ ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, chúng tôi nhận thấy việc dạy học văn ở các trường nói chung còn tồn tại những điều bất cập của căn bệnh "thâm căn cố đế" mà chúng ta vẫn cần phải đưa ra những giải pháp khắc phục. Đó là chất lượng dạy học văn nhìn chung chưa cao, HS không đam mê, hào hứng mỗi khi đến giờ học văn. Đây là kết quả của nhiều nguyên nhân trong đó có một phần trách nhiệm của GV và cả thái độ học tập của HS. Chính vì vậy, việc đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế, khắc phục những nhược điểm của qúa trình dạy học văn là một việc làm hoàn toàn có ý nghĩa.
2. Đổi mới nội dung và PPDH là một yêu cầu tất yếu luôn được đặt ra trong quá trình dạy học nói chung và việc giảng dạy VHVNHĐ ở trường PTTH nói riêng. Thực tế, nội dung chương trình dạy học và cách tiếp cận VHVNHĐ đã có nhiều sự thay đổi trong những năm qua. Gắn liền với sự thay đổi đó, PPDH của GV và phương pháp học của HS cũng có những đổi thay nhất định. So với yêu cầu thực tiễn hiện nay, chúng tôi nhận thấy cách dạy các tác phẩm VHVNHĐ vẫn còn nhiều điều cần suy ngẫm và cần thiết phải nhìn nhận lại. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất hướng thực hiện việc dạy đọc - hiểu các tác phẩm VHVNHĐ hợp lí và hữu hiệu hơn. Đây là một yêu cầu và nhiệm vụ lớn lao, cấp thiết cho GV văn học ở các trường THPT, bởi hầu hết các GV đều tâm huyết với nghề, luôn mong muốn có sự đổi thay để việc dạy học văn ngày một hấp dẫn và thú vị, nhất là dạy học các tác phẩm VHVNHĐ.
Dạy học tác phẩm VHVNHĐ ngoài việc áp dụng những nghiên cứu của tâm lí học, giáo dục học, PPDH văn nói chung, cần có những nguyên tắc đặc trưng, khác biệt. Do đó, bên cạnh những giải pháp chung như: Nâng cao vai trò, vị trí của môn văn trong nhà trường, nội dung dạy học phải phù hợp với đối tượng HS, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chúng tôi còn đề suất những giải pháp cụ thể trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy VHVNHĐ ở trường THPT nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới dạy học văn hiện nay. Đó là các giải pháp mang tính định hướng như: Cung cấp kiến thức về thể loại, hướng dẫn HS đọc diễn cảm, tạo tình huống có vấn đề bằng hệ thống câu hỏi
gợi mở, chú trọng phương pháp giảng bình và phát huy tinh thần thần đối thoại trong giờ dạy học văn nhằm nâng cao chất lượng dạy đọc - hiểu các tác phẩm VHVNHĐ trong trường THPT.
Ở trường THPT, dạy văn nói chung và dạy VHVNHĐ nói riêng, không chỉ đơn thuần dạy cho HS nhận biết cái hay, cái đẹp mà còn giúp các em hiểu, cảm thụ sâu sắc hơn, cũng như biết cách khám phá, phát hiện ra những tầng ý nghĩa ẩn khuất đằng sau tác phẩm. Do vậy, GV cần ý thức lượng thông tin mới mẻ để đem lại cho HS, không nên bó hẹp trong khuôn khổ định sẵn mà chú trọng cung cấp những thông tin cơ bản nhất luôn được cập nhật, những thông tin có vấn đề, hoặc những thông tin mở để HS suy ngẫm. Bên cạnh đó, GV cần có cách gợi mở, tạo không khí thoải mái để HS nhanh chóng "nhập cuộc" và có nhu cầu tìm kiếm thông tin mới. Trên cơ sở đó, GV rèn luyện và kích thích tư duy cho HS. Và tất nhiên trong quá trình giảng dạy, GV cần dựa vào nội dung, yêu cầu, thời gian, trình độ nhận thức của HS và nội dung bài học cụ thể để sử dụng các hình thức giảng dạy thích ứng.
Ngoài ra, GV phải tạo được mối quan hệ thân mật, cảm thông và trân trọng với HS, đồng thời cần tập trung vào những vấn đề mà HS có nhu cầu thật sự trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Mặt khác, phải ý thức được dạy VHVNHĐ không chỉ giúp cho HS thực hiện yêu cầu, mục đích của chương trình học, mà còn vì khát vọng hiểu biết về đời sống tình cảm và nhận thức của con người Việt Nam thời hiện đại, đặc biệt là những gì vừa và đang diễn ra. Nói cách khác, GV cần tạo được một môi trường học tập thuận lợi để HS có thể tự thẩm định được những hiểu biết và đóng góp của riêng mình cũng như các bạn trong lớp, nhất là khả năng thích ứng một cách nhạy bén với những hoàn cảnh mới trong tương lai, những vấn đề sẽ xuất hiện trong quá trình học và sau khi bài học kết thúc. Từ đó, HS phát huy tính tích cực và sáng tạo trong việc đề suất và giải quyết các vấn đề thuộc về tác gia, tác phẩm mà chương trình đặt ra.
3. Với những giáo án TN theo phương pháp đề xuất, được tiến hành giảng dạy trên 12 lớp (tương đương 540 HS) ở hai khối 11 và 12 (Ban cơ bản). Chúng tôi đã thu lại những kết quả hết sức khả quan, với những tín hiệu đáng mừng như: GV và HS cảm thấy
giờ học diễn ra vui vẻ, có tinh thần đối thoại hơn, bài viết của các em thực sự có chất văn chương hơn, đồng thời kết quả học văn của HS lớp TN cũng cao hơn lớp đối chứng. Đây là kết quả của việc tìm hiểu đối tượng HS và khảo sát thực trạng dạy và học một cách nghiêm túc để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực, hợp lí.
4. Các tác phẩm VHVNHĐ chủ yếu được tập hợp trong SGK Ngữ văn 11, Ngữ văn
12, vì vậy đây là một trong những nội dung quan trọng của chương trình thi tốt nghiệp
PTTH và Đại học, Cao đẳng. Chúng tôi hi vọng rằng đề tài này sẽ góp phần đưa lại những giá trị thiết thực trong quá trình dạy và học, truyền thụ và tiếp nhận các tác phẩm VHVNHĐ của các GV và HS THPT, để hoạt động dạy học văn thực sự khoa học và mang lại kết quả như mong muốn.