Dựa vào dữ liệu khảo sát và kết quả mô hình kinh tế lượng ở chươn g2 121

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 133 - 134)

7. KếT CấU CủA LUậN ÁN

3.3.3 Dựa vào dữ liệu khảo sát và kết quả mô hình kinh tế lượng ở chươn g2 121

Trong chương 2, tác giả đã trình bày khá đầy đủ về kết quả nghiên cứu, cụ thể giả

thuyết ban đầu đặt ra có 8 nhân tố tác động đến hợp tác chuỗi cung ứng gồm quyền lực (POW), thân quen (MAT), tín nhiệm (TRU), tần suất (FRE), khoảng cách (DIS), chính sách (POL), văn hóa (CUL) và chiến lược (STR). Tuy nhiên bằng việc thiết lập bảng câu hỏi,

điều chỉnh nhiều lần, tiến hành khảo sát chính thức, sau đó làm sạch dữ liệu và phân tích SPSS với mô hình định lượng là EFA và RA cho kết quả sau cùng gồm 6 nhân tố có tác

động nhất định đến hợp tác chuỗi cung ứng, đó là: quyền lực (POW), thuần thục (MAT), tín nhiệm (TRU), tần suất (FRE), văn hóa (CUL) và chiến lược (STR) với mức ý nghĩa sig= 0

đáng tin cậy. Từ kết quả nghiên cứu hàm ý nhiều vấn đề về hướng giải quyết cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong ngành.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hợp tác trong chuỗi cung ứng trong giới hạn phạm vi nghiên cứu bịảnh hưởng của 6 nhân tố cơ bản đó là: quyền lực, thuần thục, tín nhiệm, tần suất, văn hóa và chiến lược về hợp tác. Trong đó nhân tố văn hóa (CUL) và chiến lược (STR) đưa vào mô hình nghiên cứu tại thị trường ngành gỗ Việt Nam, mặc dù có ảnh hưởng không nhiều đến vấn đề nghiên cứu nhưng cũng gợi mở cho các doanh nghiệp trong ngành một khái niệm rằng có nghĩ (ý thức và hoạch định thành chiến lược) về hợp tác thì mới có hành động để các đối tác thực sự có sự hợp tác khi triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và ngành.

Tóm lại, có thể thấy rằng để chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp trong ngành tăng cường hợp tác với nhau, trước hết các doanh nghiệp chế biến trong ngành phải thực sự quan tâm đến 6 nhân tố mới vừa kiểm định qua mô hình, nghĩa là phải có những biện pháp cải thiện lần lượt hoặc đồng bộ 6 khía cạnh đã tính toán và kiểm định được. Điều này chỉ làm

được và phát huy hiệu quả trước tiên phải do chính nhận thức của doanh nghiệp trong ngành, đồng thời rất cần vai trò hữu hiệu của các tổ chức, Hiệp hội – đó phải thực sự là cầu nối để các doanh nghiệp chủđộng tìm đến, gặp gỡ và chia sẻ thông tin trong ngành. Chính vì vậy, Chính phủ cần có những động thái tích cực hơn nữa trong việc tạo ra những câu lạc bộ, Hiệp hội, trung tâm xúc tiến – nơi tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo giữa các doanh nghiệp trong ngành và giữa các ngành có liên quan. Xoay quanh các buổi tọa đàm đó phải

đặt ra một vấn đề sống còn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay chính là ‘Hợp tác hay bất hợp tác’, và hơn ai hết, các doanh nghiệp phải suy nghĩ nghiêm túc để lựa chọn và thực hiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)