Phân loại chuỗi cung ứng 23

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 35 - 39)

7. KếT CấU CủA LUậN ÁN

1.1.3 Phân loại chuỗi cung ứng 23

Nhà cung cấp Doanh nghisản xuất ệp Nhà phân

phối

Mối quan hệ Mối quan hệ

Chuỗi nghịch

1.1.3.1 Theo tiêu chí tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng, gồm: - Chuỗi cung ứng hợp tác

Được hiểu một cách đơn giản bao gồm hai hoặc nhiều hơn các doanh nghiệp độc lập làm việc với nhau nhằm lên kế hoạch và thực thi các hoạt động chuỗi cung ứng sẽ đạt được thành công hơn là hoạt động riêng biệt và các chuỗi cung ứng hợp tác thông thường khác nhau do chính cấu trúc của chúng [83, tr.19].

- Chuỗi cung ứng tương tác

Được chia theo 4 mức độ hệ thống, Harland [57], bao gồm:

Hình 1.9: Bốn mức độ của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng

[Nguồn: 57, tr.67]

+ Mức độ hệ thống 1: Chuỗi nội bộ trong doanh nghiệp + Mức độ hệ thống 2: Quan hệđối tác song phương

+ Mức độ hệ thống 3: Chuỗi mở rộng gồm nhà cung cấp, các nhà cung cấp của nhà cung cấp, khách hàng và các khách hàng của khách hàng.

+ Mức độ hệ thống 4: Mạng lưới các chuỗi nối liền với nhau.

1.1.3.2 Theo hiệu quả hoạt động và độ phức tạp của các chuỗi, có:

Theo Joseph [60] phân tích chuỗi cung ứng bằng cách đo lường chi phí hoạt động, số lượng lao động, các bước trong quy trình, mức độ kiểm soát nguồn nhân lực và phân chia thành 16 dạng chuỗi cung ứng qua đặc điểm sau:

- Chuỗi cung ứng trong đó các chức năng hiện tại không tốt: Nghĩa là không tạo

được các lợi thế cạnh tranh, không sử dụng các dịch vụ hậu cần bên ngoài, hoạt động chức năng không hiệu quả, dễ bị thương tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính.

- Chuỗi cung ứng bị nắm giữ bởi các tổ chức hậu cần bên ngoài: hoạt động chức năng không hiệu quả và bị thương tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính.

- Chuỗi hoạt động kém hiệu quả làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: chi phí cố định cao, lượng nhân công lớn, nhiều cấp quản lý, quá trình xử lý các công tác hậu cần tại trung tâm rất lâu, nó làm chậm các hoạt động thu mua, sản xuất và bán hàng, tồn kho lớn, tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp.

- Chuỗi hỗ trợ sản xuất: chi phí cốđịnh cao, được thiết kế hỗ trợ sản xuất, có thểđạt

được hiệu quả sản xuất tối đa, có thể tạo được tối ưu cục bộ bên trong và bên ngoài mỗi nhà máy, có thể chuyển đổi sự tập trung các nguồn lực đến những hoạt động và quy trình mang tính chiến lược khác, có sự liên kết giữa việc lưu chuyển các nguồn lực với tồn kho, quản lý đơn hàng, có quan tâm vấn đề quản lý tài sản, cải tiến cung cách phục vụ khách hàng.

- Chuỗi cân bằng mua hàng, quản lý vật liệu và phân phối: Tích hợp dòng nguyên liệu vật lý với dòng thông tin nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ, cân bằng dòng sản xuất bên trong nhà máy với dòng chuyển vận bên ngoài. Dòng này bắt đầu ở việc phân phối sản phẩm tới khách hàng, phản hồi xuyên qua nhà máy sản xuất và đôi khi đến cả quá trình mua hàng.

- Chuỗi dự án hậu cần: tạo và cung cấp một cách hiệu quả những giá trị trong dự án hậu cần, đáp ứng nhu cầu dự án tại thời điểm kết thúc, thiết lập khả năng tích hợp với nhà cung cấp để thực hiện các mục tiêu dự án, vai trò của người thu mua và nhà cung cấp rất quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố thời gian.

- Chuỗi tiền đến tiền: Tập trung chủ yếu vào mục tiêu tài chính sau đó là dịch vụ hậu cần, cuối cùng là xây dựng cả chuỗi, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp đang hoạt động với số vốn âm. Sau đó sẽ nắm quyền phân phối sản phẩm đến khách hàng, dòng sản phẩm lưu chuyển rất nhanh, phần vốn đầu tư sẽđược rút ra và đưa vào nơi khác khi chuỗi cung

ứng đã hoạt động hiệu quả.

- Chuỗi điều phối: Thường thấy ở các tập đoàn đa quốc gia nơi có mức độ tập quyền thấp, khó quản lý, hoạt động chức năng không hiệu quả, bị thương tổn về tài chính, chi phí cao, không tạo được các lợi thế cạnh tranh.

- Chuỗi theo yêu cầu khách hàng: Liên minh chặt chẽ với khách hàng, sử dụng các phần mềm trong quản lý, các đơn hàng thường lớn, tập trung, yêu cầu doanh nghiệp có hệ

thống phục vụ khách hàng tốt, yêu cầu doanh nghiệp phải có khả năng đáp ứng linh hoạt với các dạng khách hàng khác.

