Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu 77

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 89 - 91)

7. KếT CấU CủA LUậN ÁN

2.2.1Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu 77

Địa bàn 3 tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai được xem là 3 địa phương trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ, trên thực tế nơi đây đã và đang hình thành các cụm, khu chuyên sản xuất chế biến đồ gỗ chủ yếu để xuất khẩu. Nhờ mức đô thị hoá của vùng cao và do sức ép của dân số thất nghiệp và thiếu việc làm mà lao động từ nhiều vùng

đổ vềđây tìm kiếm cơ hội việc làm, đặc biệt với lao động có tay nghề cao. Từ hình trên cho thấy, hiện tại trên khắp cả nước đã hình thành các cụm, khu, vùng trọng điểm sản xuất chế

biến đồ gỗ. Cụ thể, miền Bắc gồm Hà Nội và các vùng lân cận, miền trung

Hình 2.9: Sơđồ phân bổ vị trí các địa phương hoạt động chế biến đồ gỗ

[Nguồn:19 &87]

có Đồng Hới (Quảng Bình), cao nguyên miền trung có Gia Lai, Bình Định, phía Nam có 3

địa phương nằm trong cụm Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Trong nghiên cứu của luận án tập trung vào khảo sát nghiên cứu vùng Đông Nam Bộ, cụ thể từ số liệu thống kê và sơđồ hình vẽ, có thể nhận định rằng cụm 3 tỉnh tại vùng

Đông Nam Bộ là nơi tập hợp doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nhiều nhất về số lượng (khoảng 60% về số lượng so với cả nước), trong đó các doanh nghiệp đã bước đầu hoạt động theo từng cụm như Hố Nai, Tân Hòa, một số doanh nghiệp sản xuất tập trung tại khu công nghiệp Bàu Xéo, Tam Phước (Đồng Nai); ở Bình Dương đã hình thành một số cụm như

cụm Bình Chuẩn, khu công nghiệp Tân Đông Hiệp, Nam Tân Uyên; tại Thành phố Hồ Chí Minh phân bố rải rác tại các khu công nghiệp Vĩnh Lộc B, Tân Tạo và Hiệp Bình Phước (theo khảo sát thực tế của tác giả, 2011).

Tại địa bàn 3 tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương: tổng số cơ sở

chế biến gỗ: 1.796 trong đó có khoảng 1.418 cơ sở quy mô nhỏ và các hộ cá thể có công suất hoạt động tối thiểu 200m3 gỗ tròn/năm, chiếm 78,95%21. Điều này cũng tương xứng với thống kê của nghiên cứu trên 275 doanh nghiệp.

21 Số liệu đã được tính toán và làm tròn từ việc tổng hợp dữ liệu của Tổng cục Thống kê, 2010.

1. Min Nam 60%, gm: - TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai 2. Min trung 30%, gm: - Bình Định Đà Nẵng

- Hiện nay, đã hình thành các trung tâm chế biến gỗ lớn tập trung ở Thành phố

Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định và khu vực Quảng Nam -

Đà Nẵng19

- Vùng Đông Nam Bộ có 1.796 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 59,7% tổng số

doanh nghiệp cả nước, tỉnh có nhiều doanh nghiệp nhất là Đồng Nai với 827 doanh nghiệp và sau đó là Bình Dương với 762 doanh nghiệp; và Thành phố

Hồ Chí Minh là 207 doanh nghiệp20 19, 20 Số liệu đã được tính toán và làm tròn từ việc tổng hợp dữ liệu của Vifores, Tổng cục Thống kê, 2011.

Bảng 2.5: Cơ cấu doanh nghiệp chế biến gỗđược khảo sát theo quy mô vốn trên địa bàn nghiên cứu

Quy mô Dưới 20 tỷ

đồng Từ 20 đến 100 tỷđồng Từ 100 tỷđồng trở lên Tổng số doanh nghiệp - Số DN 73 164 38 275 - Tỷ lệ (%) 26,55 59,64 13,82 100 Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2011

Qua đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, cho thấy rằng mặc dù cùng tham gia chế biến đồ gỗ nhưng giữa các doanh nghiệp chưa có sự kết nối với nhau, cụ thể giữa họ:

- Chưa hình thành rõ nét mối liên kết ngang;

- Chưa áp dụng cùng một quy trình sản xuất thể hiện qua chưa thống nhất về tiêu chuẩn gỗ nguyên liệu, tuân thủ các tiêu chuẩn về phân loại và chất lượng trong sản xuất (quy trình sơn, keo, vecni), cũng như chưa đồng lòng trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Chính vì vậy, nếu dựa vào cơ sở khoa học của chuỗi cung ứng và sự hợp tác chuỗi cung ứng có thể nhận ra rằng giữa các mắt xích trong chuỗi còn khá lỏng lẻo – đây là điểm cốt lõi cần được cải tiến và phát triển chuỗi cung ứng cho ngành.

Thật vậy trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, dưới sức ép nghiêm ngặt từ các thị

trường nhập khẩu thì ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam cần tìm ra phân khúc thị trường ngách

đang có lợi thế nhất, cả thị trường thế giới và nội địa, hoặc tìm chỗ đứng trong chuỗi sản xuất ngành đồ gỗ thế giới để cải thiện lợi thế cạnh tranh cho mình. Do vậy, việc đánh giá chuỗi cung ứng rất có ý nghĩa nhằm đưa ra những khuyến nghị giúp doanh nghiệp và ngành

điều chỉnh kịp thời [16]. Trong nghiên cứu này đã dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện

đó là các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành tại vùng Đông Nam Bộ - nơi tác giả đang sinh sống và làm việc. Thông qua việc chọn ra 300 doanh nghiệp chế biến đồ gỗ thuộc sở hữu của Việt Nam, tiến hành khảo sát và số phiếu hợp lệ thu về 275 (25 phiếu trả lời không đầy đủ thông tin) đây là dữ liệu dùng để phân tích, đưa ra các giải pháp và kiến nghị

thiết thực ở chương 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 89 - 91)