Về mục tiêu phát triển của ngành 114

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 126 - 127)

7. KếT CấU CủA LUậN ÁN

3.2.2Về mục tiêu phát triển của ngành 114

Tổ chức lại và xây dựng công nghiệp chế biến đồ gỗ trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành Lâm nghiệp với trình độ chuyên môn hóa cao, có sự phân công sản xuất tối ưu theo vùng, tiểu vùng. Đến năm 2015, hình thành và phát triển các tập đoàn phân phối sản phẩm

đồ gỗ Việt Nam cả trên thị trường quốc tế và thị trường nội địa. Đến năm 2020, công nghiệp chế biến và thương mại đồ gỗ Việt Nam đạt độ tiên tiến, hiện đại cả về công nghệ thiết bị và khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2020 đạt từ 7 đến 8 tỷ USD. Tác giả cho rằng để có thể đạt được mục tiêu của ngành như kỳ vọng, doanh nghiệp trong ngành và ngành cần có những giải pháp kịp thời, đó là phải hoạch định các giải pháp phù hợp, xác định rõ đây là một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu chủ

lực của Việt Nam do lợi thế về làng nghề truyền thống, giá nhân công. Do vậy phải không ngừng củng cố các thương hiệu sẵn có, đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho ngành và các tập

đoàn dưới dạng xã hội hóa để cùng cạnh tranh phân phối sản phẩm đồ gỗ Việt cho thị

hiện tượng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, nhanh chóng tham gia vào chuỗi cung

ứng và cả chuỗi giá trịđồ gỗ của thế giới [17]. Đối với việc xác định kim ngạch xuất nhập cho từng thời kỳ cần phải tính toán cân đối hợp lý, đó là xuất khẩu và tiêu dùng phải mang tính chọn lọc, không vì mục tiêu xuất khẩu phải đạt hàng tỷ USD mà các doanh nghiệp trong ngành tìm mọi cách có được đơn hàng, phá giá, cạnh tranh không lành mạnh. Để làm

được như vậy bản thân doanh nghiệp phải sớm triển khai chuỗi cung ứng trong đó tăng cường sự hợp tác giữa các tác nhân, cụ thể có sự phân công khoa học mà ởđó tùy vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp sẽ tham gia vào khâu nào, tham gia đến mức độ nào, có như vậy mới có thểđưa ngành đi vào bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 126 - 127)