Thị trường đồ gỗ thế giới 40

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 52 - 55)

7. KếT CấU CủA LUậN ÁN

1.4.1Thị trường đồ gỗ thế giới 40

1.4.1.1 Tình hình chung

Trong thập niên gần đây thương mại các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất thế giới tăng trưởng liên tục, với nhịp độ tăng trưởng bình quân 10,1%/năm. Xét trong giai đoạn 2000 – 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu về ngành đồ gỗ xấp xỉ nhau, thể hiện qua biểu đồ sau:

HỢP TÁC CHUỖI CUNG ỨNG Tín nhiệm Quyền lực Tần suất Thuần thục Tín nhiệm Quyền lực Tần suất Thuần thục Khoảng cách Văn hóa Chiến lược Chính sách Khoảng cách

Hình 1.13: Thương mại các sản phẩm đồ gỗ thế giới, 2001 – 2009 (Đơn vị tính: tỷ USD)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế và Tổng cục Hải quan, 2010)

Qua số liệu thống kê cho thấy tình hình thương mại của ngành đồ gỗ thế giới có xu hướng tăng liên tục từ năm 2001 – 2008, tuy nhiên từ cuối năm 2008 đến năm 2009 hoạt

động thương mại có xu hướng giảm. Nguyên nhân giảm là do tại các thị trường nhập khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU và Nhật bị tác động lớn từ cuộc khủng hoảng tiền tệ và suy thoái kinh tế. Từ năm 2010 đến nay, hoạt động thương mại đã tăng trở lại do các thị trường tiêu thụđã hồi phục sau ảnh hưởng của khủng hoảng trong đó tại các nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế dẫn đầu là Hoa Kỳ và các nước thuộc EU đã đồng loạt ban hành các chính sách thúc đẩy kinh tế, chú trọng đặc biệt vào việc vực dậy thị trường nhà

đất. Do vậy, sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường nhà đất, hoạt động xây dựng, đều có

ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương mại ngành gỗ, trong đó ngành đồ gỗ Việt Nam cũng có thêm nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường chủ lực.

1.4.1.2 Tình hình nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu đồ gỗ trên thế giới tập trung vào 15 nhà nhập khẩu chủ lực với các sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất hàng đầu thế giới chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong thương mại thế giới. Nhịp độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này trên thế giới trong giai đoạn 2001 – 2009 là 6,12%. Hoa Kỳ, Nhật và một số

nước EU (Đức, Pháp, Anh) chiếm vị thế những nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới mặt hàng

đồ gỗ nội, ngoại thất; trong đó tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ trong cơ cấu tổng giá trị nhập khẩu thế giới chiếm khoảng 24%, thể hiện qua hình sau:

Hình 1.14: Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm gỗ thứ cấp của 5 nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, 2001 – 2009 (Đơn vị tính: tỷ USD)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế và Tổng cục Hải quan, 2010)

Từ hình vẽ trên cho thấy với tỷ trọng cao trong thương mại nhập khẩu nhóm hàng đồ

gỗ nội, ngoại thất của thế giới, diễn biến tại thị trường Hoa Kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nhập khẩu của thế giới. Với vị thế nhà cung cấp lớn, biến động nhập khẩu của thị

trường Hoa Kỳ có mối tương quan chặt chẽ với diễn biến xuất khẩu đồ gỗ nội, ngoại thất của các quốc gia xuất khẩu sang thị trường này trong đó có Việt Nam.

Cùng với các nhà sản xuất sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất phát triển khác ở EU, chiến lược của Hoa Kỳ là sản xuất thiết bị nguồn, thực hiện đầu tư sản xuất hoặc thuê ngoài sản xuất các sản phẩm sơ chế tại Trung Quốc. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến Trung Quốc ngày càng củng cố vị thế nhà cung cấp lớn trên thị trường Hoa Kỳ, với tỷ trọng tăng từ mức 31% vào năm 2001 lên mức hơn 49% vào năm 2009. Trong giai

đoạn 2001–2009, nhịp độ tăng trưởng bình quân kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm đồ

gỗ nội, ngoại thất của EU đạt 7,4%, cao hơn mức trung bình thế giới. Kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này của EU năm 2009 đạt 20,36 tỷ USD. Mức tăng trưởng nhập khẩu cao của Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Ba Lan là nhân tố đóng góp tích cực nhất vào mức tăng trưởng nhập khẩu chung của EU.

