Nội dung hợp tác trong chuỗi cung ứng 29

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 41 - 42)

7. KếT CấU CủA LUậN ÁN

1.2.2Nội dung hợp tác trong chuỗi cung ứng 29

Theo công trình nghiên cứu của Togar và Sridharan [83, tr.19] về sự hợp tác chuỗi cung ứng, cả hai chuyên gia đều cho rằng về cơ bản có 3 kiểu hợp tác:

- Hợp tác theo chiều dọc (Vertical Collaboration): xảy ra khi tồn tại hai hoặc nhiều hơn các tổ chức, chẳng hạn như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà chuyên chở và nhà bán lẻ

chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực và thông tin nhằm phục vụ cho các tổ chức có liên quan tương tự như người tiêu dùng cuối cùng. Có thể hiểu hợp tác dọc là hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm giảm chi phí chuỗi, tạo được sự đồng thuận trong chuỗi, thông tin thị trường được chia sẻ giữa các tác nhân trong chuỗi với mục đích sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường và đặc biệt niềm tin trong chuỗi rất cao.

Mối quan hệ theo chiều dọc bao gồm toàn bộ các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp, giữa các thành tố trong các lớp (tier) khác nhau. Một chuỗi dọc hoàn toàn kết nối nhà cung cấp đầu tiên theo nhiều cách đến khách hàng cuối cùng. Liên kết dọc xảy ra khi một nhân tố trung tâm gia tăng vai trò ảnh hưởng đến các nhân tố khác trong nhiều lớp khác nhau. Liên kết dọc luôn luôn hướng vào cả mối quan hệ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp

đầu tiên và giữa nhà sản xuất với khách hàng cuối cùng, Christopher [38].

Hình 1-12. Cấu trúc Chuỗi cung ứng liên kết dọc hướng về khách hàng Hình 1.11: Cấu trúc chuỗi cung ứng liên kết dọc hướng về doanh nghiệp

Hình 1.10: Cấu trúc chuỗi cung ứng liên kết dọc hướng về cung và hướng về cầu

[Nguồn:28, tr.24]

- Hợp tác theo chiều ngang (Horizontal Collaboration): xảy ra khi có hai hoặc nhiều hơn các tổ chức không liên quan và cạnh tranh nhau, nhưng hợp tác với nhau nhằm chia sẻ

các thông tin hoặc nguồn lực như liên kết các trung tâm phân phối. Hay nói một cách khác, hợp tác ngang là hợp tác giữa các tác nhân trong cùng một công đoạn nhằm giảm chi phí và tăng giá bán sản phẩm.

- Hợp tác đa chiều (Lateral Collaboration): nhằm mục đích có được sự linh hoạt nhiều hơn thông qua việc cạnh tranh và chia sẻ năng lực trong cả đặc trưng của hợp tác

chiều dọc và hợp tác chiều ngang.

Ngoài ra còn có các loại hợp tác khác dựa vào hình thức (thủ tục trao đổi được cụ thể hóa ở mức độ cao), gồm hai loại: chuỗi cung ứng có liên quan đến việc liên kết với các đồng minh như quan hệ đối tác giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp (retailer–supplier partnership), liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ như logistics, nhà phân phối; dạng chuỗi cung ứng trong đó các nguồn lực được góp chung như các thực thể cùng chức năng, chức năng chéo và phát triển các sản phẩm mới song hành. Câu hỏi đặt ra là tại sao bất kỳ tổ chức nào cũng muốn thiết lập mối liên kết hợp tác với các tổ chức tương tự để cạnh tranh trong các thị

trường tương tự nhau? Và qua nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân chính là do lợi ích mang lại từ sự liên kết hợp tác [83, tr.20].

Qua các khái niệm về liên kết hợp tác chuỗi cung ứng, phạm vi nghiên cứu của luận án khi nghiên cứu về sự hợp tác giữa các nhân tố trong chuỗi hướng đến mối liên kết dọc nhiều hơn cụ thể đó là mối liên kết hợp tác giữa ba tác nhân ở ba tầng/nấc/lớp khác nhau gồm: quan hệ giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp, quan hệ giữa nhà sản xuất với các khách hàng. Tuy nhiên, cả liên kết dọc và ngang đều mang lại những ý nghĩa thiết thực nhất

định. Cụ thể, liên kết dọc nhằm hợp lý hóa quy trình tích hợp các hoạt động giá trị gia tăng và đẩy nhanh tiến độ di chuyển dòng vật chất trong chuỗi nhằm tăng sức cạnh tranh; trong khi đó liên kết ngang nhằm chia sẻ các nguồn lực bổ sung ngoài ngành với mục đích hoàn thiện sản phẩm và cắt giảm chi phí [46].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 41 - 42)