Qui mô, năng lực của ngành 55

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 67 - 70)

7. KếT CấU CủA LUậN ÁN

2.1.1Qui mô, năng lực của ngành 55

Ngành chế biến đồ gỗ của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, số

lượng doanh nghiệp chế biến tính đến hết năm 2010 đã tăng lên trên 3.004 doanh nghiệp (công suất tính từ 200m3 gỗ tròn/năm); trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 65,4%, doanh nghiệp Nhà nước Trung ương chiếm 10,3%, doanh nghiệp Nhà nước địa phương chiếm 20,8%, doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài 33% [22]. Tốc độ phát triển về số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, giai đoạn 2000-2005 tốc

độ tăng số lượng doanh nghiệp là 2,63 lần thì giai đoạn 2005-2010 đạt 2,24 lần. Mức độ

tăng về số lượng doanh nghiệp không đều giữa các vùng, miền. Cụ thểở miền Nam tăng 3,9 lần, trong khi đó số lượng doanh nghiệp ở miền Bắc chỉ đạt 1,55 lần. Ngoài các doanh nghiệp FDI có qui mô tương đối lớn, còn lại hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô nhỏ và vừa (tính theo quy mô vốn đầu tư và số lượng lao động) [18]. Trong những năm qua, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mở rộng công suất với công nghệ thiết bị

hiện đại10.

Bảng 2.1: Số lượng và phân bố các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ giai đoạn 2000 –2010

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Vùng Số DN Cơ cấu (%) Số DN Cơ cấu (%) Số DN Cơ cấu (%) Cả nước 896 100 1.718 100 3.004 100 Min Bc, trong đó: 351 39,17 906 52,74 591 19,67 - ĐB Sông Hồng 118 13,16 530 30,85 25 0,84 - Đông bắc 72 8,00 165 9,61 158 5,27 - Tây bắc 10 1.49 20 1,16 257 8,55 - Bắc Trung bộ 151 16,85 191 11,12 151 5,02 Min Nam, trong đó: 545 60,83 812 47,26 2.413 80,33 - DH Nam Trung bộ 124 13,84 116 6,75 222 7,39 - Tây nguyên 125 13,84 99 5,54 274 9,12 - Đông Nam bộ 254 28,34 476 27,7 1.796 59,79 - ĐB sông Cửu Long 42 4,68 101 5,87 121 4,03

Cảng

Vùng công nghiệp

Ngành đã hình thành các trung tâm chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu tập trung ở các vùng Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương, khu công nghiệp Phú Tài ở Qui Nhơn - Bình Định, Quảng Nam- Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hà Nội - Bắc Ninh - Nam Định. Thể hiện rõ qua sơđồ phân bổ vị trí các doanh nghiệp chế biến gỗ có qui mô lớn sau đây:

Hình 2.1: Vị trí phân bố các nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn theo các vùng

[Nguồn: 3, tr.15]

Về thị trường, đồ gỗ Việt Nam đã được xuất khẩu sang 120 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Hoa Kỳ, EU và Nhật bản đã trở thành thị trường trọng điểm xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗđứng vị trí số một trong các mặt hàng lâm sản xuất khẩu của nước ta. Theo thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước luôn tăng, thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2011

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 - Giá trị

(Triệu USD) 219 334 435 567 1.154 1.562 1.931 2.503 2.654 2.628 3.435 3.930 -Tốc độ tăng

trưởng (%) - 52,5 30,2 30,3 103,5 35,3 23,6 29,6 6 (0,9) 28,1 14,4

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê, 2012

[

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, Việt Nam đang phải nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu gỗ, khoảng 70-80% nhu cầu nguyên liệu mỗi năm. Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, mỗi năm Việt Nam chỉ khai thác khoảng 200 nghìn m3 gỗ rừng tự nhiên. Để cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ cho chế biến, ngành lâm nghiệp đã cơ bản thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng [20], chính vì vậy trong giai hiện tại Chính phủđã khuyến khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu hợp pháp từ các thị trường bên ngoài phục vụ hoạt động sản xuất và xuất khẩu thành phẩm. Nguyên liệu gỗđược nhập khẩu chủ

yếu từ các nước Đông Nam Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương và Châu Âu. Các nước xuất gỗ cho Việt Nam với lượng lớn trong thời gian gần đây gồm Lào, Malaysia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand, Brazil…

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ và gỗ của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 (Đơn v tính: triu USD)

Năm Gỗ xẻ Gỗ thô Gỗ ván sợi Tổng giá trị 2001 56.49 68.42 14.31 139.22 2002 118.26 77.66 19.98 215.90 2003 147.31 135.61 23.67 306.59 2004 229.57 198.50 44.52 472.59 2005 295.26 201.44 59.52 556.22 2006 365.10 204.82 76.80 646.72 2007 447.70 291.05 107.05 845.80 2008 438.88 353.34 131.43 923.65 2009 359.82 240.80 123.66 724.28 2010 437.61 236.05 147.57 821.23

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, Tổng cục thống kê, 2010.

* Tóm lại: Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển nếu như giai đoạn đầu hoạt động của ngành mang tính tự phát, khép kín, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho các ngành liên quan trong phạm vi nội địa, hiệu quả kinh tế thấp. Kể từ năm 2000 hoạt động của ngành bắt đầu đi vào ổn định và tìm kiếm hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên chỉ trong vòng một thập niên (2000–2010), ngành chế biến đồ gỗ đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục, hoạt động của ngành đã bắt đầu đi vào quy cũ, có kế hoạch và định hướng. Có thể khẳng định rằng ngành chế biến đồ gỗ vẫn chưa khai thác đúng hiệu quả tiềm lực vốn có, do vậy các doanh nghiệp trong ngành và ngay bản thân ngành cần phải chủđộng hơn nữa trong các khâu cung ứng, sản xuất và phân phối để đưa ngành phát triển hiệu quả

và bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 67 - 70)