Đánh giá chung về ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam 63

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 75)

7. KếT CấU CủA LUậN ÁN

2.1.3Đánh giá chung về ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam 63

Để việc đánh giá được khoa học, luận án nghiên cứu đưa ra 2 bước đánh giá như sau: (1) dựa vào hệ thống chỉ số để đánh giá theo các số liệu đã thống kê được; (2) dựa vào các nội dung phân tích ở các mục 2.1.1 và 2.1.2 đểđưa ra các nhận xét tổng quát về ngành.

2.1.3.1 Hệ thống chỉ sốđịnh lượng đánh giá khả năng xuất khẩu13 (i) Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA)

Chỉ số RCA của một ngành được tính toán bằng cách so sánh tỷ trọng xuất khẩu ngành hàng đó trong cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọng này trong cơ cấu xuất khẩu của thế giới theo Balassa [26, tr.99-123]. Chỉ số RCA phản ánh một cách tương đối mức độ

chuyên môn hóa trong xuất khẩu một ngành hàng (hoặc của một nền kinh tế) trong mối quan hệ với mức độ chuyên môn hóa tương ứng của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm. Công thức tính như sau:

RCAi = (Xci/Xc)/( Xwi/Xw), i = 1÷ n

13 Trong phần này, các chỉ sốđều chỉđược tính cho các sản phẩm gỗ thứ cấp thuộc HS 9403, đây là nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, không tính cho các sản phẩm thuộc HS 9401 và HS44.

Trong đó:

Xci: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i của quốc gia Xc: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia

Xwi: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thứ i của thế giới Xw: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới

+ Nếu RCAi >1 tức là Xci/Xc > Xwi/Xw : quốc gia đó được xem là có lợi thế so sánh

đối với sản phẩm i.

+ Nếu RCAi < 1 tức là Xci/Xc < Xwi/Xw : quốc gia đó được xem là không có lợi thế so sánh đối với sản phẩm i.

Qua tính toán, các nhà kinh tế đã chứng minh rằng chỉ số RCA của ngành càng lớn, mức độ chuyên môn hóa của ngành đó trong nền kinh tế so với mức độ chuyên môn hóa của ngành nào đó càng cao, từđó thể hiện lợi thế so sánh của ngành đó mạnh hơn. Mặt khác, chỉ

số RCA cũng cho thấy tầm quan trọng tương đối của xuất khẩu ngành hàng trong cơ cấu xuất khẩu của một nước so với tầm quan trọng tương đối của mặt hàng này trong cơ cấu xuất khẩu của thế giới.

Khi đưa số liệu thống kê giai đoạn 2001–2009 vào tính toán, kết quả cho thấy chỉ số

RCA ngành gỗ của Việt Nam tăng vọt trong khi chỉ số này ở các nước cùng nhóm top 5 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới nằm trong khuynh hướng giảm hoặc chỉ tăng nhẹ. Thể hiện rõ qua hình sau:

Hình 2.6: Diễn biến chỉ số RCA của Việt Nam và các nước thuộc top 5 nước xuất khẩu sản phẩm gỗ thứ cấp hàng đầu thế giới, 2001 – 2009

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế và Tổng cục Hải quan, 2010)

Từ hình trên cho thấy rằng, diễn biến chỉ số RCA tăng cho thấy hai khả năng: (i) tỷ

trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ thứ cấp trong cơ cấu xuất khẩu thế giới giảm; hoặc (ii) tỷ trọng xuất khẩu gỗ thứ cấp trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam tăng lên. Giai đoạn 2001–2009, hai khả năng này diễn ra đồng thời, đã có tác dụng kép thúc đẩy chỉ số RCA Việt Nam tăng. Nhìn vào hình 2.6 cho thấy, mặc dù chỉ số RCA ngành gỗ thứ cấp Việt Nam cao hơn hầu hết các nước khác trong số các nước xuất khẩu lớn trên thế giới, nhưng điều này không

dẫn đến kết luận trực tiếp các sản phẩm gỗ thứ cấp Việt Nam có lợi thế tương đối tốt nhất trên thế giới. Chỉ số RCA cao và liên tục tăng trong thời gian qua cho thấy rằng Việt Nam

đang ngày càng tham gia sâu và có vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị ngành gỗ thứ cấp thế

giới, trong bối cảnh ngành này có tính toàn cầu hóa cao. Do vậy, lợi thế và cơ hội thị

trường của các sản phẩm gỗ thứ cấp Việt Nam cần sự kết hợp giữa RCA với các chỉ số

thương mại khác để có bức tranh rõ rệt hơn.

