Mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng 30

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 42 - 44)

7. KếT CấU CủA LUậN ÁN

1.2.3Mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng 30

Khi nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, các công trình nghiên cứu trên thế giới sử dụng rất nhiều thuật ngữ nhằm lột tả bản chất hợp tác giữa các thực thể trong chuỗi cung ứng như hợp tác, tương tác hay quan hệ. Thảo luận về các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, thuật ngữ chuỗi cung ứng hợp tác (collaborative supply chain) thường được sử dụng hơn. Tuy nhiên khi dùng cụm từ “hợp tác” (collaboration) thường mang nghĩa tích cực và như vậy tất cả các mối quan hệ trong chuỗi luôn luôn có lợi, tuy nhiên trên thực tế đôi lúc sự hợp tác không mang lại ý nghĩa tích cực như vậy [36].

Theo Backstrand [28, tr.19] cụm từ “quan hệ” (relation) hay “mối quan hệ” (relationship) được sử dụng với nghĩa rộng hơn để chỉ ra bất kỳ liên kết nào giữa các doanh nghiệp có liên quan hay không liên quan đến các đối thủ đều là sự tương tác cạnh tranh hay hợp tác, chính vì vậy mối quan hệ luôn tồn tại. Thuật ngữ “tương tác” (interaction) được sử

dụng khi muốn nói đến mối quan hệ song phương và các doanh nghiệp đó có vài hình thức liên lạc, chính vì vậy thuật ngữ “tương tác” được dùng để mô tả nội dung của quan hệ vừa

tích cực (quan hệ hợp tác), vừa tiêu cực (quan hệđối thủ). Trong khi đó thuật ngữ “hợp tác” (collaboration) ở đây được sử dụng đơn thuần chỉ một trong các mức độ tương tác. Các thuật ngữ “tương tác”, “hợp tác” và “quan hệ” sẽđược đặt trong mối quan hệ với nhau theo sơđồ sau đây:

Hình 1.11: Quan hệ giữa các thuật ngữ

[Nguồn: 28, tr.34]

Theo hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án, dựa trên các định nghĩa, cấu trúc đến phân loại chuỗi cung ứng đều tập trung vào các mối quan hệ giữa các thành tố trong chuỗi nội bộ hay chuỗi mở rộng. Đặc biệt là sự tồn tại thiết thực giữa 3 thành phần trong một chuỗi mở rộng đó là doanh nghiệp trung tâm với nhà cung cấp, doanh nghiệp trung tâm với khách hàng. Theo Backstrand [28], một khi tồn tại sự tương tác giữa ba thành phần chính trở lên được gọi là hoạt động giao dịch, hợp tác và liên kết. Mỗi mức độ liên kết chứa đựng một thể liên tục của các loại kiểu quan hệ, bao gồm các hình thức sau [28, tr.35]:

1.2.3.1 Hình thức giao dịch (Transaction)

Giao dịch nhìn chung được hiểu là sự trao đổi hoặc chuyển giao hàng hóa, dịch vụ

hoặc tài chính cho nhau. Một quan hệ giao dịch hàm ý đến các hoạt động trao đổi các giá trị

rời rạc, đặc biệt về giá cả (Achrol, 1991). Trong suốt thập niên 70, 80 của thế kỷ XX một giao dịch chỉ liên quan đến trao đổi sản phẩm đơn lẻ với thông tin được chia sẻ hạn chế,

được xem là kiểu quan hệ chi phối. Các giao dịch thương mại có liên quan đàm phán giá cả

xảy ra khi quan hệ với nhà cung cấp là quan hệđối thủ và mục tiêu nhằm gia tăng lợi nhuận cá nhân một thành viên trong chuỗi. Các kiểu quan hệ này được đặc tả bởi sự ngờ vực và

đầy cạnh tranh. Tuy nhiên, theo Skjott-Larsen [81] vào cuối thập niên 80 và suốt thập niên 90 của thế kỷ XX đã xảy ra một sự thay đổi đó là một số kiểu quan hệ cạnh tranh trước đây

được thay thế hoặc được bổ sung bằng quan hệ đối tác chiến lược đặc tả bởi một mức độ

cao về trao đổi thông tin.

1.2.3.2 Hình thức hợp tác (Collaboration)

Hợp tác Tương tác

Quan hệ

Hình thức hợp tác nhìn chung được xem như là làm việc với nhau hoặc hợp tác với một ai đó mà đối tác đó không kết nối ngay lập tức được. Theo một nghĩa khác hợp tác được hiểu là hành động hoặc làm việc cùng nhau hay với đối tác khác vì mục tiêu cả hai cùng có lợi. Một số ví dụ về các kiểu mối quan hệ hợp tác là hợp tác mang tính đối thủ hoặc hợp tác không mang tính đối thủ (Cox, 2001), đối tác (Webster, 1992; Mentzer và cộng sự, 2000), và hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp (Cravens và cộng sự, 1996) [dẫn theo 83, tr.15-30]. Nghiên cứu của luận án này sẽ tập trung theo hướng hợp tác giữa nhà sản xuất và khách hàng hay hợp tác giữa các nhà cung cấp, giữa các nhà sản xuất và giữa các khách hàng. Chính vì vậy, trong phạm vi của nghiên cứu này sẽ tập trung tìm ra và xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hợp tác (giữa các đối tác) bao gồm: giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, giữa nhà sản xuất và khách hàng/nhà phân phối và vì mục đích cuối cùng là mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác.

1.2.3.3 Hình thức liên kết (Integration)

Hình thức liên kết thường được xem như là sự hợp nhất của hai thực thể thành một thực thể. Theo cách tiếp cận nghiên cứu của luận án thì liên kết được hiểu là sự sáp nhập của một hay nhiều quá trình kinh doanh giữa hai tác nhân với nhau. Quyền sở hữu có thể

cho phép các bên trong quan hệ liên kết, nhưng không phải là một yêu cầu bắt buộc. Các lý do để phân biệt giữa sự tương tác và quyền sở hữu là do liên kết quyền sở hữu của một quá trình không cần thiết cho thấy một hợp tác hiệu quả. Một số ví dụ về mối quan hệ liên kết gồm liên kết dọc (Webster, 1992), mua lại, liên doanh (Ellram, 1991), và toàn quyền sở hữu (Bengtsson và cộng sự, 1998) hoặc sáp nhập (MacBeth và Ferguson, 1994).

Một vài đặc điểm của sự hợp tác nhìn chung giống như các hình thức giao dịch và liên kết. Chẳng hạn, tất cả các mức độ tương tác mà sản phẩm hoặc dịch vụđược giảđịnh là

được trao đổi. Những đặc điểm như thời gian giao dịch dài hơn hoặc chia sẻ mục tiêu lẫn nhau thường diễn ra giữa hợp tác và liên kết nhưng phân biệt hợp tác với giao dịch. Những

đặc điểm khác về các mức độ tương tác cao hơn, chẳng hạn như hợp tác hoặc liên kết là việc chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp (Togar và Sridharan, 2005). Forrester (1958) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin và được Lee và cộng sự (1997) nhấn mạnh và xác nhận thông qua việc cung cấp thông tin và mức độ hiệu ứng tiêu cực (còn gọi là hiệu ứng cái roi da), nghĩa là hiệu ứng xảy ra sẽ gây ra tình trạng thông tin bị bóp méo trong suốt hành trình một chuỗi cung ứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 42 - 44)