Chuỗi cung ứng đồ gỗ thế giới 43

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 55 - 57)

7. KếT CấU CủA LUậN ÁN

1.4.2Chuỗi cung ứng đồ gỗ thế giới 43

Qua thống kê, tổng hợp từ số liệu và dữ liệu đã có, nghiên cứu này đã dùng phương pháp phân tích, so sánh thực hiện từ 4.2010 đến 11.2011 về chuỗi cung ứng ngành đồ gỗ thế

giới, qua đó cho thấy rằng hiện nay đã hình thành chuỗi cung ứng ở các mức độ sau:

- Chuỗi cung ứng của các tập đoàn chuyên về gỗ như IKEA, Södra Cell (Thụy Điển) trong đó đã hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng trên toàn cầu.

- Chuỗi cung ứng của các khu vực, vùng như Bắc Carolina (Hoa Kỳ) với hệ thống

được thiết lập quy củ từ nguyên liệu đầu vào và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- Chuỗi cung ứng toàn cầu trong đó mỗi một quốc gia tham gia vào chuỗi trở thành một khâu trong quy trình cung ứng/sản xuất/phân phối. Cụ thể khi xem xét chuỗi cung ứng

đồ gỗ trên toàn cầu hiện nay có thể nhận diện các đặc điểm chính của chuỗi như sau:

+ Khâu cung cấp nguyên liệu (phần đầu chuỗi) thuộc về các quốc gia hoặc có sẵn nguồn nguyên liệu như Hoa Kỳ, Chile, Canada, Úc, Newzealand, Nga hoặc các thị trường có vị thế uy tín và kinh nghiệm trên thương trường để có thể nắm bắt nhanh nhu cầu, khai thác và tổ chức mua bán nguyên liệu sang các thị trường khác. Khâu đầu chuỗi không thuộc các quốc gia thuộc top 5 các nhà cung cấp đồ gỗ lớn nhất thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc để trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng hầu hết các quốc gia xuất khẩu chủ

lực này phải phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ bên ngoài là chính, trong đó có Việt Nam. + Khâu sản xuất (phần giữa chuỗi) đang được chuyển dần từ các thị trường có sẵn nguyên liệu, có công nghệ sang các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh…Đây là các thị trường ít nhiều vẫn còn lợi thế về nhân công – thực hiện công đoạn tổ chức sản xuất nhưng dưới sự giám sát về thiết kế mẫu mã chất lượng của các nhà phân phối lớn. Hay nói một cách khác, ngoại trừ Trung Quốc, nhìn chung các nước tham gia vào khâu sản xuất đồ gỗ hiện nay chỉ mới dừng lại ở cấp độ gia công là chính.

+ Khâu phân phối/tiêu thụ (phần cuối chuỗi) rơi vào tay một số nhà phân phối lớn, chuyên nghiệp như Carrefour, IKEA, Diamond Keystone Associates bao phủ trên toàn cầu. các nhà phân phối này thường chủ động tìm kiếm đến các thị trường sản xuất để đặt hàng trong đó thông thường đặt luôn cả mẫu mã và thiết kế. Sau đó thông qua vai trò của họ sẽ

tiếp tục phân phối sỉđến các nhà bán lẻ hoặc hệ thống siêu thị tại các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Một phần rất nhỏ trong phân phối trực tiếp thuộc các thị trường tham gia sản xuất như Trung Quốc chẳng hạn. Như vậy có thể thấy rằng khâu phân phối là một hoạt động rất cần uy tín thương hiệu để tạo niềm tin nơi người tiêu dùng – điều này khó có thể có được tại các nước đang phát triển như Việt Nam.

Nghiên cứu này tập trung vào 3 tác nhân cơ bản nhất trong chuỗi cung ứng đó là nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chuỗi cung ứng ngành đồ gỗ trên thế giới đã tồn tại nhưng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện [17]. Nguyên nhân là do giữa các khâu trong chuỗi: đầu, giữa và cuối chuỗi vẫn còn khá lỏng lẻo, chưa có mối liên kết bền chặt. Nếu không củng cốđược các mối liên kết đó, chắc chắn phần giá trị

gia tăng sẽ chủ yếu nghiêng về phần cuối chuỗi, phần giữa chuỗi vẫn luôn trong thế thụ động và kém hiệu quả, phát triển không bền vững. Đây là vấn đề quan tâm của những ai

đang xây dựng và nghiên cứu về chuỗi cung ứng đồ gỗ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 55 - 57)