(ii) Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES)

Chỉ số ES của một ngành được đo bằng cách so sánh tỷ trọng xuất khẩu ngành hàng

đó trong cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọng nhập khẩu ngành hàng đó trong cơ cấu nhập khẩu của một nước khác. Chỉ số này cho biết thị trường đang xem xét liệu có phải là thị trường tiềm năng hay không [78, tr.661-688]. Công thức tính:

ESj = (Xcej/Xce)/(Mcij/Mci), j= 1÷ n Trong đó:

Xcej: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của quốc gia xuất khẩu Xce: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu

Mcij: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm thứ j của quốc gia nhập khẩu Mci: Tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu

+ Nếu ESj >1 tức Xcej/Xcj > Mcij/Mci : cho biết thị trường đang xem xét có tiềm năng. + Nếu ESj <1 tức Xcej/Xce < Mcij/Mci : cho biết thị trường đang xem xét không có tiềm năng.

Khi xem xét tiềm năng thương mại Việt Nam với các nước thuộc top 10 nhà nhập khẩu các sản phẩm gỗ thứ cấp hàng đầu thế giới, chỉ số ES đều cho kết quả lớn hơn 1, điều này cho thấy các đối tác này đều là đối tác thương mại tiềm năng mặt hàng gỗ thứ cấp xuất khẩu từ Việt Nam. Thể hiện qua hình sau:

Hình 2.7: Diễn biến chỉ số ES của Việt Nam đối với 10 nước nhập khẩu các mặt hàng gỗ thứ cấp trên thế giới, 2001 – 2009

Tương tự chỉ số RCA, hình 2.7 cho thấy chỉ số ES trên tăng có thể từ hai khả năng: do tỷ trọng các sản phẩm gỗ thứ cấp trong cơ cấu xuất khẩu của nước xuất khẩu tăng, hoặc do tỷ trọng các sản phẩm gỗ thứ cấp trong cơ cấu nhập khẩu của nước nhập khẩu giảm.

Từ số liệu tính toán được trong giai đoạn 2001–2009, tỷ trọng các sản phẩm gỗ thứ

cấp trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, có tác dụng đẩy chỉ số ES trong thương mại với các nước đối tác tăng. Tốc độ tăng tỷ trọng trung bình năm của Việt Nam trong giai đoạn này là 9,7%. Trong 10 nước nhập khẩu hàng đầu thế giới, chỉ có tốc độ tăng chỉ số ES với Pháp, Anh, Canada và Áo thấp hơn mức trên, với mức thấp hơn không đáng kể. Điều này cho thấy, trong những năm vừa qua, với các đối tác thương mại lớn và tiềm năng, Việt Nam đều đẩy mạnh thương mại. Tuy vậy, hiệu quảđẩy mạnh thương mại và mức

độ thương mại tương ứng so với tiềm năng thị trường cần được kết hợp so sánh với các chỉ

số khác.

(iii) Chỉ số cường độ thương mại (TI)

Chỉ số TI của một ngành được đo bằng cách so sánh thị phần xuất khẩu của nước xuất khẩu tới nước nhập khẩu và thị phần xuất khẩu của thế giới tới nước nhập khẩu của ngành hàng đó. Chỉ số này cho biết liệu luồng thương mại ngành hàng đó giữa hai nước đã tương xứng với tiềm năng thương mại của hai nước hay chưa [85, tr.265-280]. Công thức tính:

TIj = (Mcej/Mcij)/( Mwej/Mcij), j = 1÷ n Trong đó:

Mcej: Thị phần xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu ngành hàng j Mcij: Thị phần nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu ngành hàng j Mwej: Thị phần xuất khẩu của thế giới xuất khẩu ngành hàng j Mcij: Thị phần xuất khẩu của quốc gia nhập khẩu ngành hàng j

+ Nếu TIj >1 tức là Mcej/Mcij > Mwej/Mcij: cho biết xuất khẩu của nước xuất khẩu vào nước nhập khẩu lớn hơn mức xuất khẩu trung bình của thế giới đến nước nhập khẩu.