- Chuỗi mở rộng: Vòng đời sản phẩm ngắn, tốc độ lưu chuyển nhanh, sự tìm kiếm lợi nhuận và giảm chi phí thông qua nỗ lực liên kết với các nhà cung cấp (cả các nhà cung cấp thứ 2, 3) và khách hàng ở bất cứ nơi nào có thể, việc phân tích chi phí và giá trị là chìa khoá của quyết định làm hay mua, tự sản xuất hay thuê ngoài.

- Chuỗi có ưu thế về thị trường: Dùng ảnh hưởng và các ưu thế cạnh tranh của mình nhằm giới hạn các khả năng của đối thủ để tránh các cuộc cạnh tranh trên thị trường hoặc lập ra những rào cản về chi phí để ngăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ vào thị trường, chuỗi dạng này không xem là hợp pháp ở một số quốc gia.

- Chuỗi tích hợp: Các doanh nghiệp tích hợp với nhau nhằm giảm chi phí và khoảng cách giữa chúng, mỗi người trong chuỗi được lập thành những nhóm suốt từ khách hàng tới nhà cung cấp, họ được yêu cầu xác định chi phí và tìm mọi cách để giảm thiểu chúng, mỗi người vừa là nhân viên trong một tổ chức vừa là thành phần của chuỗi.

- Chuỗi tốc độ: tập trung vào việc phát triển sản phẩm, thị trường được chọn lựa trước, thời gian được kiểm soát chặt chẽ và là thang đo xuyên suốt mọi quá trình trong chuỗi cung ứng, sản xuất linh hoạt kết hợp thuê ngoài.

- Chuỗi cải tiến: Dòng đời sản phẩm ngắn, doanh thu tập trung vào các sản phẩm mới, việc phát triển các chu kỳ sản phẩm mới là liên tục, áp lực với bộ phận nghiên cứu và phát triển cực kỳ lớn, nhà cung cấp thường là những người cung cấp, hỗ trợ các ý tưởng, mối quan hệ với nhà cung cấp mang chủđích tìm kiếm sự cải tiến hơn là chỉ thương lượng

để mua với giá thấp nhất có thể.

- Chuỗi giá trị: tìm kiếm sự cải tiến, đột phá thông qua đối tác, liên minh cùng hợp tác làm việc với nhau hơn là đối đầu, nhiệm vụ mua hàng của bộ phận thu mua sẽ giảm tính giao dịch đàm phán và tăng vai trò tạo dựng mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp. - Chuỗi cạnh tranh bằng thông tin: lợi thế cạnh tranh là ở thông tin, dữ liệu được tìm kiếm và xử lý trở thành thông tin, kiến thức, có khả năng “nhìn thấy” dữ liệu ở hai đầu đặt hàng và cung cấp mở rộng hơn là có thể “thấy” tài nguyên và dung lượng của những tổ chức khác khi cần, cần có cơ sở vật chất để phục vụ cho việc mua bán và giao nhận các sản phẩm/dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin cao.

1.1.3.3 Theo đặc tính của sản phẩm

Theo Taylor [82, tr.136-137]có thể chia chuỗi cung ứng thành hai loại:

- Chuỗi có sản phẩm mang tính cải tiến (Innovative Supply Chain): Các sản phẩm thay đổi liên tục trên thị trường (các loại chip, phần mềm tin học, quần áo thời trang, đồ

nhanh, tốc độ qua chuỗi lớn, vòng đời sản phẩm ngắn, mức độ tồn kho ít.

- Chuỗi có sản phẩm mang tính chức năng (Functional Supply Chain): Đặc tính sản phẩm ít thay đổi, nhu cầu trên thị trường ít biến động (lương thực, thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp…). Để tăng hiệu suất hoạt động của chuỗi, nên tìm cách giảm chi phí trong sản xuất, vận chuyển và giao dịch. Quản lý chuỗi chú trọng tới việc giảm tồn kho, và tăng chia sẻ thông tin giữa các thành viên với nhau.

1.1.3.4 Dựa vào cách thức đưa sản phẩm ra thị trường, có thể chia chuỗi cung ứng làm 2 dạng:

- Chuỗi đẩy (Push Supply Chain): Sản phẩm được sản xuất dạng tồn kho, sản xuất song song với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Các nhà quản lý cố gắng đẩy sản phẩm ra khỏi kho của mình đến lớp tiếp theo trong kênh phân phối. Đến lượt các lớp này lại cố gắng đẩy nó lên phía trước gần khách hàng hơn. Quyền lực nằm trong tay nhà cung cấp, họ có nhiều vị thế trong đàm phán về giá cả, đặc biệt đối với các sản phẩm mới. Khách hàng không có nhiều cơ hội chọn lựa.

- Chuỗi kéo (Pull Supply Chain): Sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trên thị trường, họ tìm kiếm các nhà sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Các nhà sản xuất lại tìm những nhà thầu phụ, nhà cung cấp khác có thể giúp họ hoàn thành thương vụ

và quá trình cứ thế lặp lại, chuỗi cung ứng được hình thành. Khách hàng có cơ hội chọn lựa những nhà cung cấp mà họ cảm nhận giá trị sản phẩm là tốt nhất.

* Tóm lại: Tùy theo tiêu chí khi phân loại sẽ có rất nhiều tên gọi chuỗi cung ứng khác nhau, theo cách tiếp cận nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào tiêu chí tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng hình thành nên chuỗi cung ứng hợp tác, hay nói cách khác nghiên cứu này sẽđi khám phá và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 35 - 39)