Nguyên nhân và sự cần thiết phải hợp tác trong chuỗi cung ứng 27

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 39 - 41)

7. KếT CấU CủA LUậN ÁN

1.2.1Nguyên nhân và sự cần thiết phải hợp tác trong chuỗi cung ứng 27

Do sự bất cân xứng giữa cung và cầu nên trong các chuỗi cung ứng luôn tồn tại các mâu thuẫn. Điều này được lý giải là cứ mỗi một chuỗi cung ứng bao gồm các tổ chức độc lập, nhưng lại có liên đới đến các dòng chuyển giao về hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan cũng như dòng chảy về tài chính từ điểm xuất phát đến khách hàng cuối cùng. Các thành viên của các tổ chức thường trở nên liên quan với nhau trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng để liên kết kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các dòng chảy một cách hiệu quả

Togar và Sridharan [83] cho rằng mâu thuẫn trong chuỗi xuất phát từ nguyên nhân do các thành viên không tin tưởng lẫn nhau, do khó khăn trong các quan hệ xảy ra trước và trong quá trình hợp tác. Rosenberg và Stern [77] định nghĩa mâu thuẫn xảy ra trong chuỗi là do các hành động và các quyết định của một trong những thành viên chuỗi cản trở quan hệ

nhằm đạt mục đích riêng. Mô hình mâu thuẫn khép kín bao gồm các nguyên nhân, mức độ

và kết quả. Một số nguyên nhân gây ra một mức độ mâu thuẫn có thểđo lường được, mức

độ mâu thuẫn lại ảnh hưởng đến kết quả thực hiện. Lần lượt kết quả sẽ ảnh hưởng đến các nguyên nhân gây ra nguồn gốc mâu thuẫn. Stern và Heskett [dẫn theo 83, tr.16] đưa ra giả định tồn tại ba loại nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, đó là:

- Mâu thuẫn về mục tiêu: do có sự khác nhau giữa mục tiêu và mục đích của các thành viên trong chuỗi;

- Mâu thuẫn về lĩnh vực: do có sự bất đồng vượt qua phạm vi về các quyết định và hành động;

- Mâu thuẫn về nhận thức: do có sự khác nhau về nhận thức thực tiễn trong việc liên kết để tạo ra các quyết định.

Ngoài ra theo Etgar (1979) cho rằng nguyên nhân gây ra mâu thuẫn còn do sự khác nhau về thái độ và cấu trúc. Gaski (1984) cho rằng do nguồn gốc quyền lực là cưỡng chế

hay không cưỡng chế cũng ảnh hưởng lên sự bất đồng trong số các thành viên của chuỗi. Một số nghiên cứu còn cho rằng một nguyên nhân bổ sung thêm gây ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong chuỗi là do thụ động quản lý bởi vì mỗi cá thể thành viên được đào tạo để

làm việc như một thực thể riêng biệt.

Từ các dẫn chứng trên, chứng minh rằng sự hợp tác trong chuỗi là rất cần thiết, bởi vì hợp tác chuỗi cung ứng không chỉ giải quyết được làm thế nào các thành viên trong chuỗi chia sẻ trách nhiệm và lợi ích thu được từ việc cải thiện lợi ích chung, mà còn giải quyết

được tính kém linh hoạt trong quản lý. Hợp tác chặt chẽ giúp các thành viên chuỗi cung ứng sẽ cân đối cung cầu một cách hiệu quả và gia tăng lợi ích chung cho toàn bộ chuỗi. Tuy nhiên các thành viên trong chuỗi, do xuất phát từ các tổ chức độc lập khác nhau và hoạt

động trước tiên vì lợi ích bản thân, nên luôn tồn tại mâu thuẫn trong chuỗi. Giải quyết mâu thuẫn và hợp tác với nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích, gồm: giảm tồn kho, cải tiến dịch vụ

khách hàng, sử dụng nhân sự hiệu quả hơn, phân phối tốt hơn bằng cách giảm số lần chu trình, tăng tốc thị trường sản phẩm mới nhanh hơn, tập trung mạnh hơn vào các năng lực cốt lõi và cải tiến hình ảnh chung [84, tr.16]. Tuy nhiên qua nghiên cứu cấu trúc chuỗi cung ứng cho thấy rằng sự hợp tác trong chuỗi cung ứng phụ thuộc vào văn hóa, chiến lược của các

thành viên trong chuỗi (phần mềm) hơn là cấu trúc hiện hữu của chuỗi (phần cứng).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 39 - 41)