+ Nếu TIj <1 tức là Mcej/Mcij < Mwej/Mcij: cho biết xuất khẩu của nước xuất khẩu vào nước nhập khẩu nhỏ hơn mức xuất khẩu trung bình của thế giới đến nước nhập khẩu.

Sự kết hợp giữa ES và TI cho thấy bức tranh rõ rệt hơn về diễn biến thương mại ngành hàng của nước xuất khẩu.

Từ hình 2.8 cho thấy, trong giai đoạn 2001 – 2009, khi xem xét quan hệ thương mại Việt Nam với top 10 nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ thứ cấp hàng đầu thế giới, chỉ có 3 thị

trong đó, chỉ số TI với thị trường Nhật Bản và Anh có khuynh hướng giảm dần trong thời gian trước khủng hoảng. Thể hiện qua hình 2.8 và có thể rút ra một nhận xét đó là: trong các

đối tác thương mại lớn của Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường duy nhất có chỉ số TI tăng liên tục, tương ứng với mức tăng của chỉ số ES. Điều này cho thấy chiến lược phát triển thị

trường Hoa Kỳ là đúng hướng và mang lại lợi ích cho Việt Nam. Mặt khác, xuất khẩu các sản phẩm gỗ thứ cấp của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cao gấp khoảng 2,5 lần so với mức xuất khẩu trung bình của thế giới vào thị trường này, cho thấy mức độ tập trung thương mại ngày càng lớn của Việt Nam đối với thị trường này.

Hình 2.8: Diễn biến chỉ số TI của Việt Nam – top 10 nước nhập khẩu các mặt hàng gỗ

thứ cấp trên thế giới, 2001 – 2009

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế và Tổng cục Hải quan, 2010)

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính theo mức độ tập trung thương mại. Trước khủng hoảng, chỉ số TI Việt Nam – Nhật Bản đang nằm trong khuynh hướng giảm. Tuy nhiên, khi khủng hoảng bùng phát, chỉ số này tăng vọt và hiện được duy trì ở mức cao, cho thấy quan hệ thương mại vững chắc giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong khi đó, với các đối tác thương mại châu Âu, mặc dù tiềm năng thương mại của các thị

trường này cho Việt Nam ngày càng lớn nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam chưa tận dụng hết mức tiềm năng thương mại này. Trong khi chỉ số ES liên tục tăng, chỉ số TI lại giảm hoặc ở mức rất thấp đối với các thị trường Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan và Áo.

Điều này cho thấy, trong những năm qua, luồng thương mại sản phẩm gỗ nội, ngoại thất từ

Việt Nam chủ yếu được tăng cường theo hướng đi các thị trường Hoa Kỳ, Nhật; trong khi

đó, nhóm thị trường các nước châu Âu vẫn chưa được thúc đẩy tương xứng với tiềm năng.

Đây cũng là cơ hội mở rộng và phân bổ thị trường của Việt Nam trong tương lai.

2.1.3.2 Đánh giá những thành tựu và tồn tại của ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam

Để việc đánh giá mang tính tổng quát, tác giả dựa trên nhiều khía cạnh đã được đề

(i) Tiêu chí về năng lực của ngành * Yếu tố thâm dụng cơ bản - Tiềm năng về rừng

Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp nên diện tích đất chủ yếu dành để phát triển nông nghiệp, trong đó có trồng rừng và khai thác rừng. Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 32,9 triệu ha, rừng chiếm 10,9 triệu ha, trong đó 1,5 triệu ha là rừng trồng. Tây Nguyên có diện tích rừng lớn nhất cả nước với 2,37 triệu ha14. Do địa hình trải dài từ Bắc tới Nam với nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập mặn... với nhiều sản phẩm gỗ được khai thác đạt chất lượng cao. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được 20-30% nhu cầu. Do phụ

thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu làm cho lợi thế cạnh tranh về giá càng giảm, từ đó giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