Vì đặc thù của ngành chế biến đồ gỗ Việt là nhập khẩu đến 80% nguyên liệu về số

lượng để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, do đó giữa hoạt động nhập và xuất khẩu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Để hiểu rõ hơn về hoạt động của ngành, nội dung phần 1.4.1.3 sẽ

tiếp tục giới thiệu về tình hình xuất khẩu của ngành.

1.4.1.3 Tình hình xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu đồ gỗ thế giới tăng liên tục trong 10 năm trở lại đây, cụ thể

trong số 10 nước xuất khẩu sản phẩm gỗ nội, ngoại thất hàng đầu thế giới chiếm khoảng 70% tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng này của thế giới. Tỷ trọng của các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong cơ cấu giá trị xuất khẩu tăng liên tục trong thập kỷ qua cho thấy hoạt

động sản xuất – xuất khẩu nhóm hàng này trên thế giới ngày càng tập trung và chuyên môn hóa cao. Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất trên thị trường thế giới. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình cao nhất trong thập kỷ qua, đạt lần lượt 32% và 21% trong giai đoạn 2001 – 2009. Trong nhóm các quốc gia xuất khẩu hàng đầu, Trung Quốc là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến lược sản xuất thiết bị nguồn của Hoa Kỳ và EU khi các khoản đầu tư sản

xuất, chuyển giao thiết bị sơ chế gỗđược đầu tư, giúp nước này không chỉđảm bảo thiết bị

và vốn đầu vào mà còn sản phẩm đầu ra. Qui mô về xuất khẩu của 5 nhà xuất khẩu hàng đầu trên thế giới thể hiện qua hình sau.

Hình 1.15: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội, ngoại thất của 5 nhà xuất khẩu lớn nhất, giai đoạn 2001 – 2009 (Đơn vị tính: tỷ USD)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế và Tổng cục Hải quan, 2010)

Qua hình 1.15 cho thấy, mặc dù xét về kim ngạch xuất khẩu thì Việt Nam đứng thứ

5, song xu hướng kim ngạch của Việt Nam luôn tăng cho dù kinh tế toàn cầu trong 3 năm gần đây có nhiều biến động bất lợi. Hiện tại, Việt Nam là quốc gia thường được nhắc đến trong các lựa chọn đầu tư của các nhà sản xuất thiết bị nguồn và đầu tư nước ngoài sau Trung Quốc. Để giảm phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu Trung Quốc

đang tăng cường xuất khẩu sang các thị trường mới nổi tại Trung Đông, các nước ASEAN và Nga, trong khi đó thị trường xuất khẩu chủ lực đồ gỗ Việt Nam vẫn tập trung vào 3 thị

trường lớn, gồm: Hoa Kỳ, EU và Nhật.

* Tóm lại: Qua phân tích đính kèm với số liệu các hình vẽ cho thấy hoạt động sản xuất và thương mại trên toàn cầu của ngành đồ gỗ ngày càng tăng cả về giá trị kim ngạch lẫn qui mô thị trường. Trong bức tranh sinh động đó, Việt Nam đã ngày càng khẳng định vị

thế của mình xứng đáng là một thị trường nhập khẩu và chế biến xuất khẩu nhiều tiềm năng. Thực tếđã minh chứng điều này qua số liệu về kim ngạch xuất khẩu tăng cao hàng năm, thị

trường ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên để ngành chế biến đồ gỗ Việt thực sựđủ lực để

cạnh tranh với điều kiện ngày càng khắt khe như hiện nay, vấn đề đặt ra là ngành và các doanh nghiệp trong ngành phải có một chiến lược hiệu quả cho ngành đồ gỗ - đó chính là phải bắt nhanh chóng xây dựng và triển khai chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp và ngành trong đó các tác nhân phải thực sự hợp tác chặt chẽ với nhau. Từđó kết nối với chuỗi cung

ứng đồ gỗ toàn cầu, thực sự trở thành một khâu hay mắc xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 52 - 55)