- Ngành công nghiệp trồng rừng

Đặc điểm của ngành gỗ nước ta là việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập ngoại, nguồn gỗ nhập khẩu lại không ổn định hoặc phải chịu chi phí rất cao. Với con số

80% nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam phải nhập khẩu, chiếm đến 60% giá thành sản phẩm15. Trong khi đó giá nguyên liệu nhập khẩu đắt hơn từ 30% đến 50% so với gỗ của Việt Nam trong khi lợi thế về nhân công giá rẻ, chi phí sản xuất và quản lý thấp của các doanh nghiệp trong nước đang dần mất đi. Đây là nguyên nhân khiến những năm qua, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nước ta khá ấn tượng và trở thành 1 trong 4 ngành hàng xuất khẩu chủ lực nhưng vẫn chưa được đánh giá cao.

Giá gỗ nhập khẩu rất cao nhưng vẫn phải mua, vì vậy, nếu bỏ tiền ra trồng rừng thì lợi nhuận sẽ cao hơn so với nhập khẩu gỗ nguyên liệu về chế biến. Nếu làm tốt việc liên kết trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ, sẽ tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến sản phẩn gỗ xuất khẩu, từng bước và tiến tới chủđộng được nguồn nguyên liệu trong nước, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ cũng như

nâng cao giá trị thu nhập cho các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia trồng rừng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc tiết kiệm gỗ nguyên liệu, đơn cử như Trường Thành đã trang bị cho mình dây chuyền máy lọng profile CNC có thể tiết kiệm đến 20% nguyên liệu gỗ trong sản xuất [4].

- Lao động phục vụ cho ngành16

14 Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp về quy hoạch và chiến lược phát triển của ngành, 2010

Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về dân số với khoảng 88 triệu dân, dân số trẻ với 65% dưới 35 tuổi, có nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ. Ngành chế biến gỗ tăng mạnh không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện

đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh trên bình diện quốc tế. Nhưng tất cả còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được sự phát triển của ngành - là bài toán khó giải khi Việt Nam chưa có đủ các trường đào tạo nghề, bản thân doanh nghiệp cũng không đủ khả năng tựđào tạo. Đây là vấn đề lớn của ngành gỗ, việc thiếu cả công nhân lành nghề lẫn cán bộ quản lý khiến cho năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất không cao. Điều này sẽ hạn chế sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực. Ngành gỗ Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị phần gỗ trên thế giới. Thiếu nhân lực tác động đến giá nhân ngành này tăng lên đáng kể, thậm chí có nơi phải trả gấp đôi mức bình thường để thu hút được lao

động. Lợi thế cạnh tranh về giá do chi phí nhân công thấp cũng không phải là điểm tốt trong mức lương gấp đôi để giữ được nhân công, dẫn đến chi phí sản phẩm tăng lên. Hiện tại và trong tương lai các thị trường chính của Việt Nam là EU, Hoa Kỳđều rất quan tâm đến các

đào tạo. Đây là vấn đề lớn của ngành gỗ, việc thiếu cả công nhân lành nghề lẫn cán bộ quản vấn đề tổ chức sản xuất như: nguyên liệu, lao động, các chi phí đầu vào. Đặc biệt việc ban hành và có hiệu lực của đạo luật LACEY và FLEGT chính là thách thức lớn đối với xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, sản phẩm không chỉ được

đánh giá qua giá cả thấp hay chi phí nhân công rẻ mà thị trường thế giới (đặc biệt là EU, Hoa Kỳ) còn quan tâm đến người lao động, môi trường làm việc của họ, trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường...

* Yếu tố thâm dụng tăng cường - Cơ sở hạ tầng

Bên cạnh tiềm năng về rừng, ngành giao thông vận tải của Việt Nam cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện với 2 hệ thống đường chủ yếu phục vụ trong vận tải sản phẩm đồ

gỗ là đường biển và đường hàng không. Cụ thểđường biển có bờ biển dài 3.260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế ;

đường hàng không tuy non trẻ, nhưng có bước tiến nhanh, cả nước có 19 sân bay, trong đó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 75)